Luận Giải Chi Tiết 64 Quẻ Dịch DỄ HIỂU CHÍNH XÁC
Có thể bạn quan tâm
Kinh Dịch (giản thể: 易经; phồn thể: 易經, bính âm: Yì Jīng; IPA Quảng Đông: jɪk gɪŋ; Việt bính Quảng Đông: jik ging; các kiểu Latinh hóa khác: I Jing, Yi Ching, Yi King) là bộ sách kinh điển của nước Trung Hoa và văn hóa của quốc gia này. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch).
Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh... Wikipedia
Kinh (經 jīng) có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ "quy tắc" hay "bền vững", hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian.
Dịch (易 yì) có nghĩa là "thay đổi" của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi.
Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:
Bất dịch - bản chất của thực thể. Vạn vật ở tại trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững - quy luật trung tâm - là không hề đổi theo không gian và thời gian.
Biến dịch - hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.
Giản dịch - thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không hề cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.
Tóm lại:
- Vì biến dịch, cho nên có sự sống.
- Vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống.
Vì giản dịch, nên con người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.
Hay: Thiên hạ chi động, trinh phù nhất (Dịch Hệ từ hạ truyện).
Luận Giải Chi Tiết 64 Quẻ Dịch DỄ HIỂU CHÍNH XÁC
Thái Cực khởi đầu sinh ra Lưỡng Nghi tức là Âm và Dương, Lưỡng Nghi sinh ra Tứ Tượng tức là bốn hình có 2 vạch ngang, rồi Tứ Tượng sinh ra Bát Quái tương ứng với 8 trạng thái lớn của vũ trụ từ lúc hình thành tương ứng với 8 lực lượng chính có tính đối xứng của tạo hóa gồm:
- Đất – Trời đối xứng nhau là 2 tượng Khôn – Càn
- Núi – Đầm đối xứng nhau là 2 tượng Cấn – Đoài
- Nước – Lửa đối xứng nhau là 2 tượng Khảm – Ly
- Gió – Sấm đối xứng nhau là 2 tượng Tốn – Chấn
Bát Quái đồ là hình ảnh sắp xếp các quẻ Bát Quái thành một vòng tròn theo một trật tự nhất định. Có hai loại là Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái.
“Tiên Thiên” là gì? Trước khi vạn vật trong vũ trụ hình thành gọi là Tiên Thiên. Tiên Thiên Bát Quái là hình Bát Quái được sắp xếp theo trật tự có tính đối xứng rất rõ. Đối xứng với một hào Âm (vạch đứt) sẽ là một hào Dương (vạch liền). Quẻ Càn ở trên cùng gồm 3 hào dương (3 vạch liền) thì đối xứng dưới cùng là quẻ Khôn gồm 3 hào âm (3 vạch đứt).
Còn khi đã có vạn vật trong vũ trụ gọi là Hậu Thiên. Hậu Thiên Bát Quái phản ánh quá trình thay đổi và vận động của vạn vật trong môi trường vũ trụ, đồng thời cũng phản ánh quy luật liên hệ giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất. Nó coi con người và trái đất là trung tâm để quan sát và miêu tả vũ trụ.
Hiện nay trên nhiều diễn đàn vẫn còn đang tranh luận về việc Kinh dịch là của Trung Quốc hay Việt Nam? Xem thêm bài viết “Tìm hiểu về nguồn gốc thực sự của kinh dịch”để hiểu rõ về lịch sử kinh dịch.
Vậy Kinh Dịch là gì? Liệu Kinh Dịch có phải chỉ để xem bói hay đoán biết vận mệnh của ai đó. Theo tôi đó là những hiểu biết rất sơ khai và nông cạn thường thấy khi thế nhân nghiên cứu và sử dụng Kinh Dịch. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa thực sự của Kinh Dịch là gì. Kinh Dịch = “Kinh” + “Dịch”
Vậy “Kinh” là gì? “Kinh” có thể hiểu là lời dạy bảo của Thần Phật, Thánh nhân dùng để điểm hóa cho con người, giúp con người tìm thấy con đường giác ngộ và giải thoát. Ví dụ: Kinh Phật, Kinh Thánh, Đạo Đức Kinh,…
Còn “Dịch” là gì? “Dịch” không chỉ đơn giản là sự chuyển động và biến hóa của các quẻ mà nó có ý nghĩa thâm sâu hơn nhiều, nó biểu thị cho quá trình phát triển của mọi sinh mệnh, vạn sự vạn vật trong vũ trụ bao la này, từ lúc khởi nguyên cho đến lúc kết thúc; tuần hoàn theo một quy luật trong cái quy luật lớn nhất gồm hết thảy mọi thứ trong vũ trụ – đó chính là cái mà Lão Tử gọi là Đạo, Phật gọi là Pháp.
