Luận điểm Và Giả Thuyết Là Gì?

LyTuong.net Search Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 15, 2024 Search LyTuong.net LyTuong.net Search LyTuong.net Search Trang chủ Nghiên cứu khoa học Luận điểm và Giả thuyết là gì?Nghiên cứu khoa họcLuận điểm và Giả thuyết là gì? by Ngo Thinh 16/06/2021 Published: 16/06/2021Last Updated on 07/11/2021 395 views395

Hình 2.2 cho thấy cách thức liên kết giữa các phạm trù lý thuyết như trí thông minh, nỗ lực, thành tích học tập và thu nhập tiềm năng trong một mạng tương tác. Mỗi mối quan hệ này được gọi là một luận điểm. Việc tìm kiếm những giải thích cho một  hiện tượng hoặc một hành vi nhất định sẽ là không đầy đủ nếu chỉ xác định các khái niệm và phạm trù cơ bản liên quan đến hiện tượng hay hành vi đó. Chúng ta cũng phải xác định và hình thành các mô hình phản ánh mối quan hệ giữa các phạm trù này. Mô hình các mối quan hệ như vậy được gọi là luận điểm.

Hình 2.2. Mạng tương tác của các phạm trù

Hình 2.2. Mạng tương tác của các phạm trù

Luận điểm là gì?

Luận điểm (proposition) là một quan hệ thăm dò và phỏng đoán giữa các phạm trù được trình bày dưới dạng mệnh đề. Một ví dụ về luận điểm là: “Sự cải thiện trí thông minh của học sinh tạo ra sự cải thiện thành tích học tập của họ”. Mệnh đề này không bắt buộc phải đúng (có thể đúng, có thể sai) , nhưng phải là mệnh đề có thể kiểm chứng được bằng dữ liệu thực nghiệm; và sau khi có kết quả kiểm chứng có thể kết luận nó đúng hay sai. Luận điểm thường được xây dựng dựa trên suy luận logic (diễn dịch) hay thông qua quan sát thực nghiệm (quy nạp).

Giả thuyết là gì?

Do luận điểm là sự kết hợp giữa các phạm trù trừu tượng nên chúng không thể được kiểm chứng trực tiếp. Thay vào đó, chúng được kiểm chứng gián tiếp bằng cách xem xét các mối quan hệ giữa các đơn vị đo lường (các biến số) tương ứng với các phạm trù đó. Sự hình thành các luận điểm bằng thực nghiệm đề cập đến mối quan hệ giữa các biến số, được gọi là các giả thuyết (Hypothesis – xem Hình 2.1).

Hình 2.1. Mặt phẳng lý thuyết và mặt phẳng thực nghiệm của nghiên cứu

Hình 2.1. Mặt phẳng lý thuyết và mặt phẳng thực nghiệm của nghiên cứu

Bởi vì chỉ số IQ và điểm tổng kết học tập là các công cụ  đánh giá trên thực tế trí thông minh và thành tích học tập, luận điểm đã nêu ở trên có thể được phát biểu cụ thể dưới hình thức là một giả thuyết “Sự cải thiện điểm số IQ của sinh viên tạo ra sự cải thiện điểm tổng kết học tập của họ“. Luận điểm được cụ thể hóa trên mặt phẳng lý thuyết, trong khi đó giả thuyết được cụ thể hóa trên mặt phẳng thực tiễn. Vì vậy, các giả thuyết này hoàn toàn có thể kiểm chứng được trong thực tiễn bằng việc sử dụng các dữ liệu đã thu thập và giả thuyết này có thể bị bác bỏ nếu không được minh chứng bởi các quan sát thực nghiệm. Tất nhiên, mục đích của việc kiểm định các giả thuyết là để suy ra luận điểm tương ứng có chính xác hay không.

Giả thuyết có thể mạnh hoặc yếu. “Chỉ số IQ của sinh viên có liên quan tới thành tích học tập của họ” là một ví dụ về một giả thiết yếu, bởi vì nó không chỉ rõ được cả định hướng của giả thuyết (ví như liệu rằng mối quan hệ này là tích cực hay tiêu cực) và cả  quan hệ nhân – quả của nó (ví như trí thông minh mang đến thành tích học tập hay thành tích học tập gây ra trí thông minh). Một giả thuyết mạnh hơn như là “Chỉ số IQ của sinh viên có quan hệ tích cực với thành tích học tập của họ”. Giả thuyết này chỉ ra định hướng nhưng chưa nêu ra được quan hệ nhân quả. Một giả thuyết tốt hơn nữa sẽ là “Chỉ số IQ của sinh viên có những ảnh hưởng tích cực đến thành tích học tập của họ”. Ở đây giả thuyết đã chỉ ra cả định hướng cũng như quan hệ nhân quả (trí thông minh tạo ra thành tích học tập và không ngược lại). Những kí hiệu trong Hình 2.2 chỉ ra định hướng và các giả thuyết tương ứng.

