Luận Văn Ngôn Ngữ Học - Về Loại Từ Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
LuanVan.net.vn - Luận văn, đồ án, tiểu luận, luận án, đề tài, đề án, chuyên đề thực tập, tốt nghiệp
Thư viện luận văn, đồ án, tiểu luận, luận án, báo cáo, bài tập lớn, đề tài, đề án, chuyên đề thực tập, tốt nghiệp, thạc sĩ, tiến sĩ, cao học
- Trang Chủ
- Tài Liệu
- Upload
Từ lâu việc nghiên cứu từ loại đã được xem là một lĩnh vực cốt yếu của nghiên cứu ngữ pháp, có giá trị không chỉ về mặt lí luận mà còn có giá trị thực tiễn cao, góp phần vào việc biên soạn từ điển, sách giáo khoa, giáo trình, giảng dạy Các công trình về từ loại càng đặc biệt quan trọng và hứa hẹn nhiều khám phá thú vị đối với những ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, nhằm giải toả những sai lầm mắc phải do lối nghiên cứu “dĩ Âu vi trung” thịnh hành trước đây, cũng như giúp sáng tỏ nhiều vấn đề khác về ngữ nghĩa, ngữ dụng
360 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 12003 | Lượt tải: 6 Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngôn ngữ học - Về loại từ Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM LÊ NI LA VỀ LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. HOÀNG DŨNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ lâu việc nghiên cứu từ loại đã được xem là một lĩnh vực cốt yếu của nghiên cứu ngữ pháp, có giá trị không chỉ về mặt lí luận mà còn có giá trị thực tiễn cao, góp phần vào việc biên soạn từ điển, sách giáo khoa, giáo trình, giảng dạy Các công trình về từ loại càng đặc biệt quan trọng và hứa hẹn nhiều khám phá thú vị đối với những ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, nhằm giải toả những sai lầm mắc phải do lối nghiên cứu “dĩ Âu vi trung” thịnh hành trước đây, cũng như giúp sáng tỏ nhiều vấn đề khác về ngữ nghĩa, ngữ dụng. 1.1. Một trong những nguyên lí cơ bản của ngôn ngữ được ngôn ngữ học đại cương chỉ ra là trong vốn từ của các ngôn ngữ khác nhau không mấy khi có sự tương ứng một đối một. Chẳng hạn, khi so sánh cách gọi tên các sự vật hiện tượng của tiếng Việt với một số ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, tiếng Pháp, ta nhận thấy người Việt thường sử dụng nhiều ngữ khác nhau cho cùng một danh từ trong tiếng Anh và tiếng Pháp: Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Pháp 1. Tuần sau tôi phải đi chụp hình (để làm thẻ). 2. Tôi thích tấm hình này. 3. Tôi thích bức hình này. 1. I’ll get my photos taken next week. 2. I like this photo. 3. I like this photo. 1. La semaine prochaine, je vais prendre des photos (de portrait). 2. Oh, J'aime cette photo. 3. Oh, J'aime cette photo. Không chỉ có tấm, bức, trong tiếng Việt, tồn tại cả một lớp từ như cái, con, đứa, miếng, v.v. có khả năng tạo ra nhiều tổ hợp danh từ khác nhau để gọi tên cùng một sự vật, một hiện tượng. Tuy chiếm một số lượng không nhiều nhưng chúng có tần số xuất hiện cao và thường có mặt trong cấu trúc ngữ danh từ. Bộ phận từ vựng này hết sức quen thuộc với người bản ngữ dưới tên gọi loại từ 2 (classifier/ classificateur). Việc lựa chọn giữa các cách nói “zêrô -, cái -, chiếc -, con -, bức -, tấm - + danh từ” không chỉ thuần tuý chịu sự ràng buộc về mặt ngữ pháp, mà còn dẫn đến sự khác nhau về mặt ngữ nghĩa và sắc thái biểu cảm. Nói cách khác, sự xuất hiện của loại từ mang tính hệ thống trước các danh từ, tạo nên một trục đối vị, trong đó các yếu tố không chỉ thuần tuý diễn đạt mặt hình thức ngữ pháp mà còn là một tham tố tạo