Truyện Kiều: Hình Tam Giác Muôn đời

Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng ký
Đăng nhập
Tên dùng
Mật khẩu: Quên mật khẩu?
Remember me
Thi Ẩm Lâu
  • Lịch
  • Cho Mobile Giai Phẩm Quán G TAL Đê Tiện Bảng
  • Hướng dẫn
Thi Ẩm Lâu › Tửu Lầu › Phiếm Luận Đường › Cafe Phiếm Luận Đường v « Trở lại 1 2 3 Tiếp theo » Truyện Kiều: Hình tam giác muôn đời Chủ đề ngẫu nhiên: Xuân Cung Khúc – Vương Xương Linh-chopmat Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Thread Modes Truyện Kiều: Hình tam giác muôn đời
Phở Offline Đại Vũ *** Bài viết: 431 Chủ đề: 32 Tham Gia: Jun 2012 Điểm danh tiếng: 8 Số lần cảm ơn 4396 Nhận 2523 thx/430 bài Ngân Lượng: 15,196.58Lượng #1 22-08-2012, 03:29 PM Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã để cho Thuý Kiều bắt đầu cuộc đời mình bằng những vần thơ đẹp nhất, xúc động nhất trong khi gặp Kim Trọng. Cái buổi đi tảo mộ, tiết Thanh Minh "Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa" ấy, đó là cơ hội cho Kim Trọng, chàng trai mới lớn "Phong tư tài mạo tuyệt vời... Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa" ấy, nghĩa là anh chàng thanh niên đẹp trai, "văn chương nết đất thông minh tính trời" con nhà gia giáo ấy đã gặp chị em Kiều, con nhà khuê các. Cả ba đều là những người ra đời và lớn lên trong gia đình nền nếp của xã hội đã gặp gỡ và yêu nhau. Trước khi có cuộc gặp gỡ này, Kim Trọng đã nghe dư luận về tài sắc của hai người con gái nhà Vương ông, tuy không phải là xa xôi lắm nhưng cũng chưa từng được gặp. "Trộm nghe thơm nức hương lân". Hương thơm hay những điều tốt đẹp về những người hàng xóm: Hương lân - có hai người con gái xinh đẹp, ngoan. "Một đền đồng tước khóa xuân hai Kiều". "Hai Kiều" chứ không phải là một người. Nghĩa là Kim Trọng cũng chưa biết ai với ai nhưng là một thiếu niên mới lớn, như bao thiếu niên khác, chàng đã "trộm nhớ thầm yêu". Yêu ai? Yêu cả hai nàng Kiều. Khi đã gặp nhau, đã trông thấy "Bóng hồng nhác thấy nẻo xa". Từ xa Kim Trọng trông thấy bóng hồng, hai cô gái và thấy cả hai người đều xinh đẹp. Nguyễn Du để cho Kim Trọng nhận xét: "Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai Người quốc sắc, kẻ thiên tài" Là nhận xét chung về hai nàng Kiều chứ lúc này Kim Trọng chưa phân biệt ai là Thúy Kiều, ai là Thúy Vân. Và ai trong hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân đã để ý đến anh chàng đẹp trai - bạn của Vương Quan. Tuổi thiếu niên thường mơ mộng, nhiều khi đến buồn cười. Tình yêu ở lứa tuổi này thường mới chỉ là cảm tính. Nguyễn Du với ngòi bút viết về tâm lý kỳ diệu đã nhiều trường hợp xử lý nhân vật của mình làm chúng ta kinh ngạc. Ở đây ông đã miêu tả thành công tâm lý, tình cảm của cái tuổi "đến tuần cập kê" hay tuổi teen như bây giờ các em thiếu niên vẫn nhận. Vốn cái tuổi mơ mộng, hai cô con gái nhà Vương ông được học hành, có hiểu biết đã rạo rực, tò mò, say sưa trước bất kỳ người con trai nào như Kim Trọng - Một văn nhân: "Đề huề lưng túi gió trăng. Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời". Từ cái nhìn đầu tiên ấy, dù mới thoáng qua, với bản năng của người con gái là e thẹn, và bản năng tình cảm của người con gái tuổi yêu là rụt rè, nhất là trong cảnh "Một vùng như thể cây quỳnh, cành dao". Nhưng nếu là người dưng, xa lạ thì bất cứ cô con gái nào cũng sẽ đĩnh đạc ra chào bạn của em trai mình chứ việc gì phải e lệ, phải nép vào dưới hoa nếu không có rung động tình cảm, không có ý tứ gì. Nhưng lúc đó Nguyễn Du đã để cho hai người con gái cùng để ý đến Kim Trọng, rung động trước Kim Trọng. Và chính vì vậy Nguyễn Du viết "Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa" chứ không phải "Thuý Kiều e lệ" hay "Thúy Vân e lệ". Dù viết như thế này vẫn bảo đảm cho câu thơ 8 chữ (bát) đúng và hay. Đứng trước hai người đẹp ấy, chàng thiếu niên mới lớn đã rạo rực ngọn lửa tình nhưng vẫn sợ sệt, không dám để bộc lộ ra. Nguyễn Du viết: "Người quốc sắc kẻ thiên tài". "Kẻ thiên tài" ở đây là Kim Trọng, "người quốc sắc" là ai? Nguyễn Du không khẳng định là chị hay là em. Lâu nay ta vẫn cho rằng "Người quốc sắc, kẻ thiên tài. Tình trong như đã mặt ngoài còn e" là nói về tình cảm giữa Thuý Kiều và Kim Trọng. Người quốc sắc là Thuý Kiều nhưng xét trên văn bản và hoàn cảnh cụ thể khẳng định như vậy là không đúng. Chỉ có thể thấy anh chàng Kim Trọng đã ngây ngất trước hai Kiều đến nỗi "chập chờn cơn tỉnh cơn mê", đến nỗi "rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn"… Rồi thì chàng Kim Trọng cũng phải về khi bóng tà buổi chiều đang đến, chàng phải về thôi, để xảy ra cảnh "Khách đà lên ngựa người còn ghé theo". Đến đây càng không thể khẳng định là ai trong hai nàng Kiều yêu Kim Trọng. Nguyễn Du không viết "Khách đà lên ngựa, Kiều còn ghé theo". Viết như vậy hợp vần, vần bằng cho câu thơ lục bát, không sai vần, hay, nhưng nhà thơ vĩ đại của chúng ta lại dùng danh từ chung "người". Người có thể là hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân. Cả hai, e ấp ngượng ngùng "ghé" nhìn theo Kim Trọng khi chàng lên ngựa chia tay, chứ đâu có phải chỉ một mình Thuý Kiều "ghé theo"… Từ câu "Chàng Kim từ lại thư song. Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây", viết về tâm trạng của Kim Trọng sau buổi gặp gỡ ấy Nguyễn Du vẫn viết là nỗi nàng - một danh từ chung, chỉ người con gái nói chung mà ông không chỉ rõ là nàng nào. Ông không khẳng định "Nỗi Kiều canh cánh…" trong lòng Kim Trọng. Ông diễn tả nỗi lòng và tâm trạng của anh chàng mới bước vào tình yêu. Thổn thức, chờ đợi, thấp thỏm "Mặt tơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng" nhưng là tơ tưởng mặt ai không rõ. "Hương gây mùi nhớ" - Hương thơm trong vườn "gây" mùi nhớ nhung, nhớ mùi của Thúy Kiều hay Thuý Vân? Không rõ. Để rồi "bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người". Nhớ người nào không rõ… vừa yêu vừa nhớ bâng khuâng nhưng trong trạng thái chưa rạch ròi nên anh chàng tìm cách "xăm xăm tìm nẻo Lam Kiều tìm sang" để gặp cho được - không phải chỉ để gặp Thúy Kiều mà còn là để gặp Thúy Vân nữa chứ. Đến câu 286, anh chàng si tình sau khi tỏ ra thông minh, lấy cớ thuê nhà của nhà Ngô Việt thương gia. "Phòng không để đó người xa chưa về" để ở trọ học nhưng vẫn "Tịt mù nào thấy bóng hồng vào ra" chờ không thấy bóng hồng (danh từ chung chỉ con gái, đàn bà) chứ có phải là chờ Kiều đâu… Kim Trọng chỉ có chờ đợi ở bên nhà hàng xóm để rồi dịp may ngẫu nhiên xảy ra "Cách tường phải buổi êm trời.