Nghề Dệt Lụa Tơ Tằm - Định Hướng Tương Lai Từ Nền Tảng Truyền Thống

1. Nghề dệt lụa tơ tằm là làm gì? - Người thổi hồn dân tộc vào từng đường tơ sợ chỉ

Nghề dệt nói chung và nghề dệt lụa nói riêng là một trong những công việc lâu đời nhất tại Việt Nam. Nghề dệt lụa tơ tằm có nguồn gốc lâu đời bắt nguồn từ Trung Hòa cách đây khoảng hơn 3000 năm trước. Sau một thời gian dài phát triển và lan tỏa, công việc này đã dần du nhập vào Việt Nam và trở thành một trong những công việc nổi tiếng được ưa chuộng thời xưa. 

Nhắc đến nghề dệt lụa tơ tằm tại Việt Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến những thiếu nữ bên khung cửu, những thiếu nữ trồng dâu nuôi tằm, những cô gái đẹp thanh mảnh mảnh phơi lụa bên sông. Lụa tơ tằm vô hình chung trở thành một sản vật, một món quà có giá trị trong đời sống hàng ngày, Nếu như trước đây, lụa là sản phẩm chỉ có tầng lớp quý tộc, quan lại mới đủ sức để mua thì ngày nay ai ai cũng có thể dễ dàng sự hữu một tấm lụa cho mình. 

Nghề dệt lụa tơ tằm là làm gì? - Người thổi hồn dân tộc vào từng đường tơ sợ chỉ
Nghề dệt lụa tơ tằm là làm gì? - Người thổi hồn dân tộc vào từng đường tơ sợ chỉ

Công nghiệp hóa và tự động hóa phát triển, máy móc đã dần thay thế sức người trong hoạt động “dệt” truyền thống, tuy nhiên, song song với điều này nhiều chất vải ra đời như cotton, thô, ... bù đắp được những khuyết điểm mà vải lụa còn tồn động. Bởi thế nên ngày nay, người ta chủ yếu sử dụng lụa để may áo dài và một số trang phục đặc biệt khác. Xu thế thị trường thay đổi đã khéo theo số lượng người theo nghề cũng giảm đi đa đáng kể. Và nếu không đến trực tiếp những làng nghề dệt lụa truyền thống thì rất khó để thấy các thợ thủ công đang dệt lụa và cũng rất khó để hiểu nghề dệt lụa là làm gì? 

Những người thợ thủ công dệt lụa tơ tằm được gọi là nghệ nhân dệt, họ là những người trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra một tấm lụa hoàn chỉnh từ khâu ươm tơ, kéo sợi cho tới khâu dệt lụa. Nghề dệt lụa tơ tằm so với những công việc khác không quá phổ cập vì lẽ, công việc truyền thống này luôn đòi hỏi người làm sự kiên trì, tỉ mỉ những nỗ lực không ngừng trong công việc. 

Nhất là khi công nghệ hóa cùng sự đa dạng của các loại sợi phát triển đã cạnh tranh gay gắt với nghề dệt cũng như với các sản phẩm dệt lụa tơ tằm truyền thống. Nhiều nghệ nhân không chịu được áp lực và sự cạnh tranh này đã dễ dàng từ bỏ. 

Chưa kể tới, nghề dệt lụa tơ tằm thường đòi hỏi rất cao sự tỉ mỉ cùng sự học hỏi liên tục từ các nghệ nhân, để có thể làm tốt công việc này, người ta sẽ phải bỏ ra một thời gian rất dài để học nghề và làm nghề. Không giống như những công việc khác, sau vài năm đào tạo họ đã có thể ra trường và làm việc thì nghề dệt yêu cầu thời gian và công sức nhiều hơn. Trong khi đó sản phẩm bán ra giá trị nhưng lại kéo người dùng.  Chính vì vậy mà nhiều nghệ nhân trẻ đã bỏ cuộc giữa chừng khiến cho nghề dệt lụa đối diện với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng. 

Việc làm Dệt may - Da giày tại Hà Nội

Dệt lụa đẩy mạnh thương mại hóa
Dệt lụa đẩy mạnh thương mại hóa

2. Nghề dệt lụa tơ tằm và tương lai phát triển nhiều màu sắc

Nghề dệt lụa tơ tằm hiện nay có thể đang phải đối diện với rất nhiều những khó khăn và bất cập trên chặng đường phát triển của mình, cùng với đó là sự thiếu hụt nhân sự, nhu cầu người tiêu dùng, … Tuy nhiên, nghề nghiệp truyền thống mang tính nhân văn cao này hiện nay đã được chú trọng thúc đẩy đầu tư hơn cả. Cụ thể như sau:

Sự phát triển của du lịch đã kéo theo việc thu hút khách thăm quan trong và ngoài nước tăng lên đáng kể, song song với các chuỗi du lịch này, việc lồng các làng nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống vào du lịch cũng được đẩy mạnh. Người ta tới đây không chỉ thăm quan mà còn tìm hiểu về công việc, lựa chọn những sản phẩm phù hợp cho mình. Nổi bật trong số này phải kể tới các làng nghề, các điểm du lịch nổi tiếng như Vạn Phúc, Hội An, …

Cùng với du lịch, việc đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xuất nhập khẩu tơ lụa ra nước ngoài đã tạo nhiều cơ hội mới cho ngành dệt lụa tơ tằm phát triển. Đặc biệt khi kỹ thuật dệt của các nghệ nhân nước ta ngày càng hoàn thiện đã giúp những sản phẩm dệt lụa tơ tằm của Việt Nam ngày càng được nâng cao vị thế cạnh tranh cũng như sở hữu nhiều điểm mạnh trên trường quốc tế. 

 Nghề dệt lụa tơ tằm và tương lai phát triển nhiều màu sắc
 Nghề dệt lụa tơ tằm và tương lai phát triển nhiều màu sắc

Những chính sách của nhà nước đã tác động không nhỏ đến việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển công việc truyền thống vốn đã kén người làm này. Các cuộc thi, những đợt vinh danh được tổ chức thường niên, những chính sách thúc đẩy, hỗ trợ đã tác động không nhỏ đến việc phát triển công việc, ngành nghề truyền thống này. Các sản phẩm dệt lụa tơ tằm truyền thống thường khá kén người mua và giá thành tương đối cao, tuy nhiên, công việc này luôn hứa hẹn một sự phát triển bền bỉ, vững mạnh. Nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống cũng vì thế mang mang trong mình một tầm vóc lớn lao không kém cạnh gì các công việc khác. 

Việc làm Dệt may - Da giày tại Hồ Chí Minh

3. TOP 5 làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng tại Việt Nam - cơ hội vàng cho sự nghiệp của bạn

Lụa tơ tằm tuy rằng rất kén người mua và người làm, tuy nhiên tại nước ta vẫn đã và đang phát triển công việc này với 5 làng nghề nổi tiếng đó là Vạn Phúc (Hà Đông), làng lụa Bảo Lộc (Lâm Đồng), làng lụa Tân Châu (An Giang), làng lụa Hội An và làng lụa Nha Xá tại Hà Nam. 4 làng lụa nổi tiếng này được xem là cơ hội vàng cho những nghệ nhân lụa tơ tằm tương lai. 

3.1. Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội

“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” mỗi khi nhắc đến làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông, người ta lại không tiếc những lời ca ngợi về làng nghề truyền thống nơi đây. Lụa Vạn Phúc vốn đã rất nổi tiếng trong lịch sử, những sản phẩm lụa nơi đây chủ yếu được dâng lên vua chúa, quan lại trong lịch sử. Đây cũng là làng nghề có truyền thống lâu đời nhất trong hệ thống các làng lụa tại Việt Nam. 

TOP 5 làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng tại Việt Nam - cơ hội vàng cho sự nghiệp của bạn
TOP 5 làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng tại Việt Nam - cơ hội vàng cho sự nghiệp của bạn

Ngày nay, làng lụa Vạn Phúc không chỉ phát triển theo định hướng chuyên sản xuất các sản phẩm từ lụa mà còn là điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đặt chân đến làng nghề này, khách du lịch bị choáng ngợp bởi không gian truyền thống được trang trí bởi nhiều màu sắc với chất liệu chính làm từ lụa. Lụa Vạn Phúc mở hội theo từng đợt trong năm đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm.