nghĩa trong cấu trúc danh ngữ. Vì vậy, cũng như các nhóm từ vựng khác, loại từ cần được xem xét đầy đủ từ góc độ ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa. Hơn nữa, thông qua tìm hiểu loại từ, chúng ta sẽ biết rõ hơn về danh từ và danh ngữ tiếng Việt. 1.2. Từng được coi là một lớp từ khá đặc biệt trong tiếng Việt, loại từ được nhiều công trình bàn đến, như một đối tượng độc lập hoặc như là một hệ thống từ vựng có quan hệ chặt chẽ với danh từ. Trong suốt một quá trình nghiên cứu dài như vậy, đã từng có rất nhiều tranh cãi và ngộ nhận tồn tại xung quanh nó, từ vấn đề tên gọi cho đến đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp và chức năng. Cho đến nay, một danh sách “đóng” các loại từ tiếng Việt vẫn còn chưa được thống nhất trong giới Việt ngữ học. Những điều đó phần nào đã nói lên được tính chất phức tạp của bản thân bộ phận từ vựng này. 1.3. Loại từ tiếng Việt là một trong những vấn đề khó tiếp cận đối với đa số học viên nước ngoài. Việc lí giải cho cặn kẽ sự khác biệt giữa các loại từ cũng không phải là dễ dàng, ngay cả với người bản ngữ, những người vốn sử dụng loại từ rất thường xuyên và linh hoạt, bởi trên bề mặt, việc sử dụng kết cấu loại từ + danh từ như tiếng Việt có vẻ mang đậm tính “thói quen ngôn ngữ”. Tuy vậy, việc nghiên cứu khả năng kết hợp của loại từ với các danh từ khối và ngữ nghĩa của nó, sẽ phần nào lí giải được cách sử dụng loại từ của người bản ngữ. 3 Với những lí do trên, luận văn chọn đối tượng khảo sát là loại từ1 trong tiếng Việt, để khám phá đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp và chức năng của loại từ, từ đó đề cập đến vấn đề nhận diện loại từ, xét nó trong hệ thống danh từ đơn vị, và rộng hơn, là danh từ tiếng Việt. Thông qua việc xem xét khả năng kết hợp của các loại từ với danh từ khối, chúng tôi hướng đến việc phân nhóm và miêu tả từng loại từ một, góp phần chỉ ra đặc điểm về tư duy của người Việt trong cách phân đoạn thực tại. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Loại từ là một trong số ít tập hợp từ của tiếng Việt nhận được sự chú ý lâu dài, cũng như đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới Việt ngữ học lẫn các chuyên gia ngôn ngữ học trên thế giới, mà Trương Vĩnh Ký có thể được coi là người đầu tiên quan tâm đến nhóm từ này dưới tên gọi danh từ số (noms numérique) [41]. Sau ông, nhiều tác giả khác đã tiếp tục nghiên cứu về loại từ dưới những tên gọi khác nhau do quan niệm khác nhau, như tiền danh tự (Phan Khơi [17]), danh từ không biệt loại (Hồ Lê [20], [21]), phĩ danh từ (Nguyễn Kim Thản [32]), danh từ đơn vị (Cao Xuân Hạo [11], [12], [13], [14], [15], Nguyễn Thị Ly Kha [16]), danh từ đếm được (Diệp Quang Ban [2]). Trong số đó, thuật ngữ phổ biến nhất là loại từ (classifier/ classificateur) của Trần Trọng Kim [18], Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê [7], Lê Văn Lý [23], Emeneau [9], Nguyễn Tài Cẩn ([3], [4]), Phan Ngọc [24], Đinh Văn Đức [8], Lưu Vân Lăng [19], Lý Toàn Thắng [25], Nguyễn Phú Phong [19] và nhiều học giả nước ngoài như Alexandra Y. Aikhenvald [38], Karen Ann Daley [39], Thompson L.C. [40]. Có 1 Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, lớp từ này được gọi bởi nhiều thuật ngữ khác nhau, và nhiều nghiên cứu của Cao Xuân Hạo và những người theo ông (sẽ được làm rõ ở phần sau của luận văn) đã chứng minh một cách thuyết phục rằng “loại từ” là một thuật ngữ không chính xác, và là dấu tích của rất nhiều ngộ nhận trong việc nghiên cứu tiếng Việt (và những ngôn ngữ đơn lập khác). Tuy nhiên, do thuật ngữ “loại từ” quá quen thuộc và trở nên phổ biến, chúng tôi tạm sử dụng cách gọi này để người đọc có thể hình dung ngay được đối tượng được khảo sát trong luận văn. 4 thể nhận thấy, trong giai đoạn đầu, loại từ thường được các tác giả tiếp cận như là một phương tiện nghiên cứu tiếng Việt, mà cụ thể là nghiên cứu danh từ và danh ngữ, chỉ đến khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, nó mới trở thành mục đích của việc nghiên cứu với một loạt các công trình có quy mô và góc độ xem xét khác nhau. 2.2. Từ trước tới nay, tập hợp này vẫn chứa đựng nhiều vấn đề chưa thống nhất, chủ yếu xoay quanh vấn đề thuật ngữ, khái niệm và từ loại của nó. Các công trình nghiên cứu về loại từ có thể được quy về hai khuynh hướng chủ yếu được trình bày tiếp sau đây. Không ít nhà ngôn ngữ học trong quá trình nghiên cứu đã chuyển từ quan điểm này sang quan điểm kia, điều đó phần nào cũng làm bức tranh nghiên cứu về loại từ phức tạp hơn. Ở mỗi khuynh hướng, do khuôn khổ của luận văn, người viết xin chỉ dừng lại ở những công trình tiêu biểu. 2.2.1. Khuynh hướng thứ nhất xem loại từ là một từ loại tồn tại độc lập bên cạnh những từ loại khác; về bản chất, loại từ là hư từ chuyên đảm đương chức năng phụ trợ cho danh từ. Theo đó, loại từ không có nghĩa từ vựng, không có khả năng đứng độc lập, và chức năng của chúng là phân loại và cá thể hóa danh từ. Đây là quan niệm chiếm đại đa số trong giới Việt ngữ học trước đây như Emeneau [9], Phan Khôi [17], Trần Trọng Kim [18], Bùi Đức Tịnh [36] Bùi Đức Tịnh cho những tiếng thứ nhất trong các tổ hợp như con (gà), cuốn (sách), hoa (sen), nỗi (buồn), niềm (hi vọng), lá/ bức (thư), sự (phát triển) là tiền tố cho danh từ [36, tr.127-128]. Theo ông các ngữ tố phụ này của tiếng Việt gần như là các tiếp đầu ngữ, tiếp vĩ ngữ trong các ngôn ngữ châu Âu. Nó không thuộc địa hạt văn phạm. Rõ ràng, tuy tác giả không thừa nhận cả tư cách “từ” của loại từ, có lẽ do phân tích tiếng Việt dựa trên ngữ pháp tiếng Ấn – Âu nhưng 5 cách gọi tên và phân tích của ông ủng hộ quan điểm cho rằng loại từ rỗng nghĩa và có chức năng phụ trợ cho danh từ. Tác giả tiêu biểu cho khuyng hướng thứ nhất này là Lê Văn Lý [23]. Ông chia từ vựng tiếng Việt thành 4 tập hợp chính: A. thể từ (gồm danh từ và đại từ), B. vị từ (động từ), C. tính từ, và D. các từ còn lại. Bên cạnh đó, có một hệ thống từ chuyên dụng làm “những chứng tựï của từ loại A”, gồm nhóm từ biệt loại, tức loại tự “classificatuer” như cái, con, người và nhóm chỉ chủng loại (mot générique) như kẻ, sự, việc, đồ, nghề Bỏ qua bước xác định tiêu chí để nhận diện loại từ, ông liệt kê một danh sách loại từ gồm 171 từ, và miêu tả cụ thể cách dùng của chúng. Những từ ngữ này là một loại riêng biệt và được phân chia thành 3 tiểu loại: loại từ cho danh từ chỉ người (gồm ba nhóm: chung; tôn trọng/ khinh bỉ; thân mật); loại từ cho danh từ chỉ loài vật; loại từ cho danh từ chỉ sự vật. Đáng chú ý, tác giả còn phân biệt loại từ theo từ loại đi sau nó: nhóm có danh từ theo sau như cây, quả (trái), lá, củ, tấm, bức, chiếc, hòn, đống, bó, cá, chim; nhóm có động từ theo sau như sự, việc, cách, phép, tính, đức; và nhóm có danh từ, động từ theo sau như đồ, nghề, toà, tờ, ống, bánh, bản, buổi, quân, tụi, toán, nhà. Có thể thấy, phần lớn các từ trong danh sách này có đặc tính của những danh từ chính danh rõ rệt, chẳng hạn củ (khoai), nhà (đá), xe (điện), hơn nữa, tuy chủ trương tách biệt giữa loại từ với yếu tố chỉ chủng loại, ông lại không vạch ra được ranh giới giữa chúng, nên có một số từ, chẳng hạn như kẻ lúc thì ở nhóm này, lúc ở nhóm kia. Những nhầm lẫn của Lê Văn Lý có thể nhận thấy ở hầu hết các tác giả thuộc khuynh hướng này. Nguyễn Kim Thản [31, tr.99] gọi nhóm từ bài, bản, bông, bức, cái, chiếc, con, đứa, khẩu, gói, người, pho, quyển, tấm, thanh, thằng, thửa, tờ, vở là phó danh từ và khẳng định đây là những từ luôn đứng phụ cho danh từ, có tác dụng chỉ sự vật riêng lẻ, chỉ đơn vị tự nhiên. Đây là những đơn vị ngôn ngữ nằm ở 6 ranh giới giữa hư từ và thực từ. Về sau, ông đã gọi lớp từ này là danh từ phụ thuộc, một loại nhỏ trong sáu loại danh từ. Chúng có thể được chia thành ba nhóm: danh từ phụ thuộc con làm bổ ngữ cho danh từ chỉ động vật, nhóm danh từ phụ thuộc làm bổ ngữ cho danh từ chỉ người (có ý nghĩa trung tính: người, viên/ quan trọng: đồng chí, vị, ông, bà/ khinh bỉ: gã, tên, mụ, con) và nhóm danh từ phụ thuộc làm bổ ngữ cho danh từ chỉ vật thể, hiện tượng thiên nhiên [23b]. 2.2.2. Khuynh hướng thứ hai lại không coi những từ kể trên là một từ loại độc lập, mà là một tiểu loại của danh tưØ và/ hay loại từ thực chất chỉ là sự thể hiện một chức năng nghĩa học2. Các tác giả Trương Vĩnh Ký [41], Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê [7], Nguyễn Tài Cẩn ([3], [4]), Cao Xuân Hạo ([11], [12], [13], [14], [15]), Phan Ngọc [24], Diệp Quang Ban ([1], [2]), Hồ Lê ([20], [21]), Lý Toàn Thắng ([34], [35]) đều thừa nhận tư cách danh từ của loại từ. Tuy vậy, giữa họ vẫn có những bất đồng về vai trò trung tâm của nó trong cấu trúc danh ngữ. Trương Vĩnh Ký đưa ra một danh sách 221 danh từ số (noms numériques) và 14 danh từ khái quát và loại biệt dùng với động từ để tạo DT trừu tượng [41, tr.30-62]. Danh sách của ông bao gồm hầu hết các từ mà những tác giả khác đều công nhận là loại từ. Có thể nói ông là người đầu tiên cho những từ như cái, con, chiếc, bức, tấm, viên là danh từ chỉ đơn vị, khi đặt chúng bên cạnh những từ chỉ đơn vị khác trong danh sách này. Ông có lẽ cũng đã cảm nhận được chức năng của một tác tử danh hoá (nominalizer) ở loại từ, nên đã thao tác tách riêng những danh từ “dùng để cấu tạo những khái niệm trừu tượng”. 2 Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê xem loại từ là một “từ vụ”, nghĩa là một chức năng ngữ pháp hay ngữ nghĩa, chứ không phải là một từ loại [7, tr.281-306]. Chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu sâu về vấn đề này ở phần nội dung của luận văn. 7 Trong công trình Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại năm 1960 (xuất bản bằng tiếng Việt năm 1975), Nguyễn Tài Cẩn phân chia từ loại danh từ tiếng Việt thành sáu tiểu từ loại [3, tr.79]. Trong tiểu loại danh từ đơn vị, tác giả quan niệm loại từ là nhóm dùng để nêu đơn vị tự nhiên bên cạnh nhóm chuyên dùng để nêu đơn vị quy ước: loại từ “không có ý nghĩa tư vựng rõ ràng và chuyên dùng để phục vụ việc đếm từng cá thể, từng đơn vị tự nhiên của sự vật cũng như việc phân chia sự vật vào các loại” [3, tr.123]. Về khả năng kết hợp với danh từ, loại từ chủ yếu đi với 3 tiểu loại: danh từ chỉ người, danh từ chỉ động, thực vật và danh từ chỉ đồ đạc. Về vai trò của nó trong danh ngữ, tác giả viết: loại từ “xuất hiện trước một danh từ trung tâm (như vậy loại từ không phải là trung tâm danh ngữ – NV) với tư cách là một công cụ (tức hư từ – NV) để diễn đạt phạm