- Dưới đào dường có bóng người thướt tha". Lại vẫn là "bóng người" - một danh từ chung chứ không phải là "bóng Kiều thướt tha". Nghĩa là Kim Trọng vẫn chưa biết là bóng ai. Thuý Kiều hay Thuý Vân, chỉ có "Hương còn thơm nức người đà vắng tanh". Hương ai chàng vẫn chưa biết. Rồi bất ngờ Kim Trọng "Trên đào nhác thấy một cành kim thoa" mà vẫn không biết là kim thoa của ai đánh mất chàng tự hỏi mình: "Này trong khuê các đâu mà đến đây. Ngẫm âu người ấy báu này". Có lẽ của "báu" này là của "người ấy" mà không biết người ấy là Kiều hay Vân. Nếu cái cành thoa vương trên cành đào ấy là của Thúy Vân, và Thúy Vân đi tìm thì cuộc tình của Kim Trọng sẽ xảy ra với Thúy Vân chứ đâu với Thuý Kiều… Mãi đến câu 307 Nguyễn Du mới cho ta biết người đi tìm thoa là Thuý Kiều: "Tiếng Kiều nghe lọt bên kia, Ơn người quân tử sá gì của rơi" Nhưng lúc này Kiều vẫn ở bên kia tường nói vọng sang và Kim Trọng vẫn chưa thấy mặt vẫn chưa biết là ai. Sau khi về nhà lấy thêm "Xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một vuông" để làm quà cho người đẹp, Kim Trọng "Bực mây dón bước ngọn tường" rướn người nhìn qua tường, bây giờ Kim Trọng mới thấy người đi tìm cành thoa: "Phải người hôm nọ rõ ràng chẳng nhe". Hôm nọ chính là hôm gặp nhau ở hội Đạp Thanh, ở lễ tảo mộ: "Sượng sùng giữ ý rụt rè, Kẻ nhìn rõ mặt người e cúi đầu" "Kẻ nhìn" (Kim Trọng), rõ mặt (Thúy Kiều), người (Thúy Kiều), e (lệ) cúi đầu, và Kim Trọng "Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là" mới có cuộc nói chuyện riêng đầu tiên với Thúy Kiều. Và từ câu 307 trở đi mới là quan hệ giữa Kim Trọng với Thúy Kiều… Thúy Kiều gặp gỡ Kim Trọng là cái đêm cả nhà Vương ông về sinh nhật ông bà ngoại. Cả ông bà, Thúy Vân, Vương Quan đều đi, ở nhà còn có một mình Thúy Kiều. Đêm trao duyên, hò hẹn của Thúy Kiều và Kim Trọng không ai biết. Thời gian quá ngắn, vì ngay hôm sau Kim Trọng nhận được tin chú mất phải về Liêu Dương hộ tang, phải đi ngay. Chỉ khi Thúy Kiều bộc bạch kể lại chuyện tình cảm của nàng cho Thúy Vân thì Thuý Vân mới biết. Thậm chí ngay khi cơn gia biến xảy ra, Kiều đã buộc phải bán mình để chuộc cha, nàng đau đớn đến thổn thức, xót xa cho mối tình dang dở: "Một mình nương ngọn đèn khuya. Áo dầm giọt lệ tóc se mái đầu" thì Thúy Vân vẫn ngủ, bởi nàng đâu biết giữa chị mình và Kim Trọng đã có hẹn hò thề thốt cho nên nàng mới thắc mắc: "Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh, Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây" Bởi sau cái buổi đi chơi xuân "tiết tháng ba" ấy, nàng cũng đã có cảm tình, nàng cũng đã có tình có ý với cái chàng thanh niên "Phong tư tài mạo tuyệt vời" ấy, với người "phong nhã", "hào hoa", trong lòng nàng đã có bóng dáng của Kim Trọng, chẳng qua là chưa có dịp gặp lại, không có cơ hội gặp lại mà thôi. Cho nên khi nghe chị kể lại chuyện tình của mình, cũng là vì nghĩa, em giúp chị trả nợ tình nhưng nếu vì nghĩa không đủ đảm bảo cho Thuý Vân cùng Kim Trọng về sau có một gia đình hạnh phúc "Một cây cù mộc đầy sân quế hòe”. Cái quan trọng nhất ngoài nghĩa với chị mình là nàng có tình yêu với Kim Trọng nên nàng đã dễ dàng nhận lời chị uỷ thác cho. Chuyện tình cảm, chuyện con tim chứ không phải chuyện nợ nần vật chất để Thúy Vân phải chỉ "vì nghĩa", vì trách nhiệm mà trả nợ thay chị. Nếu quả thật Thúy Vân không yêu Kim Trọng, đã không "nép vào dưới hoa" khi Kim Trọng đến, không phải là "người còn ghé theo" khi Kim Trọng chia tay hai tháng trước thì có trói cổ nàng xích lại nàng cũng không dễ dàng nhận lời yêu Kim Trọng đến vậy. Và cũng nhờ vậy mà chỉ 6 tháng sau ngày Thúy Kiều đau đớn kêu lên: "Ôi Kim Lang hỡi Kim Lang. Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây" Thuý Vân đã lên xe hoa với Kim Trọng và chàng Kim đón Vương ông Vương bà về phụng dưỡng là đón bố mẹ vợ mình (chứ không phải như nhiều người ca ngợi hành động này của Kim Trọng là chưa cưới Thúy Kiều đã đón ông bà họ Vương về phụng dưỡng). Chính vì Thuý Vân và Kim Trọng có tình yêu với nhau nên họ đã có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc: "Người yểu điệu, kẻ văn chương. Trai tài gái sắc xuân đương vừa thì"... Thời gian trôi đi, gia đình nàng hạnh phúc nhưng Vân vẫn biết chồng mình vẫn yêu chị mình. Có sao đâu, cuộc đời là vậy, chưa một lần nàng thắc mắc, chưa bao giờ nàng ghen. Bởi bản tính hiền lành, bởi nghĩa với chị, chứ thực ra "Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai". Trong mối tình tay ba này, nàng bị động, nhưng do hoàn cảnh mà trở thành chủ động. Và người biết rất rõ tình cảm giữa em mình và Kim Trọng chính là Thuý Kiều. Vì Thúy Kiều biết rất rõ tình cảm của em gái với Kim Trọng nên trong suốt 15 năm lưu lạc nhiều lần nàng nghĩ về hai người nhưng chỉ nghĩ đến những điều tốt đẹp, trôi chảy, không sợ điều gì bất trắc cho em gái và Kim Trọng, như nhớ về cha mẹ với những lo lắng, xót xa… Rồi đến cảnh đoàn viên cuối truyện, sau bao truân chuyên, Thúy Kiều gặp lại gia đình, gặp lại cha mẹ, gặp các em và "Nọ chàng Kim đó là người ngày xưa". Ai cũng mừng, cũng vun vén cho mối tình của nàng và Kim Trọng. Thúy Vân em gái nàng và là vợ Kim Trọng đã là người đầu tiên đặt vấn đề: "Quả mai ba bảy đang vừa Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì", Nhưng ngoài Vân ra thì chỉ có một mình Thúy Kiều hiểu thực chất của mối tình đó. Dù Kim Trọng thuyết phục nàng bằng nhiều lý do rất chính đáng. Thúy Kiều đã từ chối với nhiều lý do về đạo vợ chồng phải "hoa thơm phong nhị trăng vòng tròn gương" rằng chuyện "cửa nhà dù tính về sau", "thì còn em đó lọ cầu chị đây" v.v... nhưng tất cả những thuyết phục đó xem ra chỉ là lý do để cho quyết định cuối cùng là Thúy Kiều không lấy Kim Trọng (Theo ANTG cuối tháng) Thôi cứ để Trăng tàn theo đêm xuống Vương víu chi cho nhọc hỡi Tùng khô ღღღღღTài sản của Phở (View All Items) ღღღღღ Website Find Reply Đã cảm hothiethoa , lanhdien , Vũ Thiên Di , Phụng , Hạc Đỉnh Hồng , kanguru , MrTee
« Bài trước | Bài tiếp »
Có thể liên quan đến chủ đề
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
Phạm Duy "còn đó... muôn đời" lanhdien 0 3,028 08-01-2013, 08:35 PM Bài mới nhất: lanhdien
Tam giác của sự sống Vũ Thiên Di 3 4,049 28-03-2011, 02:54 PM Bài mới nhất: Dự Long
  • Xem ở phiên bản có thể in
  • Theo dõi chủ đề này
Chuyển nhanh: Tin nhắn cá nhân Trang cá nhân Ai đang online ? Tìm kiếm Trang chủ diễn đàn Đại nghĩa sảnh -- Cáo thị -- Mật thất -- Nghị sự Tửu Lầu -- Thi Ẩm Lâu ---- Tàng thi viện ---- Dịch thi viên -- Tác Văn Lâu ---- Tàng thư viện -- Trà Dư Tửu Hậu ---- Thời Báo Lá Chuối ---- Túc cầu giáo -- Phiếm Luận Đường ---- Cafe Phiếm Luận Đường -- Ảnh phòng -- Ca kỹ phòng ---- Clip Vui ---- Điện Ảnh Phòng ---- Hòa Âm Lâu Hậu Viên -- Luyện võ trường -- Khu công nghệ cao -- Thông Ngữ Viện -- Đại Phong Môn User(s) browsing this thread: 1 Guest(s)
  • Liên hệ
  • Thi Ẩm Lâu
  • Lên trên
  • Bản rút gọn
  • Tin RSS
Thời gian hiện tại : 16-12-2024, 03:55 AM Mã nguồn bởi MyBB, © 2002-2024 MyBB Group.Theme design by Thi Ẩm Lầu.Cùng Webmaster: Access: Tổng hợp Access|Access World|Trang Tin Thi ẩm lâu| Ảnh Viện|Trang tin|Tiếu Viên|Phim|Nhạc||Thành viên|Funny|Truyện |Cung Hoàng Đạo| Trang tin|Lời Nhạc|Nhà hàng Sông Thơ|Tổng hợp Linear ModeThreaded Mode

Từ khóa » Thúy Kiều Thúy Vân Kim Trọng