Thuốc Gây Mệt Mỏi, Buồn Ngủ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Ta cần biết, bất cứ thuốc nào, kể cả vitamin được cho là thuốc bổ đều có khả năng gây tai biến cho người sử dụng nó nếu không được dùng đúng cách, đúng liều, và đặc biệt khi cả dùng đúng cách, đúng liều. Những bất lợi do dùng thuốc gây ra được gọi chung là “Phản ứng có hại của thuốc” (người nước ngoài gọi ADR do chữ viết tắt của Adverse Drug Reactions). ADR còn được gọi bằng tên khác như tác dụng phụ, tác dụng ngoại ý, tác dụng không mong muốn. Có loại ADR thường xảy, có liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc, như thuốc kháng histamin thế hệ 1 (promethazin, alimemazin, clorpheniramin) gây ADR buồn ngủ kèm theo mệt mỏi. Điều rất đáng lưu ý ở đây là người dùng thuốc nếu dùng kháng histamin thế hệ 1 do buồn ngủ thì không được lái xe, vận hành máy móc, nói chung là tránh làm việc đòi hỏi sự tỉnh táo đúng mực. Đặc biệt, một số thuốc trị bệnh cảm cúm hiện nay, ngoài chứa hoạt chất giảm đau, hạ sốt để giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng bệnh thì thuốc này còn chứa chất chống dị ứng có tên là clorpheniramin thuộc nhóm kháng histamin thế hệ 1. Đương nhiên, thuốc trị cảm cúm loại này sẽ gây buồn ngủ.
Cũng cần lưu ý, các thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương cũng có thể gây ADR buồn ngủ kèm mệt mỏi. Đó là các thuốc: thuốc an thần gây ngủ benzodiazepin (diazepam, lorazepam, triazolam…), thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline, nortriptyline, clomipramine…), thuốc trị tăng huyết áp (như thuốc chẹn beta: atenolol, metoprolol, nadolol…), thuốc giảm đau opioid (codein, tramadol...), thuốc chống động kinh (phenytoin, valproat, carbamazepin…).
Có nhiều thuốc gây mệt mỏi chủ yếu. Đó là một số thuốc chống ung thư (như cyclophosphamid, cisplatin, bleomycin…). Bởi vì đây là những thuốc gây độc tế bào, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài tiêu diệt các tế bào ung thư, các thuốc này còn gây ra những tác hại đến các tế bào lành tính và gây ra tình trạng mệt mỏi cho người bệnh.
Khi bị bệnh được điều trị bằng thuốc kháng sinh, cơ thể chúng ta cũng có thể bị mệt mỏi. Sự mệt mỏi này không phải do thuốc kháng sinh mà xuất phát từ cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Khi bị bệnh nhiễm khuẩn, hệ thống miễn dịch của cơ thể được huy động cật lực chống lại vi khuẩn đòi hỏi phải vận động tiêu hao nhiều năng lượng, chính sự tiêu hao năng lượng này làm cho chúng ta mệt.
Như vậy, ta thấy nhiều thuốc có thể gây mệt mỏi, đặc biệt là gây buồn ngủ. Dùng thuốc mà bị mệt mỏi, buồn ngủ có khi rất nguy hiểm. Bất cứ ai khi đang lái xe đều cần biết rằng, buồn ngủ khi lái xe là trạng thái vô cùng nguy hiểm, vì rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra khi tài xế mất kiểm soát trong tích tắc. Và một trong những nguyên nhân đó là sử dụng thuốc gây buồn ngủ khi đang lái xe. Đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm chỉ vì tài xế ngủ gật hoặc quá mệt mỏi.
Người dùng thuốc nên ghi nhớ, trong các trường hợp bình thường, tác dụng phụ gây buồn ngủ mệt mỏi của thuốc không gây hậu quả gì nghiêm trọng (nếu dùng thuốc trước khi đi ngủ chẳng hạn). Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt như làm việc đòi hỏi sự tập trung là lái xe, vận hành máy móc, xây dựng ở lầu cao thì người dùng thuốc bị mệt mỏi buồn ngủ có khi mắc sai lầm nghiêm trọng trong công việc, gây tai nạn giao thông, tai nạn lao động, có thể tử vong hay gây hại cho người khác. Để tránh sự cố đáng tiếc này, cần làm các việc sau:
Thông báo cho bác sĩ khám bệnh hay dược sĩ phân phối thuốc biết biết nghề nghiệp của mình để bác sĩ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp tránh gây buồn ngủ mệt mỏi. Bởi vì khi đang làm việc với các ngành, nghề mà mệt mỏi buồn ngủ sẽ rất nguy hiểm cho bản thân và cho rất nhiều người khác.
Đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng kèm theo thuốc trước khi dùng thuốc. Đặc biệt, đọc nội dung của: tác dụng phụ tức ADR,những thận trọng khi dùng thuốc, chống chỉ định (tức những trường hợp không được dùng thuốc). Trong các phần này, thường có nêu tác dụng gây buồn ngủ mệt mỏi của thuốc.
Đối với bác sĩ khám chữa bệnh, nhà thuốc nơi cung ứng thuốc, khi chỉ định hay phân phối cho dùng thuốc gây mệt mỏi buồn ngủ, cần cho người bệnh biết về ADR đặc biệt này. Người bệnh rất cần biết rõ nên uống thuốc trong thời gian nào để tác dụng phụ gây buồn ngủ mệt mỏi không ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt để không gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
Từ khóa » Thuốc Cảm Buồn Ngủ
-
Khi Uống Thuốc Cảm, Tại Sao Hay Buồn Ngủ?
-
Tại Sao Uống Thuốc Cảm Cúm Gây Buồn Ngủ?
-
Khi Uống Thuốc Cảm, Tại Sao Hay Buồn Ngủ? - Báo Phú Thọ
-
Coi Chừng Thuốc Gây Mệt Mỏi, Buồn Ngủ
-
Liệu Thuốc Cảm Cúm Có đem Lại Hiệu Quả Như Mong đợi? - Hapacol
-
Giải Mã Lý Do Uống Thuốc Cảm Cúm Gây Buồn Ngủ
-
Thận Trọng Với Một Số Loại Thuốc Gây Buồn Ngủ | VIAM
-
Panadol Cold Flu (15 Vỉ X 12 Viên/hộp) - Alphabet Pharma
-
Những Lưu ý Khi Dùng Thuốc Cảm Cúm - VnExpress Sức Khỏe
-
Buồn Ngủ Kém Tỉnh Táo Do Uống Thuốc Cảm
-
Thuốc Trị Cảm Cúm Decolgen ND Không Gây Buồn Ngủ (Hộp 25 Vỉ X 4 ...
-
Khi Uống Thuốc Cảm, Tại Sao Hay Buồn Ngủ? - Báo An Giang Online
-
Lưu ý Khi Dùng Thuốc Giảm đau Gây Buồn Ngủ | Vinmec
-
Tại Sao Uống Thuốc Kháng Sinh Xong Thấy Mệt, Buồn Ngủ, Cảm Giác ...