Số Từ Là Gì? Lượng Từ Là Gì? Bài Tập Và Ví Dụ Minh Họa - IIE Việt Nam

Số từ là gì? Lượng từ là gì? Bài tập và ví dụ minh họa

» Thuật Ngữ » Số từ là gì? Lượng từ là gì? Bài tập và ví dụ minh họa

Định nghĩa số từ là gì và lượng từ là gì, cách phân biệt giữa số từ và lượng từ, cách nhận biết số từ và lượng từ, ví dụ minh họa và giải bài tập SGK.

Số từ và lượng từ là gì là những khái niệm mà các em sẽ bắt gặp trong quá trình học môn Ngữ văn ở trường. Bởi đây là hai thuật ngữ dễ nhầm lẫn nên có thể gây cho học sinh nhiều khó khăn khi làm bài tập. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các định nghĩa chính xác về số từ và lượng từ đồng thời cho ví dụ minh họa để các em hiểu bài một cách tốt nhất.

Số từ là gì? Lượng từ là gì?

Số từ là gì? Lượng từ là gì?

Contents

  • 1 Số từ và lượng từ là gì?
    • 1.1 Định nghĩa số từ là gì?
    • 1.2 Định nghĩa lượng từ là gì?
  • 2 Ví dụ minh họa về số từ và lượng từ
    • 2.1 Ví dụ về số từ
    • 2.2 Ví dụ về lượng từ
  • 3 Cách phân biệt số từ và lượng từ là gì?
  • 4 Viết đoạn văn ngắn có sử dụng số từ và lượng từ
  • 5 Bài tập Sách giáo khoa
    • 5.1 Bài 1: Tìm số từ trong bài thơ Không ngủ được của tác giả Hồ Chí Minh
    • 5.2 Bài 2: Các từ in đậm trong 2 dòng thơ có ý nghĩa gì?
    • 5.3 Bài 3: Nghĩa của từ từng và từ mỗi trong 2 câu có gì giống và khác

Số từ và lượng từ là gì?

Định nghĩa số từ là gì?

Theo định nghĩa được đưa ra trong sách giáo khoa Ngữ văn, số từ là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó. Khi dùng để chỉ thứ tự của vật thì vị trí của số từ thường ở phía sau danh từ. Còn khi dùng để miêu tả số lượng của vật thì vị trí của số từ thường đứng trước danh từ.

Ví dụ:

Bạn Hoa mua hai quyển vở dùng làm vở bài tập văn và toán.

Từ “hai” ở đây là số từ vì chỉ số lượng và đứng trước danh từ “quyển vở”.

Định nghĩa lượng từ là gì?

Lượng từ là từ dùng để chỉ các sự vật có số lượng ít hay nhiều. Thường được chia làm 2 loại là nhóm chỉ tập hợp/phân phối và nhóm chỉ toàn thể dựa trên vị trí của cụm danh từ.

Lượng từ chỉ toàn thể là các từ ngữ như toàn bộ, toàn thể, tất cả, các… Ví dụ: Tất cả các thầy cô giáo trong trường đều là những giáo viên dạy giỏi.

Lượng từ chỉ tập hợp hoặc phân phối là các từ như mỗi, những, từng… Ví dụ: Mỗi học sinh chăm học giỏi là những mầm non tương lai của đất nước.

Ví dụ minh họa về số từ và lượng từ

Ví dụ về số từ

-Hôm nay lớp chúng em quyên góp đồ dùng cho đồng bào bão lụt được bốn mươi bộ quần áo.

=> Số từ là “bốn mươi” đứng trước danh từ “bộ quần áo” để chỉ số lượng.

-Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

=> “Bốn”, “năm” là số từ dùng đứng sau và để thể hiện thứ tự của “canh” (chỉ thời gian)

Ví dụ về lượng từ

-Tất cả các em học sinh khi đến trường đều phải mặc đồng phục theo quy định.

=> “Tất cả” là lượng từ chỉ toàn thể, đứng trước danh từ “học sinh”

-Toàn bộ ngôi nhà trong xã đều được sửa chữa, lau dọn khang trang sau cơn bão.

=> “Toàn bộ” là lượng từ chỉ toàn thể, đứng trước danh từ “ngôi nhà”

-Từng trang vở đều gợi lại những ký ức đẹp đẽ của thời học sinh.

