Lưu ý để Trẻ Uống Thuốc Không Bị Nôn - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng - Chuyên khoa Nhi - Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng, cho biết:
Một số lưu ý khi bạn cho trẻ uống thuốc:
Cho trẻ uống thuốc với một chút nước lọc, tuyệt đối không dùng sữa hay nước hoa quả thay thế vì những loại nước này có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Bạn có thể nghiền nhỏ viên thuốc rồi trộn lẫn đường để tạo thêm vị ngọt cho trẻ dễ uống. Tuy nhiên, đường cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Với các loại thuốc viên nang, bạn không nên nhai hay nghiền nát khi cho trẻ dùng vì nhiều loại thuốc dạng này chỉ tan trong ruột bé. Nếu sợ trẻ hóc khi uống cả viên, bạn có thể tháo bỏ lớp vỏ bao bên ngoài và cho trẻ dùng ruột thuốc bên trong.
Nên cho trẻ nằm hơi dốc, đầu cao hơn một chút và hơi nghiêng để tránh việc trẻ bị sặc thuốc. Cho trẻ uống thuốc một cách cẩn thận, từng chút một. Nếu trẻ bị nôn trớ, bạn nên nhanh chóng bổ sung một thìa thuốc khác ngay sau đó. Bạn không nên ép trẻ uống bằng cách bóp mũi, cạy miệng trẻ rồi đổ thuốc vào. Hành vi này rất nguy hiểm vì dễ làm trẻ bị ho, sặc, tím tái, ngạt thở.
Nếu trẻ phải uống nhiều loại thuốc, bạn nên phân chia thời gian uống hợp lý, mỗi loại nên uống cách nhau khoảng 1 giờ. Với thuốc loại sirô, bạn không nên cho trẻ uống khi trẻ đang quấy khóc, nếu không trẻ sẽ bị ngạt hoặc sặc thuốc, rất nguy hiểm. Thuốc sirô thường có vị ngọt, vì vậy bạn nên tránh cho trẻ uống thuốc trước giờ ăn vì chất đường sẽ khiến trẻ có cảm giác no nhanh, không muốn ăn nữa. Cũng không nên cho trẻ uống thuốc trước giờ đi ngủ vì chất đường sẽ gây viêm lợi hay phá hủy men răng của trẻ. Nên vệ sinh răng lợi cho trẻ thật kỹ sau khi dùng thuốc để loại bỏ chất đường bám trong miệng.
Dùng thuốc dạng sirô, phân của trẻ có thể có màu sẫm đen, điều này là hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ phải dùng loại thuốc sirô có tác dụng bổ máu do thiếu sắt, cần tránh cho thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng trẻ vì thuốc này có thể làm cho răng trẻ bị xỉn màu. Bạn có thể cho trẻ dùng ống hút hoặc đổ thuốc ra thìa và đưa sâu vào miệng trẻ. Bạn nên rửa tay sạch sẽ để tránh việc trẻ bị nhiễm khuẩn từ tay bạn. Nên bảo quản thuốc ở nơi cao vì nhiều trẻ tò mò có thể tự lấy thuốc bỏ vào miệng và gây ngộ độc.
Từ khóa » Cách Uống Thuốc Không Bị Nôn
-
Phải Làm Gì Khi Thuốc Bạn Uống Gây Buồn Nôn? | Vinmec
-
Nôn ói Sau Khi Dùng Thuốc Có Cần Uống Thêm Liều? | Vinmec
-
Nguyên Nhân Gây Buồn Nôn Sau Khi Uống Thuốc Và Cách Khắc Phục
-
XỬ TRÍ TRẺ NÔN SAU KHI UỐNG THUỐC
-
Cách Cho Trẻ Sơ Sinh Uống Thuốc | Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
-
Trẻ Uống Thuốc Bị Nôn Có Uống Lại Không? - MarryBaby
-
Cách Cho Trẻ Uống Thuốc đúng - VnExpress Sức Khỏe
-
Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Uống Kháng Sinh Bị Nôn? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Buồn Nôn Sau Khi Uống Thuốc Có Sao Không? Những Giải đáp Bạn ...
-
Uống Thuốc Xong Thấy Chóng Mặt, Buồn Nôn Phải Làm Sao?
-
Làm Sao để Trẻ Em Uống Thuốc Dễ Dàng, đúng Cách? - CIH
-
Bật Mí Những Cách Uống Thuốc Dễ Nhất
-
Cho Trẻ Uống Thuốc Chưa Bao Giờ Dễ đến Thế! Tham Khảo 7 Mẹo Sau
-
Trẻ Bị Nôn, đau Bụng: Không Tự ý Dùng Thuốc Giảm đau, Thuốc Cầm ...