Lợi Tích Từ Việc đi Bộ đối Với Người Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới

suy-gian-tinh-mach-co-duoc-di-bo-khong-1

2 tác dụng tuyệt vời từ việc đi bộ cho người suy giãn tĩnh mạch chi dưới

1. Thay đổi tích cực đến não

Theo Brightside, các nghiên cứu cho thấy đi bộ giúp cơ thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, giảm nguy cơ bệnh Alzheimer, giảm căng thẳng thần kinh. Vì vậy mà tinh thân được giải tỏa stress, giúp ích cho việc điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch chân. Người bệnh chỉ cần 15-30 phút đi bộ mỗi ngày, sức khỏe được cải thiện tổng thể.

2. Giúp kiểm soát cân nặng

Như bạn đã biết, một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch là do cân nặng quá cỡ. Vì vậy việc đi bộ mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát được cân nặng, ngăn ngừa béo phì và cho phép duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng và giúp điều hòa sự trao đổi chất trong cơ thể. Tránh được 50% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Đi bộ tác động cải thiện suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Việc đi bộ sẽ giúp dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim. Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông. Hoạt động đi bộ sẽ giúp giảm các triệu chứng lâm sàng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân mãn tính đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày sẽ có nguy cơ loét chân cao hơn so với những người duy trì hoạt động thể dục trên 10 phút mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã nói như vậy, vì thế người bệnh nên duy trì thói quen đi bộ.

Một số lưu ý khi đi bộ cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Việc đi bộ thì người bệnh cũng cần có những vấn đề lưu ý. Đối với những bệnh nhân chưa có thói quen đi bộ thì nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần thời lượng và quãng đường đi bộ. Thời gian đầu có thể sẽ thấy khó chịu hoặc đau chân , nhưng về sau sẽ cải thiện dần. Đi bộ cần sự di chuyển linh hoạt của cổ chân mới mang lại hiệu quả cao.

Với những người bị loét chân do suy tĩnh mạch thì vận động cổ chân sẽ bị hạn chế nên cần được vật lý trị liệu cổ chân và liệu pháp giảm đau trước khi đi bộ.

Đọc thêm về:

Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch ở tay

Từ khóa » Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới Có Nên đi Bộ Không