Lụa Tơ Tằm Việt Nam Tỏa Sáng Trong Vai Trò Sứ Giả Ngoại Giao
Có thể bạn quan tâm
Nghề ươm tơ dệt lụa ở Việt Nam tồn tại và phát triển gắn liền với lịch sử và văn hóa từ hàng nghìn năm nay. Với đặc tính mịn mượt, bền đẹp, có tính thích nghi cao, thân thiện với môi trường…chất liệu tơ lụa tự nhiên của Việt Nam được nhiều nước rất ưa chuộng. Công nhận giá trị đích thực của lụa tơ tằm Việt Nam, Đại sứ quán Italia đã chọn thời trang Lụa làm cầu nối cho tình hữu nghị bền chặt giữa Italia và Việt Nam.
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Tại Tuần lễ thời trang đặc biệt vừa diễn ra ở vườn hoa Diên Hồng, Hà Nội,18 nhà thiết kế danh tiếng của Việt Nam và Italia mang đến những bộ sưu tập trên chất liệu lụa đầy phong cách và ấn tượng.Khai thác tối đa đặc tính của chất liệu thời trang cao cấp này, các nhà thiết kế như Cao Duy, Ngọc Hân, Phương Thanh, Duy Mẫn, Minh Hạnh hay đến từ Italia như Claudio Monte, Bianco Levrin… đã sáng tạo những bộ trang phuc Thu Đông với phong cách ấn tượng riêng nhưng cùng nhấn vào chủ đề “Bền vững”. Sự mềm mại mà rực rỡ, nhẹ mà bền, bóng đẹp mà tự nhiên của lụa làm nổi bật vẻ đẹp quý phái, quyến rũ và không kém phần thanh lịch của người mặc.
Lụa tơ tằm- chất liệu cao cấp làm nên những trang phục thanh lịch quý phái |
Chuyên gia thời trang nổi tiếng của Italia Gaudio Monte chia sẻ, sự gặp gỡ giữa dòng lụa tơ tằm Việt Nam và lụa Italia là sự tương tác thú vị giữa giá trị văn hóa phương Đông và phương Tây: “Tôi rất vui được mang đến Việt Nam 2 bộ sưu tập. Một là những trang phục may sẵn với họa tiết vẽ tay trên nền màu sắc lụa đặc biệt. Bộ sưu tập thứ hai cũng sử dụng chất liệu lụa nhưng với họa tiết thêu. Để tạo nên thương hiệu thời trang đẳng cấp thì cần phải có chất liệu may mặc cao cấp. Và lụa đã đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó. Tôi mang Lụa Italia đến đây để giao lưu với Lụa Việt Nam. Một cuộc gặp gỡ kết nối nhân duyên tuyệt vời”.
Khăn lụa tơ tằm Việt Nam được khách nước ngoài rất ưa chuộng |
Còn Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Italia tại Việt Nam Cecilia Piccioni nhấn mạnh, đây là cơ hội để tôn vinh giá trị văn hóa của ngành nghề dệt lụa thủ công có từ bao đời nay ở Việt Nam, qua đó làm nổi bật lên chủ đề xuyên suốt trong quan hệ ngoại giao Việt Nam – Italia, gói gọn trong hai từ “Bền vững”:
”Sở dĩ chúng tôi chỉ chọn chất liệu Lụa cho sự kiện thời trang đặc biệt này chính bởi giá trị cao quý của nó. Lụa tơ tằm, biểu trưng sự mềm mại, bền, tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong ngành thời trang. Vì thế, hình ảnh của lụa đặc biệt phù hợp cho chủ đề Bền vững. Tôi muốn nhấn mạnh yếu tố bền vững trong mọi mặt. Bền vững trong bảo vệ môi trường, bền vững trong phát triển kinh tế, bền vững trong các mối quan hệ giữa con người và bền vững trong sự hợp tác tin tưởng lẫn nhau.” Đại sứ Italia nói.
Trang phục bằng chất lụa tơ tằm đến từ nhà thiết kế Italia GaudioMonte |
Trong khuôn khổ tuần lễ tôn vinh vẻ đẹp của Lụa truyền thống, nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh vinh dự được chính phủ Italia trao tặng Huân chương Hiệp sĩ vì những nỗ lực không ngừng nghỉ trong lĩnh vực thời trang, quảng bá văn hoá, vẻ đẹp đất nước Italia và Việt Nam.
Nói về sự kiện thời trang đa sắc màu này, nhà thiết kế Minh Hạnh chia sẻ: “Việc chọn chất liệu Lụa đã tạo ra một diện mạo mới cho thời trang Việt Nam, nằm trong dòng chảy lớn của thời trang thế giới. Chúng tôi mong muốn rằng thời trang Việt Nam sẽ phát triển xứng đáng hơn nữa dựa trên giá trị truyền thống. Bởi những truyền thống trong chất liệu là yếu tố cốt lõi để chúng ta phát triển song hành với giá trị thời đại, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang. Chúng tôi, những nhà thiết kế sẽ tiếp tục tạo ra những gía trị mới cho tơ lụa Việt Nam bằng sự sáng tạo.”
