Lộ Giới Là Gì? Các Quy định Về Mốc Lộ Giới, Chỉ Giới Chuẩn Nhất

Lộ giới là gì? Các quy định về mốc lộ giới, chỉ giới chuẩn nhất

Bất động sản và xây dựng đang là ngành rất phát triển trong nền kinh tế của Việt Nam những năm gần đây. Tuy nhiên các khái niệm cơ bản như “lộ giới là gì?” hoặc các quy định liên quan thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài biết này chúng tôi sẽ cũng cấp đến bạn đọc những những thông tin chính xác nhất. Đây là điều cần thiết để bạn có thêm kiến thức và tránh những sai phạm có thể xảy ra.

tim hieu thong tin ve lo gioi

Nội dung bài viết

Toggle
  • Khái niệm cơ bản về lộ giới
    • Lộ giới là gì?
    • Lộ giới hẻm là gì?
    • Mốc lộ giới là gì?
  • Các khái niệm khác về chỉ giới và khoảng lùi
    • Chỉ giới đường đỏ là gì?
    • Chỉ giới xây dựng là gì?
    • Khoảng lùi là gì?
    • Chiều cao công trình xây dựng là gì?
  • Quy định về khoảng lùi công trình, xây nhà cách lộ giới bao nhiêu
  • Cách xác định mốc lộ giới cho một khu đất ở
  • Phần đất dính lộ giới được giải quyết như thế nào

Khái niệm cơ bản về lộ giới

Lộ giới là gì?

Lộ giới là từ mà các cơ quan quản lý nhà nước dùng để chỉ ranh giới phục vụ công tác quy hoạch mở rộng, xây dựng mới các tuyến đường, con hẻm. Lộ giới được tính bằng mét dài và được đo từ tim đường sang 2 bên tới điểm cuối cùng của chiều rộng thuộc con đường đó. Vì còn khoảng lưu không từ mép lòng đường đến điểm chỉ lộ giới.

Lộ giới cũng sẽ có thể được gọi là chỉ giới đường đỏ. Chi tiết về loại chỉ giới này chúng tôi sẽ phân tích chi tiết hơn ở phía dưới.

mat cat minh hoa lo gioi duong
Mặt cắt minh họa lộ giới đường

Lộ giới hẻm là gì?

Đường hẻm (ngõ) là các tuyến đường phục vụ giao thông nội bộ khu vực và có lộ giới nhỏ hơn 12m.  Đường hẻm được chia thành các loại: hẻm chính, hẻm nhánh, hẻm cụt và lối đi chung.

Muốn biết nhà trong hẻm đang xây dựng có vi phạm quy hoạch lộ giới hay không thì chỉ cần nhìn vào bảng ghi tên hẻm và số mét lộ giới được gắn trên các cột ở đầu mỗi con hẻm. Nếu công trình chưa đảm bảo đủ lộ giới thì khi cải tạo, xây dựng lại phải lùi vào số mét còn thiếu so với quy hoạch.

cot moc lo gioi hem
Hình ảnh thực tế cắm cột mốc có ghi lộ giới hẻm tại TP HCM

Mốc lộ giới là gì?

Mốc lộ giới hay mốc giới là cách để người ta đánh dấu phần khoảng lộ giới và đất thuộc sở hữu của người dân. Điều này có ý nghĩa đánh dấu phần đất đó có thể mở đường hoặc mở hẻm. Đồng thời nó cũng cảnh bảo người dân không được xây dựng các công trình kiên cố trong phạm vi hoặc vượt qua mốc lộ giới. Từ đó đảm bảo được mỹ quan, thuận tiện cho công tác quản lý và lợi ích của người dân.

moc lo gioi

Quy định về khoảng cách cắm mốc giới:

– Khu dân cư trung tâm, thị trấn, huyện, xã: 100m/1 cột mốc lộ giới.

– Khu ruộng đồng, đồi núi, khu vực thưa dân cư: tùy địa hình, cự ly khoảng 500-1000m/1 cột mốc lộ giới.

– Khu vực địa hình hiểm trở: chỉ cắm tại một số điểm để cơ quan chức năng có căn cứ quản lý hành lang an toàn đường bộ.