=>”Từng” là lượng từ phân phối đứng trước danh từ “trang vở”

Cách phân biệt số từ và lượng từ là gì?

-Vị trí của số từ và lượng từ đều nằm ở trước danh từ tuy nhiên số từ có khả năng đề cập một cách chính xác số lượng của sự vật, còn lượng từ chỉ dùng để chỉ chung chung, ước chừng về số lượng.

Ví dụ: Trong lớp mình có hai mươi ba bạn học sinh giỏi, các bạn còn lại đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.

“Hai mươi ba” là số từ và dùng để thể hiện một số lượng học sinh một cách cụ thể, còn “các” là lượng từ dùng để chỉ số lượng nhiều học sinh nhưng không xác định chính xác là bao nhiêu, chung chung.

-Trong một câu, số từ và lượng từ có vai trò quan trọng về mặt ngữ pháp và chỉ có thể kết hợp được với danh từ ở phía trước. Trong khi đó số từ và lượng từ không thể kết hợp được với tính từ và động từ. Vì vậy có thể dựa vào danh từ để nhận biết số từ và lượng từ trong câu.

Ví dụ: Ba cái bút – “ba” là số từ đứng trước danh từ “cái bút”

Tất cả mọi người – lượng từ “tất cả” đứng trước danh từ “mọi người”

Tuy nhiên không thể kết hợp “các ăn”, “mười chạy”, bởi lượng từ “các” và số từ “mười” không thể kết hợp với các động từ “ăn” và “chạy”

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng số từ và lượng từ

Mỗi năm trôi qua, tôi lại cảm thấy mình như trưởng thành thêm lên. Mới ngày nào còn là cô bé chập chững bước vào lớp Một, nay tôi đã là học sinh Cấp 2 với suy nghĩ chín chắn hơn. Tôi ý thức được vai trò, trách nhiệm của một học sinh đối với nhà trường và một người con đối với cha mẹ. Vì vậy tôi càng mong muốn cố gắng học thật giỏi để phụ giúp cha mẹ nhiều hơn sau này. Những nỗ lực của tôi được thể hiện ở thành tích học tập tốt và nhiều năm liền đạt học sinh giỏi.

Bài tập Sách giáo khoa

Bài 1: Tìm số từ trong bài thơ Không ngủ được của tác giả Hồ Chí Minh

Các số từ trong bài gồm

Câu 1: một, hai, ba

Câu 2: bốn, năm

Câu 4: năm

Trong đó số từ đứng trước danh từ chính dùng để chỉ số lượng

Số từ đứng sau danh từ chính dùng để chỉ thứ tự

Bài 2: Các từ in đậm trong 2 dòng thơ có ý nghĩa gì?

Con đi trăm núi ngàn khe.

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Các từ in đậm trong câu là số từ dùng để chỉ số lượng rất lớn, giúp khắc họa những vất vả nhọc nhằn trong cuộc đời của người “bầm”.

Bài 3: Nghĩa của từ từng và từ mỗi trong 2 câu có gì giống và khác

Giống nhau: Thể hiện sự chia tách của núi

Khác nhau:

“Từng” thể hiện trình tự lần lượt, hết cái này đến cái khác

“Mỗi” thể hiện sự tách biệt nhưng không theo trình tự nhất định nào

Trên đây là định nghĩa số từ và lượng từ là gì, cách phân biệt số từ và lượng từ, một số ví dụ minh họa và gợi ý giải bài tập sách giáo khoa. Chúc các em học sinh học tập thật tốt.

  • Xem thêm: Luận điểm là gì? Luận cứ là gì? Ví dụ luận cứ và luận điểm
Thuật Ngữ -
  • Luận điểm là gì? Luận cứ là gì? Ví dụ luận cứ và luận điểm

  • Từ tượng thanh từ tượng hình là gì? Tác dụng và ví dụ minh họa

  • Từ đơn và từ phức là gì? Cách phân biệt và ví dụ minh họa

  • Thành phần biệt lập là gì? Các loại thành phần biệt lập và ví dụ

  • Phó từ là gì? Ý nghĩa của phó từ và cách phân biệt

  • Liệt kê là gì? Các hình thức liệt kê, tác dụng và ví dụ

  • Các thể thơ Việt Nam phổ biến và hay sử dụng nhất

DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Các Lượng Từ Trong Tiếng Việt