Lúc Gặp Kim Trọng, Thúy Kiều Bao Nhiêu Tuổi?

Ban biên tập Gửi bài viết Liên hệ quảng cáo Trang chủ Huế luôn luôn mới Phòng chống dịch COVID-19 (new) SỰ KIỆN 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ VỌNG RA BIỂN Tình Sông Hương Văn Thơ Nghiên Cứu & Bình Luận Câu chuyện hôm nay Văn hoá nghệ thuật Festival Huế Kiến trúc Âm nhạc Sân khấu Mỹ thuật Nhiếp ảnh Văn học dân gian Đất và người Huế bốn phương Nhìn ra thế giới Nhịp cầu di sản Trang viết đầu tay Trang thiếu nhi Góc Hoài niệm SỐ ĐẶC BIỆT CHUYÊN ĐỀ Giá sách Sông Hương Tác phẩm hay Tác giả - Tác phẩm Giá sách Sông Hương Nghiên Cứu & Bình Luận Lúc gặp Kim Trọng, Thúy Kiều bao nhiêu tuổi? 09:27 | 31/05/2013

NGUYỄN BÀN

Hồi còn học trung học, khi đọc Truyện Kiều, chúng tôi đinh ninh rằng Thúy Kiều gặp Kim Trọng lúc tuổi “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”, nghĩa là khoảng 15, 16 tuổi. Nay đọc cuốn Tìm hiểu Truyện Kiều của tác giả Lê Quế (Nxb. Nghệ An, 2004) thì thấy Thúy Kiều gặp Kim Trọng lúc 22 tuổi.