Các khái niệm khác về chỉ giới và khoảng lùi

Một số thuật ngữ và khái niệm khác cũng liên quan đến lộ giới đó là: chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và khoảng lùi. Những từ ngữ này đã được giải thích cụ thể trong Luật xây dựng 2014 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN01:2019/BXD. Quy chuẩn được ban hành kèm thông tư số 22/2019/TT-BXD. Cụ thể như sau:

Chỉ giới đường đỏ là gì?

Đây là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa. Mục đích để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.

Chỉ giới xây dựng là gì?

Cũng là đường ranh dưới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa. Nhưng mục đích để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình (phần nổi và phần ngầm) và phần đất lưu không.

Khoảng lùi là gì?

Chính là khoảng không gian giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.

ban ve mat cat duong lo gioi 21m
Minh họa các chỉ giới và khoảng lùi qua bản vẽ mặt cắt đường có lộ giới 21m

Chiều cao công trình xây dựng là gì?

Là chiều cao tính từ cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của công trình (kể cả mái tum và mái dốc). Đối với các công trình có nhiều cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao này được tính từ cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt.

Các thiết bị kỹ thuật trên mái như: ăng ten, cột thu lôi, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại, ống khói, ống thông hơi, chi tiết kiến trúc trang trí sẽ không tính vào chiều cao công trình.

khong lui cong trinh
Minh họa khoảng lùi công trình so với lộ giới đường

Quy định về khoảng lùi công trình, xây nhà cách lộ giới bao nhiêu

Cũng theo QCVN01:2019/BXD thì công trình nhà ở có thể không cần lùi hoặc bị lùi so với chỉ giới đường đỏ tùy thuộc vào bề rộng vủa đường và chiều cao của công trình. Cụ thể tại bảng sau:

Lộ giới đường tiếp giáp

với lô đất xây dựng công trình (m)

Chiều cao công trình xây dựng (m)
≤ 19 19 – 22 22 – 28 ≥ 28
< 19 0 3 4 6
19 – 22 0 0 3 6
≥ 22 0 0 0 6

Cách xác định mốc lộ giới cho một khu đất ở

Để xác định mốc lộ giới cho một khu đất ở nói chung thì cần trải qua 4 bước:

Bước 1: Quan sát tổng quan khu đất chuẩn bị mua bán hoặc xây dựng. Xác định các cột mốc lộ giới và các biển báo, kí hiệu được đặt ở 2 bên đường.

Bước 2: Từ cột mốc đã tìm ra, xác định lộ giới của tuyến đường tính từ tim đường sang 2 bên. Lúc này sẽ biết được chính xác phần diện tích đất thực tế có thể được cấp sổ đỏ và xây dựng công trình.

Bước 3: Từ lộ giới tính toán khoảng lùi phù hợp với độ rộng của tuyền đường. Đảm bảo khoảng lùi đúng theo quy định của các cơ quan nhà nước

Bước 4: Khi đã xác định được khoảng lùi thì sẽ tìm được chỉ giới xây dựng. Xây dựng công trình bên trong phần chỉ giới xây dựng sẽ được tính là hợp pháp.

Phần đất dính lộ giới được giải quyết như thế nào

Phần đất nếu chủ nhà đã sử dụng ổn định từ trước thời điểm cắm mốc lộ giới thì trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có thể được xem xét để công nhận. Tuy nhiên, phần diện tích đó (vượt ra khỏi mốc lộ giới) sẽ được ghi trong mục ghi chú của sổ đỏ là: “Thửa đất thuộc hành lang bải vệ an toàn coobng trình giao thông đường bộ”.

Về vấn đề bồi thường, giải phóng và thu hồi đã được quy định tại điều 75 của Luật đất đai 2013. Tuy nhiên phải đảm bảo các điều kiện sau.

– Đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm

– Đất có các giấy chứng nhận về: quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở hoặc sở hữu các tài sản khác gắn liền với đất.

– Nếu giao dịch mua, bán, chuyển nhượng trước thời gian công bố lộ giới thì sẽ được bồi thường 100%. Nếu giao dịch diễn ea sau thời gian công bố lộ giới nhưng ngôi nhà, tài sản gắn liền với đất đã tồn tại từ trước đó thì khi công bố sẽ chỉ được bồi thường 50%.

Từ khóa » Cắt Lộ Giới Là Gì