Lượng Từ Trong Tiếng Việt Là Gì ? Phân Loại Và Cách Nhận Biết Lượng ...

Home » Văn Học » Lượng từ trong tiếng việt là gì ? Phân loại và cách nhận biết lượng từ ? Lớp 6 Văn Học Lượng từ trong tiếng việt là gì ? Phân loại và cách nhận biết lượng từ ? Lớp 6 admin.ta 21 Tháng Mười Một, 2021 28 Views 0 SaveSavedRemoved 0
luong tu

Lượng từ trong tiếng việt là gì ? Cùng chúng tôi khám phá những thông tin liên quan đến chủ đề lượng từ mà Đồng Hành Cho Cuộc Sống Tốt Đẹp chia sẻ đến bạn trong bài viết ngày hôm nay nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Động Từ Là Gì ? Phân Loại ? Chức Năng ? Ví Dụ ? Tiếng Việt Lớp 4, Lớp 6
  • Tính từ là gì trong tiếng việt ? Cho ví dụ minh họa ? Ngữ văn lớp 4, lớp 5, lớp 6

       Lượng từ trong tiếng việt là gì ?

Tóm tắt nội dung

  • 1        Lượng từ trong tiếng việt là gì ?
  • 2       Phân loại lượng từ trong tiếng việt
    • 2.1      1. Nhóm chỉ toàn thể
    • 2.2      2. Nhóm chỉ tập hợp hoặc phân phối
  • 3        Hướng dẫn cách phân biệt lượng từ với loại khác
    • 3.1     1. Phân biệt với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
    • 3.2     2. Phân biệt với số từ.

– Lượng từ trong tiếng Việt là từ dùng để chỉ số lượng nhiều hay ít của các sự vật trong câu

– Ví dụ:

Trong làng tôi, mọi gia đình đều đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

==> Trong câu này, lượng từ là “mọi”, đứng trước danh từ “gia đình”.

luong tu la gi

      Phân loại lượng từ trong tiếng việt

– Lượng từ được chia thành 2 loại dựa theo vị trí cụm danh từ đó là:

     1. Nhóm chỉ toàn thể

– Nhóm chỉ toàn thể thường bao gồm các từ như: tất cả, toàn bộ, toàn thể, các, mọi…

– Ví dụ: Toàn thể học sinh được nghỉ hè kể từ tháng Năm.

     2. Nhóm chỉ tập hợp hoặc phân phối

– Nhóm chỉ tập hợp hoặc phân phối thường bao gồm các từ như: mỗi, từng, những,…

– Ví dụ: Mỗi bạn học sinh xếp loại khá, giỏi đều được nhà trường tuyên dương và khen thưởng.

luong tu

       Hướng dẫn cách phân biệt lượng từ với loại khác

    1. Phân biệt với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.

– Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng đề tính, đếm, đo lường sự vật.

==> Ví dụ: ông, bà, ngài, vị, em; bức, tấm, cái, con; nắm, mớ; lít, ki lô gam, mét,…

– Trong cụm danh từ, số từ thường đứng trước danh từ chỉ đơn vị.

==> Ví dụ: ba em học sinh lớp tôi (ba là số từ, em là danh từ chỉ đơn vị)

    2. Phân biệt với số từ.

Trong cụm danh từ, cả lượng từ và số từ đều đứng trước danh từ chỉ đơn vị, nhưng ý nghĩa chỉ lượng của lượng từ không chính xác và cụ thể như số từ.

Ví dụ: năm em học sinh (chỉ số lượng chính xác, cụ thể) những em học sinh (chỉ số lượng nhiều một cách chung chung, không cụ thể, chính xác)

Cám ơn bạn theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi, hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn nhiều kiến thức về lượng từ trong tiếng việt nhé !

Người xem: 148

Từ khóa » Các Lượng Từ Trong Tiếng Việt