3.2. Làng lụa Mã Châu - Quảng Nam 

Một làng lụa thứ hai chúng ta không thể bỏ qua là làng lụa Mã Châu ở Quảng Nam, đây cũng là điểm đến du lịch hấp dẫn trong chuỗi du lịch Hội An. Làng nghề này thuộc thành phố Hội An, và là một trong những làng nghề có truyền thống lâu đời với sản phẩm mang nhiều nét đặc trưng riêng. Khác với các làng lụa truyền thống nói chung, tơ lụa Hội An rất chất lượng vì lẽ nơi đây là mảnh đất rất màu mỡ, những cây dầu trồng trên mảnh đất này tươi tốt đã cho ra đời chất lượng lụa vô cùng cao cấp và sang trọng. Đây là điểm công rất lớn mà lụa Hội Anh sở hữu so với các làng nghề khác. 

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trên còn đường bảo tồn và phát triển, nhưng những nghệ nhân nơi đây vẫn luôn cố gắn bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tươi đẹp này. 

3.3. Làng lụa Tân Châu (An Giang)

Lãnh Mỹ A - cái tên thương hiệu đã và đang đi vào lòng những người yêu “Lụa” từ trước đến nay đã giúp làng lụa Tân Châu trở thành một trong những làng nghề nổi tiếng tại nước ta. Nơi đây trong lịch sử là trung tâm tơ lụa lớn nhất Việt Nam. Người ta đã dùng rất nhiều mỹ từ đề ca ngợi vẻ đẹp của nó cũng như ca ngợi vẻ đẹp của những nghệ nhân dệt lụa. 

Làng lụa Tân Châu (An Giang)
Làng lụa Tân Châu (An Giang)

Hình ảnh những cô gái Tân Châu, trồng dâu dệt lụa đã đi vào thơ ca nhạc họa, đã tốn không ít giấy mực của các nghệ sĩ Việt Nam. Thông qua đó người ta dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp đặc trưng của lụa nơi đây với kỹ thuật nhuộm màu, in ấn, … vô cùng khắt khe, tỉ mỉ, … Lụa Tân Châu cũng đã và đang là một trong những sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất nước ta. 

Đơn xin việc

3.4. Làng lụa Nha Xá - Hà Nam

Góp mặt trong top 4 này ta không thể bỏ qua làng lụa Nha Xá thuộc tỉnh Hà Nam - làng nghề truyền thống được tạo dựng bởi vị tướng tài trong lịch sử - Trần Khánh Dư. Làng nghề này ngày càng phát triển và hoạn tiện trong bối cảnh định hướng mới của nền kinh tế. Làng lụa Nha Xá vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống nhưng vẫn mang trong mình nét hiện đại đầy thu hút. 

3.5. Làng lụa Bảo Lộc - Lâm Đồng

Khác với những sản phẩm lụa tơ tằm từ các làng lụa trên cả nước, lụa Bảo Lộc - Lâm Đồng đẹp thanh mảnh, dịu dàng, tinh tế và thu hút. Sản phẩm của làng nghề truyền thống này đã góp mặt tại rất nhiều các quốc gia trên thế giới là đặc biệt trong những thị trường thời trang khó tính như Nhật, Italia, …

Làng lụa Bảo Lộc - Lâm Đồng
Làng lụa Bảo Lộc - Lâm Đồng

Tải ngay bản mô tả công việc dệt lụa tơ tằm tại đây: MÔ TẢ CÔNG VIỆC.doc

Những làng lụa truyền thống này đã và đang cho ra đời rất nhiều sản phẩm hấp dẫn, thu hút, chất lượng cao. Đồng thời đây cũng là điểm đến hấp dẫn cho lựa chọn nghề nghiệp của những nghệ nhân lụa tơ tằm tại nước ta. Tuy rằng còn gặp rất nhiều khó khăn trên con đường phát triển những nghề dệt lụa tơ tằm vẫn giữ được những giá trị, những màu sắc riêng của mình. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về nghề dệt lụa tơ tằm và những thông tin hữu ích khác cho mình.

Việc làm

Từ khóa » Hình ảnh Dệt Tơ Tằm