Lúc gặp Kim Trọng, Thúy Kiều bao nhiêu tuổi? Ảnh: internet

Tác giả Lê Quế viết: “Tuổi của chị em Kiều”; khi câu chuyện bắt đầu, tác giả giới thiệu: 13. Một trai con thứ rốt lòng Vương Quan là chữ nối dòng nho gia. Vương Quan đã có tên chữ tức tên tự, vậy khi đó ít nhất chàng đã 20 tuổi. Còn Thúy Kiều và Thúy Vân: 15. Đầu lòng hai ả Tố Nga Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Hai người đều là con đầu lòng, như vậy, họ là hai chị em sinh đôi. Là chị của Vương Quan thì hơn Vương Quan khoảng 2 đến 3 tuổi nên khi đó, họ khoảng 22 hoặc 23 tuổi. Vậy thì chính xác là lúc mở đầu câu chuyện, họ mấy tuổi? Tác giả cho biết rằng, Thúy Kiều lưu lạc 15 năm. Mà vào ngày gặp lại nhau sau 15 năm lưu lạc, Thúy Vân nói: 3077. Quả mai ba bảy khi vừa Nghĩa là khi đó hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân đã 37 tuổi, cái tuổi đã quá trưa sang chiều của đời người. So sánh hai dữ liệu đâu vào đó, thì Thúy Vân và Thúy Kiều hơn Vương Quan 2 tuối và vào lúc mở đầu câu chuyện, họ 22 tuổi. Sau đó tác giả giới thiệu tiếp: 36. Xuân xanh xắp xỉ tới tuần cập kê Em đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai. Con gái đến tuối 15 thì búi tóc, cài kê (cài trâm) trở thành người lớn và có thể gả chồng được. Như vậy, hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân khép cửa tu thân dưỡng đức từ khi mới gần 15 tuổi, thì cho đến nay 22 tuổi, tức đã hơn 7 năm trời. Điều đó chứng tỏ họ là những cô gái có nề nếp, có giáo dục mà tiếng tốt đã bay xa khắp vùng: 155. Vẫn nghe thơm nức hương ân Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều (Lê Quế - Tìm hiểu Truyện Kiều, trang 89, 90). Tác giả Lê Quế lại viết trong mục Niên Biểu Thúy Kiều Gần 15 tuổi: - Khép cửa tu thân, dưỡng đức suốt 7 năm. 22 tuổi: - Đi hội Thanh Minh: ngày 3/3. + Gặp mả Đạm Tiên: khấn vái, đề thơ. + Gặp gỡ và thầm yêu Kim Trọng. + Tối, nhớ Kim Trọng, mơ Đạm Tiên. (Lê Quế - Tìm hiểu Truyện Kiều, trang 89, 90). Tôi đã hỏi Hội Kiều Học Hà Nội rằng: a) Tác giả Lê Quế viết vậy đúng không? b) Có tài liệu nào khác nói về tuổi chị em Thúy Kiều không? Tôi nhận được email trả lời từ ông Nguyễn Văn Hoàn (ngày 4 tháng 6 năm 2012) như sau: “Kính gởi bác Nguyễn Bàn. Văn phòng Hội có gởi cho tôi câu hỏi của bác, tôi không dám “giải đáp” gì, chỉ xin gợi thêm một vài ý thô thiển: - “Đầu lòng...” cũng không nhất thiết chỉ có nghĩa là “sinh đôi” mà cũng có thể ý nói sinh trước thôi. - Vấn đề này đề nghị bác tham khảo thêm: 1) Lê Thước: Tuổi của một vài nhân vật chính trong Truyện Kiều, Tạp chí Tri Tân số 42 (14/4/1942). 2) Nguyễn Văn Nho: Thúy Kiều, Thúy Vân bao nhiêu tuổi?, Tạp chí Tri Tân số 45 (22/4/1942)”. Tôi không tìm được các tài liệu mà ông Nguyễn Văn Hoàn gợi ý. Tôi chỉ đọc được vài tài liệu nói rõ lúc gặp Kim Trọng, Thúy Kiều ở tuổi cặp kê (15, 16 tuổi): * Công Minh xin liệt kê những nỗi đứt ruột mà Thúy Kiều phải gánh chịu: ...Thứ ba, là cô gái nết na trong trắng lại bị gã đàn ông cỡ tuổi bố của của mình (Mã Giám Sinh đã ngoài bốn mươi) làm việc “con ong đã tỏ đường đi lối về”! (Tác giả: Lê Xuân Lít; bài Gọi là “Truyện Kiều”, liệu có buồn lòng đại thi hào Nguyễn Du?; báo Câu chuyện Pháp luật số 39 (T9/2012). * ...Vội chi con gái mười lăm mà đã có cái gan phụ được, mà bán thân làm thiếp cho người! (Tác giả: Melle Trần Linh Vân; bài Bài đáp số 9 (Trong loạt bài Trả lời Câu hỏi của Báo Phụ nữ Tân Văn: Kiều nên khen hay nên chê?); sách Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX (tập I) - Tranh Luận về Truyện Kiều. (Tôi, Nguyễn Bàn, không thể hiểu “cái gan phụ được” là gì? In sai chỗ nào, chưa biết hỏi ai!) * ...Lẽ nào một cậu bé con như thế lại đi mê cô gái 15, 16 tuổi để rồi có lúc than thở với người yêu như ông cụ non: “Những là đắp nhớ đổi sầu/ Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm”. (Tác giả: Hồng Huy; bài Chữ nghĩa Truyện Kiều; sách Đọc kỹ Truyện Kiều). * ...nghĩa là cụ không tả một đời nàng Kiều từ bé đến lớn mà cụ chỉ tả một quãng đời nàng vào độ 15, 16 năm quan hệ đến chỗ “tình” hy sinh cho “hiếu” mà thôi. (Tác giả: Vũ Đình Long; bài Văn chương Truyện Kiều - Phân tích Truyện Kiều; sách Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX (tập I) - Tranh Luận về Truyện Kiều - trang 410). Như vậy Thúy Kiều gặp Kim Trọng lúc mấy tuổi: 15, 16 tuổi hay 22 tuổi như tác giả Lê Quế đã viết? Xét rằng đây là câu hỏi thú vị, mong bạn đọc thảo luận - “mua vui cũng được một vài trống canh”. N.B (SH291/5-13)