Cần phải chú ý rằng, các giả thuyết khoa học nên xác định rõ những biến số độc lập và phụ thuộc. Trong giả thuyết “Chỉ số IQ của sinh viên có những ảnh hưởng tích cực đến thành tích học tập của họ”, thì trí thông minh là biến số độc lập (nguyên nhân) và thành tích học tập là biến số phụ thuộc (kết quả). Hơn nữa, cũng cần thấy rằng, giả thuyết này có thể đúng (trí thông minh cao hơn sẽ dẫn đến thành tích học tập tốt hơn), nhưng cũng có thể sai (trí thông minh cao hơn không có ảnh hưởng hoặc không dẫn đến kết quả học tập tốt hơn).

Những phát biểu như “sinh viên nhìn chung là thông minh” hoặc “tất cả sinh viên có thể đạt được những thành công trong học tập” không phải là những giả thuyết khoa học, bởi lẽ chúng không chỉ rõ các biến số độc lập và phụ thuộc, không chỉ rõ quan hệ định hướng để đánh giá nó đúng hay sai.

5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:
  1. Nghiên cứu thực nghiệm (Experimental study) là gì?
  2. Giả thuyết là gì? Đặc tính, cấu trúc & Cách đặt giả thuyết
  3. Phương pháp phỏng vấn
  4. Đề tài nghiên cứu khoa học là gì?
Chia sẻ ngay 0 FacebookTwitterPinterestEmail Bài viết trước
Khái niệm, Phạm trù, Biến số là gì?
Bài viết sau
Lý thuyết, Mô hình là gì?

Có thể bạn quan tâm

Thiết kế nghiên cứu là gì? Các thuộc tính cơ bản

16/06/2021

Nghiên cứu dân tộc học (Ethnography) là gì?

16/06/2021

Nghiên cứu kinh tế là gì?

18/06/2021

Nghiên cứu trường hợp (Case study) là gì?

16/06/2021

Thao tác hóa (Operationalization) là gì?

16/06/2021

Lý thuyết, Mô hình là gì?

16/06/2021

Follow Us

Facebook Twitter Instagram Pinterest Linkedin Youtube

Recent Posts

  • Phương pháp sơ cứu người bị bỏng

    30/05/2022
  • Phương tiện và kĩ thuật chữa cháy

    30/05/2022
  • Những nguyên nhân gây cháy nổ và biện pháp đề phòng

    29/05/2022
  • Qui định điện trở nối đất

    29/05/2022
  • Quy định An toàn đối với đường dây, cáp điện

    29/05/2022

Categories

  • Ẩm thực (1)
  • An toàn lao động và môi trường (19)
  • Báo chí truyền thông (27)
  • Bảo hiểm (11)
  • Bất động sản (21)
  • Chuyển Đổi (108)
  • Du lịch (5)
  • Đạo đức học (20)
  • Địa lý kinh tế và xã hội (137)
  • Giáo dục (34)
  • Hệ thống thông tin (32)
  • Hóa học (9)
  • Khoa học Chính trị (66)
  • Khoa học Công nghệ (14)
  • Khoa học tư duy (22)
  • Kiến trúc – Xây dựng (1)
  • Kinh tế và Kinh doanh (310)
  • Lịch sử (144)
  • Logic học (16)
  • Marketing (15)
  • Mỹ học (18)
  • Nghiên cứu khoa học (70)
  • Nông nghiệp (29)
  • Pháp luật (2)
  • Phát triển bản thân (39)
  • Quản trị hành chính (26)
  • Quốc phòng An ninh (45)
  • Sinh học (46)
  • Tài chính Tiền tệ (104)
  • Tâm linh (8)
  • Tâm lý học (141)
  • Thể dục Thể thao (33)
  • Thể thao (210)
  • Thiền học (19)
  • Thiên văn học (69)
  • Thuế (29)
  • Tiếng Việt (33)
  • Toán học (4)
  • Tôn giáo học (12)
  • Tổng hợp (34)
  • Trái đất và môi trường (64)
  • Triết học (142)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh (23)
  • Văn hóa học (15)
  • Văn học – Nghệ thuật (86)
  • Vật liệu may (12)
  • Vật lý (12)
  • Xã hội học (94)
123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]

LyTuong.net LyTuong.net@2021 - All Right Reserved. Designed and Developed by PenciDesign

Từ khóa » Chứng Minh Một Luận điểm Khoa Học