Như vậy Kinh Dịch chính là biểu thị của Đạo, là đạo lý hữu hạn có thể cấp cho con người mà Thần Phật qua đó giảng về sự huyền diệu của sinh mệnh, sự vô tận vĩnh hằng của vũ trụ, và quan trọng nhất là làm thế nào để sống đạt tiêu chuẩn có thể đắc Đạo.
Vì Kinh Dịch to lớn như vậy, nên người trong tiểu Đạo thì tìm thấy trong Kinh Dịch phương pháp bói mệnh, xem phong thủy, trừ tà. Người trung đạo thì thấy trong đó có binh pháp, đạo trị quốc… Ai cũng cho rằng điều mình hiểu là đúng, vì thế từ cổ chí kim sách bình giải ý nghĩa quẻ Dịch và ứng dụng Kinh Dịch nhiều không kể hết. Chính vì nhân tâm phức tạp nên mới làm cho lời dạy của Thánh nhân trở nên tạp loạn, làm mất đi giá trị chân chính của Kinh Dịch, dẫn đến cái họa cho người đời.
Còn tại sao kinh dịch lại có thể xem được quá khứ và dự đoán tương lai xin mời các bạn tìm hiểu thêm ở bài viết “Tại sao Kinh dịch có thể dự đoán được tương lai?”
Ứng dụng kinh dịch trong cuộc sống
Kinh dịch có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống như quân sự, sức khỏe, triết học, khoa học…và bói toán để xem vận mệnh, kinh doanh, hôn nhân...viết ra thì rất dài, hẹn các bạn ở loạt bài viết khác về vấn đề này. Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ giới thiệu qua về ứng dụng Kinh Dịch để xem bói mà nhiều độc giả quan tâm nhất như sau:
Bói dã tượng: quẻ Dịch được lập thông qua việc gieo 3 đồng tiền
Quẻ Tứ Trụ (còn gọi là Tử Bình) để xem cho số phận con người trong cả cuộc đời dựa vào Bát tự gồm Trụ năm – Trụ Tháng – Trụ Ngày – Trụ giờ của người cần xem
Quẻ Mai hoa dịch với hơn 30 cách xác lập quẻ dịch khác nhau rất linh hoạt và biện chứng: như lập quẻ dịch bằng cỏ thi, lập quẻ dịch bằng cách dùng Thẻ, lập quẻ qua giờ động tâm, lập quẻ dịch qua seri tiền hoặc số bất kỳ được rút ra ngẫu nhiên.
Về ứng dụng Kinh dịch vào phong thủy thì có các môn phái sau:
- Phái Bát trạch sử dụng Tám quẻ đơn (Quẻ Bát Quái)
- Huyền không học sử dụng 64 quẻ kép (còn gọi là trùng quái)
Bảng tra ý nghĩa 64 Quẻ Kinh dịch - Kinh dịch luận giải
Trong 64 quẻ dịch thì có các quẻ đại cát cực tốt gồm: Thuần Càn, Thuần Khôn, Địa Thiên Thái, Hỏa Thiên Đại Hữu, Địa Phong Thăng, Hỏa Phong Đỉnh, Lôi Hỏa Phong, Thuần Đoài, Phong Trạch Trung Phu, Thủy Hỏa Ký Tế. Kém hơn thì có các quẻ cát gồm: Thủy Thiên Nhu, Địa Thủy Sư, Thủy Địa Tỷ, Thiên Trạch Lý, Thiên Hỏa Đồng Nhân, Địa Sơn Khiêm, Sơn Hỏa Bí, Sơn Thiên Đại Súc, Sơn Lôi Di. Tiếp đến là các quẻ Bình, quẻ hung và các quẻ đại hung…
Dưới đây là luận giải chi tiết đầy đủ 64 quẻ dịch lấy từ cuốn "Kinh dịch - Đạo của người quân tử" của học giả Nguyễn Hiến Lê.
Từ khóa » Giải Nghĩa 64 Quẻ Trong Kinh Dịch
-
Giải Mã ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch Chính Xác Nhất - LinkedIn
-
Giải Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch - IKinh Nghiệm
-
Ý Nghĩa 64 Quẻ Dịch
-
Luận Giải Chi Tiết ý Nghĩa 64 Quẻ Dịch Trong Kinh Dịch
-
Luận Giải ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch Dễ Hiểu, Chính Xác Nhất Từ Bậc ...
-
Luận Giải Chi Tiết ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch | BachkhoaWiki
-
Ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch Chi Tiết Và đầy đủ Nhất
-
Bảng Tra ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch
-
Giải Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch - Thư Viện Ebook Miễn Phí
-
Ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch
-
Luận Giải ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch Trong Phong Thủy Chi Tiết Nhất
-
Ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch Là Gì? - GiaiNgo
-
Ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch
-
64 Quẻ Kinh Dịch: Lý Giải ý Nghĩa