Những Lưu ý Khi Dùng Thuốc Cảm Cúm - VnExpress Sức Khỏe

Tư vấn trong "Chương trình tủ thuốc theo mùa" mới đây, các chuyên gia của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương xác định 2 loại cảm cúm thường gặp là cảm cúm thường và cảm cúm có ho. Người bệnh cần căn cứ vào tình trạng cụ thể để chọn thuốc điều trị cho đúng.

Phân biệt bệnh để chọn đúng thuốc

1. Cảm cúm thường có 3 biểu hiện là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và đau nhức mình mẩy. Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần dùng các loại thuốc điều trị cảm cúm 3 thành phần như Phenylephrine, Hydrochloride (PE) để giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi; Paracetamol giúp giảm đau nhức, hạ sốt; Caffeine vừa tránh cơn buồn ngủ vừa giúp tăng hiệu quả giảm đau, hạ sốt của Paracetamol.

2. Cảm cúm có ho thường có 6 triệu chứng là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau rát họng, ho và sốt cao. Bạn nên lựa chọn những loại thuốc có 6 thành phần tương ứng để điều trị như Phenylephrine, Hydrochloride (PE); Paracetamol; Caffeine; Noscapine làm giảm ho; chất giúp long đờm như Terpin Hydrat và Vitamin C. Đây là 6 thành phần hữu dụng để trị cảm cúm có ho. Chủ động bổ sung Vitamin C trong thành phần thuốc sẽ giúp người bệnh lấy lại sức đề kháng nhanh chóng.

Hinh-GD-480-1376897338.jpg
Việc chọn thuốc cảm cúm cần căn cứ vào tình trạng bệnh và đối tượng sử dụng. Ảnh minh họa.

Chọn thuốc điều trị an toàn

1. Chọn thương hiệu tin cậy: Các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trên thị trường thường đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, quy trình sản xuất an toàn cao.

2. Lưu ý hạn sử dụng: Bạn phải kiểm soát thời hạn sử dụng của các loại thuốc mình sắp uống vì thông thường khi một viên thuốc đã bị cắt khỏi vỉ hay thậm chí bóc tách khỏi bao phim thì khó lòng biết được hạn sử dụng chính xác. Điều này không an toàn.

3. Cần nắm rõ các thành phần hoạt chất của từng viên thuốc: Cần biết rõ hoạt chất của từng loại thuốc mình sắp dùng. Việc không nắm rõ cả tên hoạt chất và hàm lượng của hoạt chất dễ dẫn đến khả năng quá liều khi kết hợp cùng một hoạt chất trong các toa thuốc khác mà bản thân người dùng không biết.

4. Cẩn thận khi dùng thuốc trị cảm cúm gây buồn ngủ: Có nhiều loại thuốc trị cảm cúm có thành phần gây buồn ngủ là chất kháng Hisatmin như Chlorphéniramine maléate. Vì tác dụng phụ đó nên những người vận hành máy móc hay tàu xe, họp hành, học tập không nên dùng.

5. Hiểu rõ thuốc cảm có caffeine không gây buồn ngủ: Các loại thuốc cảm không gây buồn ngủ thường có chứa thành phần caffeine, thích hợp với những người luôn cần tỉnh táo để làm việc, học hành, di chuyển...

Chuẩn bị tủ thuốc gia đình trong mùa cảm cúm

1. Vị trí đặt tủ thuốc: Đặt nơi thoáng mát, tránh đặt nơi có nhiệt độ nóng bức như nhà bếp. Không đặt tủ thuốc gần cửa sổ và tránh ánh nắng trực tiếp hay đặt trong môi trường ẩm thấp không có lợi cho việc bảo quản và duy trì chất lượng thuốc.

2. Giữ vệ sinh: Nên thường xuyên dọn dẹp tủ thuốc để loại bỏ các loại thuốc đã quá hạn sử dụng, mua mới những thuốc cần thiết.

3. Tủ thuốc di động ngoài gia đình: Nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi dưới máy lạnh, hay tài xế phải di chuyển từ môi trường nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng đều dễ mắc cảm trong mùa này. Việc chuẩn bị các loại thuốc trị cảm có thành phần caffeine không gây buồn ngủ đề phòng khi mắc bệnh là cần thiết.

4. Chọn lựa thuốc để lưu trữ: Trong mùa cảm cúm, bạn nên lưu trữ cả 2 loại thuốc cảm cúm 3 thành phần và cảm cúm 6 thành phần để đảm bảo có thể đẩy lùi các triệu chứng khó chịu khi mắc bệnh. Bên cạnh đó, lưu trữ đa dạng thuốc cũng giúp bạn chủ động hơn khi trong gia đình có người đột ngột bị cảm cúm.

Ngọc Bích

Từ khóa » Thuốc Cảm Buồn Ngủ