Lộ Giới Là Gì? Cách Xác định Lộ Giới Chuẩn Nhất Hiện Nay - CafeLand

Lộ giới là gì?

Lộ giới là gì? là ranh giới quy hoạch mở đường hoặc mở hẻm trên đất trong khu vực. Một cách dễ hiểu thì lộ giới là điểm mốc tính từ tâm đường ra hai bên mép đường.

Lộ giới là gì?

Để người dân dễ nhận biết, phân biệt được phần đất được xây dựng và phần đất quy hoạch, người ta thường đóng cọc đỏ ở hai bên đường. Mục đích cảnh báo người dân, không được xây phép dựng các công trình kiên cố trong phạm vi mốc lộ giới.

Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa. Mục đích để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.

Cách xác định lộ giới

Chỉ giới xây dựng: là đường ranh dưới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, giúp phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình (phần nổi và phần ngầm) và phần đất lưu không.

Khoảng lùi: là khoảng không gian giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.

Cách xác định lộ giới

Để xác định mốc lộ giới cho một khu đất ở nói chung thì cần trải qua 4 bước:

Bước 1: Quan sát tổng quan khu đất chuẩn bị mua bán hoặc xây dựng. Xác định các cột mốc lộ giới và các biển báo, kí hiệu được đặt ở 2 bên đường.

Bước 2: Từ cột mốc đã tìm ra, xác định lộ giới của tuyến đường tính từ tim đường sang 2 bên. Lúc này sẽ biết được chính xác phần diện tích đất thực tế có thể được cấp sổ đỏ và xây dựng công trình.

Bước 3: Từ lộ giới tính toán khoảng lùi phù hợp với độ rộng của tuyền đường. Đảm bảo khoảng lùi đúng theo quy định của các cơ quan nhà nước

Bước 4: Khi đã xác định được khoảng lùi thì sẽ tìm được chỉ giới xây dựng. Xây dựng công trình bên trong phần chỉ giới xây dựng sẽ được tính là hợp pháp.

Xây nhà cách lộ giới bao nhiêu thì đạt tiêu chuẩn?

Tùy thuộc vào chiều cao công trình, bề rộng của đường, khi xây dựng nhà ở có thể không cần lùi hoặc lùi so với chỉ giới đường đỏ.

Lộ giới đường tiếp giáp với

lô đất xây dựng công trình (m)

Chiều cao công trình xây dựng (m)

≤ 19

19 – 22

22 – 28

≥ 28

< 19

0

3

4

6

19 – 22

0

0

3

6

≥ 22

0

0

0

6

- Với tuyến đường lộ giới dưới 19m, công trình xây dựng đó cũng có độ cao dưới 19m thì không cần phải cách lộ giới, có thể xây dựng sát vỉa hè.

+ Công trình xây dựng có độ cao từ 19-22m, thì phải cách lộ giới 3m.

+ Công trình có xây dựng có độ cao từ 22-25m thì khi xây dựng buộc phải lùi vào 4m so với mốc lộ giới.

+ Nếu công trình có độ cao từ 28m trở lên thì phải lùi vào 6m.

Như vậy,công trình càng cao thì càng phải lùi vào sâu hơn so với mốc lộ giới.

- Với tuyến đường lộ giới từ 19-22m, công trình xây dựng cao dưới 22m thì không cần cách lộ giới, có thể xây sát mốc lộ giới.

+ Công trình xây dựng nào cao từ 22-25m sẽ cách mốc lộ giới 3m.

+ Công trình xây dựng nào cao từ 28m thì phải cách mốc lộ giới 6m.

- Với tuyến đường lộ giới từ 22m trở lên, công trình thấp hơn 22m thì không cần cách mốc lộ giới.

+ Công trình xây dựng từ 28m trở lên buộc phải cách mốc lộ giới 6m.

Ngôi nhà nằm trong phần lộ giới nhưng đã tồn tại trước khi có công bố lộ giới thì có được bồi thường?

Theo quy định, những trường hợp mua nhà mà phần diện tích nhà ở và đất nằm trong phần lộ giới không được phép buôn bán và trường hợp này chỉ được bồi thường 50%.

Trường hợp đã bán, tặng, cho, sang nhượng,… bất động sản ở trước thời gian công bố lộ giới thì mặc định sẽ được bồi thường 100%.

Từ khóa » Cắt Lộ Giới Là Gì