Lương Cứng Là Gì? Lương Mềm Là Gì? Phân Biệt Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Lương cứng là gì, lương mềm là gì là hai khái niệm được người lao động nhắc đến nhiều. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản để phân biệt chúng là gì thì không phải ai cũng biết.
Lương cứng là gì? Lương mềm là gì?
Câu hỏi: Tôi rất hay thấy các bạn bè tôi hỏi tôi, lương cứng chị bao nhiêu, rồi thì công ty chị trả lương theo lương mềm không. Tôi chưa hiểu rõ về các khái niệm này. Mong Vanbanluat giải đáp giúp tôi ạ. (Trương Hồng Nga – Bình Phước).Trả lời:
- Lương cứng là cách gọi phổ biến của nhiều người chỉ số tiền lương mà người lao động được các doanh nghiệp/người sử dụng lao động trả cho hàng tháng theo đúng với mức lương đã quy định và thỏa thuận giữa doanh nghiệp đó và người lao động được ghi nhận theo hợp đồng lao động.
Hiểu đơn giản thì lương cứng chính là lương tháng, là mức tiền ổn định mà người lao động nhận được mỗi tháng, thường thì trong doanh nghiệp lương cứng sẽ được dựa vào tính chất, vị trí công việc mà người lao động đảm nhiệm.
Lưu ý: Lương cứng không phải lương tối thiểu vùng, mà cơ sở để xây dựng lương cứng cần đảm bảo mức lương thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng.
- Lương mềm là khoản lương được tính dựa trên hiệu quả công việc mà người lao động. Công thức tính lương mềm được thực hiện theo công thức:
Lương mềm = Lương cứng x Hệ số lương
Vì vậy, khi nhắc đến việc nhận lương mềm chắc chắn số tiền thực nhận của bạn sẽ cao hơn phần lương cứng bình thường bạn được nhận. Lương mềm thường áp dụng với những cơ quan Nhà nước khi có ngạch lương rõ ràng dành cho viên chức, công chức.
Lương cứng là gì lương mềm là gì (Ảnh minh họa)
Cách tính tiền lương cứng thế nào?
Câu hỏi: Em có câu hỏi nhờ Vanbanluat giúp em, có thể hướng dẫn giúp em cách tính tiền lương cứng năm 2021 thế nào được không ạ? (Ma Văn Kính – Tuyên Quang).Trả lời:
Lương cứng sẽ bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác mà người lao động được nhận như tiền phụ cấp xăng xe, ăn trưa…
Cách tính lương cứng:
Lương cứng (lương tháng) = Lương thỏa thuận / số ngày làm việc trong tháng x số ngày đi làm thực tế
Lương thỏa thuận: là mức lương thỏa thuận khi làm vào việc (bao gồm cả phụ cấp nếu có).
Ví dụ: 10 triệu/tháng + 500.000 đồng phụ cấp tiền xăng + 500.000 đồng tiền ăn trưa = 11 triệu đồng.
Như vậy lương tháng của mỗi nhân sự sẽ phụ thuộc vào số ngày đi làm thực tế của nhân sự đó. Những ngày nghỉ làm, nếu không được trừ vào các ngày nghỉ theo chế độ, thì sẽ bị trừ lương.
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng lao động với anh B mức lương thỏa thuận là 8.000.000đ/tháng và có phụ cấp 600.000đ/tháng tiền ăn + 300.000đ/tháng tiền xăng xe đi lại, điện thoại.
Tháng 11/2020 có 23 ngày làm việc (do công ty chỉ làm việc từ T2 đến T6) nhưng anh B chỉ đi làm 21 ngày.
=> Lương tháng 11/2020 của anh B được nhận là:
Lương tháng = (8.000.000 + 600.000 + 300.000đ) / 23 x 21 = 8.126.000 đồng
Trên đây là thông tin giải đáp cho bạn đọc về khái niệm lương cứng là gì, lương mềm là gì và cách tính lương cứng thế nào. Nếu còn thắc mắc liên quan, độc giả vui lòng đặt câu hỏi tại đây.
Xem thêm:
Tiền lương 2021 của công chức, người lao động có gì thay đổi?
Từ khóa » Hệ Số Cứng Là Gì
-
Hệ Số Là Gì? Ý Nghĩa Của Hệ Số? Tìm Hiểu Hệ Số Trong Toán Học?
-
Từ điển Việt Anh "hệ Số độ Cứng" - Là Gì?
-
Hệ Số Alpha Trong đầu Tư Chứng Khoán - PineTree Securities
-
Ý Nghĩa Và ứng Dụng Của Hệ Số Beta Chứng Khoán
-
Ý Nghĩa Của Hai Hệ Số P/E Và P/BV - Chi Tiết Thông Tin đào Tạo
-
Phương Pháp Tính Chỉ Số Giá Cổ Phiếu - Chi Tiết Thông Tin đào Tạo
-
Độ Cứng Là Gì? Các Thang đo độ Cứng
-
Công Thức Tính Hệ Số Beta Trong Chứng Khoán - Topi
-
Các Chỉ Số Trong Phân Tích Cơ Bản - TVSI
-
Hệ Số Beta Trong Chứng Khoán Là Gì? - FTV