trù cá thể và dùng để chỉ loại (chúng tôi gạch dưới) cho danh từ”. Như vậy, tác giả có phần mâu thuẫn với chính mình khi coi loại từ vừa là một loại danh từ đơn vị (thực từ) vừa là một từ công cụ. Mặt khác, có phần giống với các tác giả ở khuynh hướng thứ nhất, ông bàn về chức năng phân chia sự vật vào các loại của loại từ và coi tổ hợp “loại từ + danh từ” là kết cấu “hư + thực”. Tuy nhiên, trong phần Phụ lục của công trình này, tác giả đã đặt lại vấn đề cấu trúc danh ngữ, qua đó khẳng định loại từ là những “danh từ trống nghĩa” và công nhận vai trò trung tâm của loại từ trong tổ hợp “loại từ+ danh từ” – một tổ hợp không khác gì với tổ hợp “từ chỉ đơn vị + danh từ” mà trong đó vai trò trung tâm của từ đơn vị đã được tác giả công nhận [3, tr.292-293]. Phan Ngọc cũng khẳng định loại từ là một loại danh từ. Sự khác biệt duy nhất giữa hai tiểu loại này là loại từ có thể trực tiếp đi sau từ chỉ số lượng, còn “các danh từ khác có quan hệ gián tiếp với từ chỉ số lượng thông qua môi giới của loại từ” [24, tr.56]. Việc một danh từ như xe thực hiện được bốn chức năng của những từ chỉ sự vật là chủ ngữ, tân ngữ, vị ngữ, định ngữ, trong khi loại từ, 8 chẳng hạn như chiếc, không làm được, không phải là vì vị trí mà là do khác biệt ngữ nghĩa: loại từ là từ “rỗng ruột” (nom vide) [24, tr.58]. Phát triển ý tưởng của Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo qua nhiều bài viết của mình đã chứng minh một số điểm đáng chú ý như sau: (1) Dùng thuật ngữ “loại từ” (classifier/ classificateur) để chỉ nhóm từ mà chúng ta đang quan tâm là hoàn toàn không chính xác và loại từ cũng không hề có chức năng phân loại; (2) Dùng tiêu chí không độc lập để cho loại từ là hư từ là không hợp lí vì danh từ (thực từ) cũng có trường hợp không có tính độc lập; (3) Qua vấn đề nghĩa của danh từ, tác giả khẳng định loại từ thuộc loại danh từ có nghĩa hình thức và không có ý nghĩa chất liệu (tức là danh từ đơn vị) và mọi ngôn ngữ đều có “loại từ”, chỉ có biểu hiện là khác nhau. (4) Với tư cách danh từ đơn vị, loại từ đóng vai trò trung tâm trong danh ngữ (Cao Xuân Hạo [11], [12], [13], [14], [15]). Nhìn chung, ngày càng có nhiều người thừa nhận tư cách danh từ của loại từ. Luận văn của chúng tôi cũng đi theo hướng này. Tuy đồng ý với quan điểm của Cao Xuân Hạo và những tác giả theo ông về những ngộ nhận mà thuật ngữ “loại từ” có thể gây ra, nhưng do sự phổ biến của tên gọi này, trong luận văn, chúng tôi vẫn tạm sử dụng nó để chỉ những từ chỉ hình thức tự nhiên (nằm trong nhóm danh từ đơn vị hình thức thuần tuý), nhằm giúp người đọc hình dung được ngay đối tượng mà luận văn đang khảo sát. 2.3. Tính phức tạp của việc nghiên cứu loại từ còn được thể hiện qua việc chính trong bản thân một số tác giả, khi trong những nghiên cứu khác nhau, hay thậm chí cùng một công trình, họ bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong việc đánh giá bản chất và xếp loại loại từ. Mặt khác, tồn tại những kiến giải về loại từ không thuộc về khuynh hướng nào nói trên, chẳng hạn như quan điểm của Nguyễn Phú 9 Phong. Cho rằng các tác giả đi trước đã xem xét loại từ trong sự trói buộc của thế đối lập thực/ hư, ông cho rằng loại từ là “một tác tử dùng để định đơn vị”, do đó “những từ nào biểu đạt một khái niệm phân lập (notion discrète) có thể đếm được (comptable) đều có thể sử dụng làm loại từ” và định nghĩa này dẫn đến hai hệ quả như sau: (1) Cùng một loại từ có khi là thực từ, có khi là hư từ, tuỳ theo danh từ theo sau, chẳng hạn: loại từ cây trong cây cam là thực từ chỉ đơn vị một loại thực vật, còn trong cây cam đã bị hư hoá chỉ đơn vị một công cụ. (2) Không phải chỉ có danh từ, mà bất kì động từ hay tính từ thoả mãn điều kiện nói trên đều có thể là loại từ. Với ví dụ nước giọt/ giọt nước, gió thoảng/ (một) thoảng gió, bóng chiếc/ chiếc bóng, ông cho rằng, giọt, thoảng và chiếc có thể thuộc hai loại từ khác nhau: động từ/ tính từ và loại từ [26, tr.13-14]. Trên cơ sở đó, ông cũng đã giới thiệu danh sách 195 loại từ, chia thành 4 nhóm: đơn vị thể hiện/ cá thể, đơn vị đo lường, đơn vị không gian/ thời gian và LT danh/động [26, tr.95-100]. Tuy vậy, các nhận định của Nguyễn Phú Phong về loại từ phần nào bắt nguồn từ những sai lầm mang tính chất cơ bản về kiến thức ngôn ngữ học đại cương cũng như về tiếng Việt liên quan đến khái niệm hư từ và thực từ, vấn đề từ loại, hiện tượng đồng âm và sự chuyển từ loại trong tiếng Việt, nên danh sách này cũng không chính xác. Quan điểm của Diệp Quang Ban cũng nằm ở trung gian giữa hai khu Luận văn liên quan- Tóm tắt Luận án Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam
24 trang | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 5
- Thiết kế bộ điều khiển PID bền vững cho hệ thống phi tuyến bậc hai nhiều đầu vào - Nhiều đầu ra và ứng dụng trong điều khiển tay máy công nghiệp
8 trang | Lượt xem: 2432 | Lượt tải: 2
- Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng công thương Việt Nam
98 trang | Lượt xem: 2518 | Lượt tải: 1
- Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
26 trang | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 1
- Luận án Một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của viên tỏi - Folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa Lipid máu trên người 30-69 tuổi tại Hà Nội
130 trang | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 4
- Luận văn Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu và giải pháp
157 trang | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 5
- Tóm tắt Luận án Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam
12 trang | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
- Luận văn Một định lý về tính ổn định mũ của họ tiến hóa tuần hoàn trên không gian banach
42 trang | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0
- Luận văn Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
113 trang | Lượt xem: 2512 | Lượt tải: 5
- Đồ án Nghiên cứu hệ thống tự động điều chỉnh làm mát phôi. Của nhà máy phôi thép Đình Vũ – Công ty cổ phần thép Đình Vũ
78 trang | Lượt xem: 2132 | Lượt tải: 0
Từ khóa » Tiểu Luận Từ Loại Tiếng Việt
-
Tiểu Luận Về Từ Loại Tiếng Việt - 123doc
-
Nghiên Cứu Về Từ Loại (danh Từ,động Từ,tính Từ,đại Từ,quan Hệ Từ ...
-
Tiểu Luận Khảo Sát Từ Loại Tiếng Việt Trong Truyện Ngắn “kép Tư Bền ...
-
Hệ Thống Từ Loại Tiếng Việt.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Luận Văn : Phân Loại Từ Loại.pdf (Phương Pháp Giảng Dạy) | Tải Miễn ...
-
Về Vấn đề Phân định Từ Loại Trong Tiếng Việt - Tailieuchung
-
Bài Tiểu Luận Về Từ Loại
-
Từ Loại Tiếng Việt - TaiLieu.VN
-
Vấn đề Phân định Từ Loại Trong Tiếng Việt | Xemtailieu
-
Top 15 đề Tài Từ Loại Tiếng Việt Hiện đại
-
Tiểu Luận: Đối Chiếu Từ Loại Trong Tiếng Việt Và Tiếng Anh
-
Đề Tài Đối Chiếu Từ Loại Tiếng Anh Và Tiếng Việt - Luận Văn
-
Ngữ Pháp Tiếng Việt - Tìm Hiểu Về Các Danh Từ, động Từ, Tính Từ, Cụm ...
-
Luận Văn Về Loại Từ Tiếng Việt