Nữ đai sứ Italia Cecilia Piccioni ( ngoài cùng trái), nhà thiết kế ClaudioMonte ( thứ 2 từ phải) tại trienr lãm Quy trình ươm tơ dệt lụa ở 18 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội |
Triển lãm “Quy trình ươm tơ dệt lụa” và Tuần lễ thời trang Lụa Thu đông 2018 tổ chức trong khuôn khổ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Italia còn là dịp để công chúng biết hơn các bước để tạo nên một tấm lụa Việt Nam óng ả quý giá, để qua đó trân quý thêm một nét đẹp văn hóa dân tộc. Còn những làng nghề có cơ hội quảng bá cho nghề ông cha truyền lại của mình. Quan trọng hơn, những sự kiện như thế sẽ giúp tạo nên một sự hợp lực giữa những người làm tơ lụa, nhà sản xuất và nhà thiết kế thời trang.
Các nghệ nhân làm lụa đến từ làng Nha Xá (Hà Nội ) và làng Mẹo (Hưng Hà, Thái Bình) |
Ông Huỳnh Tấn Phước, giám đốc thương hiệu lụa Nhật Minh của Bảo Lộc Lâm Đồng cho biết: “Vùng đất Bảo Lộc được thiên nhiên ưu đãi, có khí hậu phù hợp với nghề nuôi tằm, nên có kén tằm quanh năm. Điều đó ổn định về nguyên liệu để cho các nhà ươm tơ sản xuất lụa. Sự kiện thời trang này sẽ giúp ngành ươm tơ dệt lụa của Việt Nam nói chung và Bảo Lộc nói riêng vươn ra xa hơn thế giới. Để phát triển ngành này, tôi mong muốn làm tốt hơn và tiếp tục hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để tạo ra những sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng”.
Con tằm ăn lá sắn cho ra tơ trắng, ăn lá dâu sẽ ra tơ vàng |
Nhận đinh về tiềm năng phát triển của thời trang của Việt Nam, nhà thiết kế Italia Bianco Levrin cho rằng: “Ngoài tay nghề của các nghệ nhân, Việt Nam còn có nhiều chất liệu quý để tạo nên dòng thời trang cao cấp. Bên cạnh đó, lĩnh vực thời trang của Việt Nam rất có tiềm năng vì các bạn có đông đảo những nhà thiết kế trẻ, tài năng, có phong phú nguồn nguyên liệu từ làng nghề dệt lụa. Để Việt Nam có nền công nghiệp thời trang chất lượng cao thì các bạn cũng cần biết kết hợp khéo léo yếu tố văn hóa vốn có, với xu hướng thời trang thế giới.”
Có thể thấy, ngành tơ lụa Việt Nam không ít lần trải qua khủng hoảng, thăng trầm. Điều đó không chỉ làm tổn thương ngành công nghiệp thời trang Việt Nam mà cho những làng nghề ươm tơ dệt lụa truyền thống. Vì thế, qua những sự kiện vừa diễn ra là cơ hội để người nông dân, nghệ nhân và những người làm trong lĩnh vực thời trang gửi đi thông điệp rằng cái gì thuộc về văn hóa, về truyền thống dân tộc thì giá trị cũng như vẻ đẹp của nó sẽ luôn trường tồn. Và lụa tơ tằm truyền thống của Việt Nam xứng đáng được tôn vinh là sứ giả ngoại giao - một hình ảnh đẹp tự nhiên, mềm mại biểu trưng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.
Từ khóa » Hình ảnh Dệt Tơ Tằm
-
Ngàn Năm Sóng Lụa Tằm Tơ
-
Thăm Làng Nghề Hơn 400 Năm Tuổi Lụa Tơ Tằm Mã Châu
-
12 Kiểu Dệt Lụa Tơ Tằm Phổ Biến, Có Thể Sản Xuất ở Việt Nam
-
Một Số Làng Lụa Tơ Tằm Nổi Tiếng ở Việt Nam
-
Lụa Tơ Tằm Việt Nam – Tinh Hoa Văn Hóa Dân Tộc
-
Lụa Tơ Tằm Việt Nam – Giá Trị Tinh Hoa Văn Hóa Người Việt
-
[Photo] Nghề ươm Tơ, Dệt Lụa Làng Cổ Chất Nổi Danh ở đất Thành Nam
-
Nghề Dệt Lụa Tơ Tằm - Định Hướng Tương Lai Từ Nền Tảng Truyền Thống
-
Quy Trình Sản Xuất Lụa Tơ Tằm Như Thế Nào - Xưởng áo Thun Atlan
-
Quy Trình Sản Xuất Lụa Tơ Tằm Diễn Ra Như Thế Nào?
-
Lụa Tơ Tằm - Ninh Khương
-
Lụa Tơ Tằm Là Gì?Kháp Phá Chất Liệu Lụa Tơ Tằm
-
TỔNG QUAN VỀ NGHỀ SẢN XUẤT LỤA TƠ TẰM - Bá Minh Silk