Các bài mới Văn chương như là đức tin tôn giáo (08/11/2024) Phản ánh và sáng tạo (28/10/2024) Về bản Nôm Kim Vân Kiều tân truyện 金雲翹新傳, Liễu Văn Đường khắc in năm 1880 mới được phát hiện (07/10/2024) Giản Tư Hải - Ngọn hải đăng của truyện trinh thám Việt Nam đầu thế kỷ XXI (06/09/2024) Kiểm duyệt sách ở Trung Kỳ trước năm 1945 (16/08/2024) Những nét tương đồng giữa Phan Bội Châu và Trần Thiên Hoa qua một số tác phẩm (06/08/2024) Mấy nét về màu sắc dân tộc ở trong sáng tác của Thạch Lam(1) (19/07/2024) Đi một vòng Trái Đất lại về bên trẻ thơ qua mùa Hè, Thu, Đông, tuần hoàn Xuân sẽ đến (28/06/2024) Trần Huy Liệu với báo chí (19/06/2024) Ý nghĩa của “vắt nóc” trong Truyện Kiều (10/06/2024) Các bài đã đăng Cùng “luận bình văn chương” với Nguyễn Hữu Sơn (27/05/2013) Trần Đức Thảo, đường tới tự do (20/05/2013) “Tiếc thay chút nghĩa cũ càng…” phải chăng là Kiều nhớ và nghĩ về Kim Trọng? (13/05/2013) Cách đặt tên kép của vua Minh Mạng cho con cháu trong hoàng tộc (07/05/2013) “Niềm Riêng” của Huyền Trân Công Chúa (03/05/2013) Đẹp là… đức hạnh sống thực” (26/04/2013) Phải chăng Chu thần Cao Bá Quát là cha đẻ của Phó vương Bắc kỳ Hoàng Cao Khải!? (22/04/2013) Chủ nghĩa toàn thể hình thức một tuyên ngôn (15/04/2013) Thơ như là mỹ học của cái khác (28/03/2013) Sự quyến rũ của lối viết (22/03/2013) Tạp chí Sông Hương Số 429 (T.11-24) Số 428 (T.10-24) » Năm 1983 » Năm 1984 » Năm 1985 » Năm 1986 » Năm 1987 » Năm 1988 » Năm 1989 » Năm 1990 » Năm 1991 » Năm 1992 » Năm 1993 » Năm 1994 » Năm 1999 » Năm 2000 » Năm 2001 » Năm 2002 » Năm 2003 » Năm 2004 » Năm 2005 » Năm 2006 » Năm 2007 » Năm 2008 » Năm 2009 » Năm 2010 » Năm 2011 » Năm 2012 » Năm 2013 » Năm 2014 » Năm 2015 » Năm 2016 » Năm 2017 » Năm 2018 » Năm 2019 » Năm 2020 » Năm 2021 » Năm 2022 » Năm 2023 » Năm 2024 Góc ảnh đẹp Những khoảnh khắc Huế 09SDB-24 Bạn đọc nhiều Học viện Âm nhạc Huế khai giảng năm học mới và trao bằng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Huế khai giảng năm học mới và trao bằng tốt nghiệp Trang thơ Trần Ngọc Mỹ Trang thơ Trần Ngọc Mỹ Kỳ nghỉ phép thứ bảy Kỳ nghỉ phép thứ bảy Văn chương như là đức tin tôn giáo Văn chương như là đức tin tôn giáo Văn bia mộ Đương Nhậm hầu Lê Viết Sinh - một di sản quý triều Tây Sơn Văn bia mộ Đương Nhậm hầu Lê Viết Sinh - một di sản quý triều Tây Sơn Quảng cáo

Tòa soạn: 09 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế Điện thoại: 0234. 3686669 (Trị sự) - 3822338 (VP) - 3846066 Ban Biên tập: songhuongtapchi@gmail.com Ban Trị sự: tapchisonghuong.vn@gmail.com

© Bản quyền thuộc về Tạp chí Sông Hương ® Ghi rõ nguồn "Tạp chí Sông Hương Online" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Từ khóa » Thúy Kiều Thúy Vân Kim Trọng