Liệu Thuốc Cảm Cúm Có đem Lại Hiệu Quả Như Mong đợi? - Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Sản phẩm dành cho người lớn
Cảm - sổ mũi- Hapacol Cảm cúm
- Hapacol Capsules
- Hapacol Flu day
- Hapacol CS Day
- Hapacol CF
- Hapacol Sủi
- Hapacol 650
- Hapacol 650 extra
- Hapacol Đau Nhức
- Hapacol Extra
- Hapacol Caplet 500
- Hapacol ACE 500
- Hapacol Blue
Sản phẩm dành cho trẻ em
Cảm – sổ mũi- Hapacol 250 Flu
- Hapacol 150 Flu
- Hapacol 250
- Hapacol Child
- Hapacol 150
- Hapacol 325
- Hapacol 80
Thuốc tri cảm cúm được nhiều người sử dụng để giảm nhẹ các biểu hiện của bệnh cảm cúm . Thế nhưng các loại thuốc này có thật sự hiệu quả? Chúng nên được sử dụng như thế nào? Mời bạn cùng Hapacol tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Cảm cúm là một bệnh đường hô hấp cực kỳ dễ lây lan do virus cúm (influenza A hoặc B) gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông và đầu mùa xuân. Virus cúm tấn công vào cơ thể bằng cách lây lan qua đường hô hấp trên hoặc dưới.
Bước đầu tiên trong điều trị cảm cúm chính là chăm sóc sức khỏe người bệnh thật tốt. Nếu bạn có những triệu chứng cảm cúm nặng như sốt đau nhức toàn thân, ớn lạnh, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi, ăn các thực phẩm lành mạnh và uống nhiều nước hơn.
Một số loại thuốc cảm cúm được sử dụng phổ biến
1. Thuốc kê đơn
Bác sĩ sẽ kê cho bạn vài loại thuốc trị cảm để giảm bớt các triệu chứng và hỗ trợ cơ thể chống lại virus. Bạn nên dùng các loại thuốc này trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu cảm thấy dấu hiệu bệnh. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc xảy ra ở những đối tượng sau đây thường phải sử dụng thuốc cảm cúm kê đơn:
- Trẻ em dưới 5 tuổi
- Người lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên)
- Người mắc bệnh hen suyễn, đái tháo đường hoặc các bệnh mạn tính khác
- Phụ nữ có thai hoặc mới sinh được 2 tuần
- Những người béo phì
- Người có hệ miễn dịch yếu
2. Thuốc không kê đơn (OTC)
Các thuốc hạ sốt, chống dị ứng, thông mũi và thuốc ho có thể giúp bạn kiểm soát những triệu chứng cảm cúm nhưng chúng sẽ không giúp bạn nhanh hết bệnh hơn.
Đầu tiên, bạn cần đọc hướng dẫn sử dụng cẩn thận, có những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt. Ví dụ, một số thuốc kháng histamin có thể làm bạn buồn ngủ nên mọi người thường dùng thuốc cảm cúm này vào buổi tối, trước khi đi ngủ.
Các thuốc điều trị nghẹt mũi có thể làm tăng huyết áp, vì vậy bạn không nên dùng những loại thuốc này nếu mắc bệnh tim hoặc có huyết áp cao. Ngoài ra, các thuốc trị nghẹt mũi còn khiến bạn khó ngủ, bồn chồn hay lo lắng khi dùng vào ban đêm.
Sốt thực chất là một phản ứng tự vệ của cơ thể để đánh bại virus cúm. Điều đó liệu có đồng nghĩa với việc bạn không nên dùng thuốc hạ sốt? Nếu bị sốt nhẹ, dưới 37,8ºC thì bạn có khi không cần uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy tệ hơn, hãy uống thuốc để giúp hạ bớt thân nhiệt.
Sốt làm cho tim, phổi phải làm việc nhiều hơn, do đó người lớn tuổi hay người mắc bệnh về tim hoặc phổi nên sử dụng thuốc giúp hạ sốt. Trường hợp vẫn còn sốt cao hoặc bệnh không đỡ hơn sau 2–3 ngày, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
3. Thảo dược
Hoa cúc tím (echinacea) được nhiều người sử dụng để chữa cảm cúm mặc dù các nghiên cứu vẫn chưa kết luận chúng có tác dụng trong điều trị cảm lạnh hay cảm cúm hay không. Tuy nhiên, không ai biết chắc rằng loại hoa cúc tím nào là tốt nhất, bộ phận sử dụng, thành phần hoạt chất và lượng cần dùng là bao nhiêu.
Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất cây cơm cháy (Eldberry) có hiệu quả khi dùng trong vòng 24–48 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu có triệu chứng cảm cúm. Hiện vẫn chưa phát hiện thấy bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng thảo dược này trong 5 ngày hoặc ít hơn.
Một số thảo dược khác khá hữu ích cho bệnh cảm cúm bao gồm:
- Kẹo ngậm với chiết xuất từ cây slippery elm: có thể giúp giảm đau họng và ho.
- Trà gừng: giúp giảm cảm giác buồn nôn.
Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào xác minh các phương pháp điều trị bằng thảo dược này thực sự có tác dụng chống lại bệnh cảm cúm. Trước khi muốn thử dùng bất kỳ thảo dược nào, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
4. Sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất
Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C và kẽm có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và rút ngắn thời gian bệnh. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy chúng cũng có hiệu quả tương tự trong điều trị cảm cúm.
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị cảm cúm?
Khi có biểu hiện đau nhức cơ thể, bác sĩ sẽ đề nghị bạn nên cho trẻ uống thuốc cảm cúm không cần kê đơn (OTC) như paracetamol hoặc ibuprofen. Lưu ý, không dùng aspirin cho trẻ em dưới 19 tuổi vì có thể liên quan đến hội chứng Reye gây tử vong. Để tránh đau dạ dày, hãy cho trẻ uống ibuprofen chung với thức ăn.
Khi trẻ bị cảm cúm gặp các dấu hiệu dưới đây, bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất ngay lập tức:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi và bị sốt từ 38ºC trở lên
- Trẻ sốt 39 độ C trở lên
- Sốt cao hơn 40ºC
- Bị bệnh nặng, buồn ngủ hoặc quấy khóc, có biểu hiện bất thường, sốt kéo dài hơn 24 giờ (trẻ dưới 2 tuổi) hoặc 3 ngày (ở trẻ lớn hơn) hoặc sốt cao hơn
- Có những vấn đề y khoa khác, các triệu chứng khác hoặc có cơn động kinh
- Nôn hoặc đau bụng
- Đau tai hoặc có các triệu chứng không điển hình của cúm
Nguồn tham khảo:
What Is the Flu? https://www.webmd.com/cold-and-flu/what-is-flu#1
How to Treat the Flu. https://www.webmd.com/cold-and-flu/over-the-counter-flu-remedies#1
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Các bài viết khác8 vấn đề về cảm cúm mà bạn nên nắm rõ
Cảm cúm là một trong các bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất hiện nay trên thế giới là. Đa số mọi người... Xem chi tiết >>Làm thế nào để chữa cảm cúm cho bà bầu an toàn?
Chữa cảm cúm cho bà bầu là một thử thách tương đối khó của nền y học vì các phương pháp điều... Xem chi tiết >>Phòng ngừa trẻ nhỏ bị cảm cúm, bố mẹ nên làm gì?
Người lớn bị cảm cúm đã mệt, trẻ nhỏ bị bệnh lại còn mệt hơn. Ngoài ra, trẻ bị cảm cúm sẽ... Xem chi tiết >>Chữa cảm lạnh không dùng thuốc có hiệu quả như mong đợi?
Ngày nay, bạn có rất nhiều lựa chọn cho việc chữa cảm lạnh, bao gồm cả dùng thuốc hoặc không dùng thuốc.... Xem chi tiết >>Hắt hơi sổ mũi ở mẹ bầu: làm sao mới an toàn?
Bởi sức đề kháng yếu, mẹ bầu có thể dễ dàng bị hắt hơi sổ mũi. Nhằm đảm bảo an toàn cho... Xem chi tiết >>Tinh dầu có thể giảm bớt triệu chứng sốt hiệu quả không?
Tinh dầu được chiết xuất từ thực vật. Theo nghiên cứu, một số loại tinh dầu có đặc tính chữa trị một... Xem chi tiết >> Sản phẩm liên quanHapacol 250
Thuốc bột sủi bọt.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Cảm cúm
Viên nén.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol Sủi
Viên nén sủi bọt.
Hộp 4 vỉ x 4 viên.
Hapacol 650
Viên nén.
Hộp 10 vỉ x 5 viên.
Hapacol Capsules
Viên nang cứng
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Tin nổi bật
10 cách giảm đau mỏi cơ bắp chân, bắp tay tại nhà hiệu quả Nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh sởi Đau đầu: Dấu hiệu thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị Hiểu rõ về sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Dấu hiệu, triệu chứng cụ thểTừ khóa » Thuốc Cảm Buồn Ngủ
-
Khi Uống Thuốc Cảm, Tại Sao Hay Buồn Ngủ?
-
Tại Sao Uống Thuốc Cảm Cúm Gây Buồn Ngủ?
-
Thuốc Gây Mệt Mỏi, Buồn Ngủ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Khi Uống Thuốc Cảm, Tại Sao Hay Buồn Ngủ? - Báo Phú Thọ
-
Coi Chừng Thuốc Gây Mệt Mỏi, Buồn Ngủ
-
Giải Mã Lý Do Uống Thuốc Cảm Cúm Gây Buồn Ngủ
-
Thận Trọng Với Một Số Loại Thuốc Gây Buồn Ngủ | VIAM
-
Panadol Cold Flu (15 Vỉ X 12 Viên/hộp) - Alphabet Pharma
-
Những Lưu ý Khi Dùng Thuốc Cảm Cúm - VnExpress Sức Khỏe
-
Buồn Ngủ Kém Tỉnh Táo Do Uống Thuốc Cảm
-
Thuốc Trị Cảm Cúm Decolgen ND Không Gây Buồn Ngủ (Hộp 25 Vỉ X 4 ...
-
Khi Uống Thuốc Cảm, Tại Sao Hay Buồn Ngủ? - Báo An Giang Online
-
Lưu ý Khi Dùng Thuốc Giảm đau Gây Buồn Ngủ | Vinmec
-
Tại Sao Uống Thuốc Kháng Sinh Xong Thấy Mệt, Buồn Ngủ, Cảm Giác ...