Lưu ý Trong điều Trị Và Phòng Tránh Viêm Lợi - Nha Khoa Sydney

Lợi (nướu) bị sưng đỏ, đau, dễ chảy máu và kèm hôi miệng là tình trạng báo hiệu bé đang bị viêm lợi. Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi là do vi khuẩn trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp ích cho cha mẹ trong điều trị và phòng tránh viêm lợi cho con.

1. Bệnh viêm lợi và cách điều trị Ai trong chúng ta cũng có thể mắc bệnh viêm lợi, tùy vào số lượng vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ viêm lợi càng nặng. Nếu người bệnh chủ quan, tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về uống thì bệnh sẽ không được chữa trị dứt điểm. Vì vậy khi bị viêm lợi, phụ thuộc vào mức độ bệnh mà bạn nên nhờ đến bác sĩ tư vấn để dùng thuốc có hiệu quả.

Đặc biệt ở trẻ nhỏ, việc chữa viêm lợi cho bé là rất quan trọng. Nếu bệnh viêm lợi không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ trở thành bệnh nha chu, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Trẻ bị viêm lợi và sốt

Để đạt hiệu quả trong việc điều trị viêm nướu, cần phải loại bỏ mảng bám răng và cao răng. Trong một số trường hợp viêm nướu nhẹ, có thể tự chữa trị cho bé tại nhà bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách như sử dụng bàn chải, nạo lưỡi, chỉ nha khoa, nước súc miệng. Đây là các biện pháp không tốn kém nhưng lại đem lại hiệu quả cao. Trong trường hợp bé bị chảy máu lợi nhiều, bệnh diễn tiến nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng các loại thuốc điều trị viêm lợi ở trẻ em.

Trẻ bị viêm lợi và sốt Để đạt hiệu quả trong việc điều trị viêm nướu, cần phải loại bỏ mảng bám răng và cao răng 2. Chữa viêm lợi cho bé tại nhà như thế nào? Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm lợi cho trẻ tại nhà bằng việc sử dụng nước súc miệng làm từ các nguyên liệu tự nhiên:

2.1 Dùng nước súc miệng bằng muối Nước muối có thể giúp làm dịu chỗ viêm, giảm đau, giảm tình trạng nhiễm khuẩn, loại bỏ thức ăn thừa, cải thiện mùi hơi thở. Bạn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, sử dụng nước muối quá thường xuyên hoặc ngậm nước muối quá lâu có thể làm men răng bị mòn do dung dịch muối có tính axit.

Trẻ bị viêm lợi và sốt

2.2 Dùng nước súc miệng bằng dầu dừa Dầu dừa có tác dụng làm trắng răng, giúp hơi thở thơm mát hơn, giảm đau đầu, căng thẳng và làm sạch xoang. Súc miệng bằng dầu dừa có chứa axit lauric giúp làm tăng khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng không nên để trẻ nuốt dầu dừa vì sau khi súc miệng, trong dầu dừa có chứa các độc tố và vi khuẩn từ miệng di chuyển vào.

2.3 Dùng nước súc miệng bằng tinh dầu sả Tinh dầu sả rất mạnh, vì vậy bạn nên pha loãng tinh dầu sả để đảm bảo an toàn và không gây thêm kích ứng cho lợi cho bé.

2.4 Dùng nước súc miệng bằng lô hội Áp dụng cách này 2 – 3 lần mỗi ngày. Lưu ý, cha mẹ nên mua lô hội ở nơi bán có uy tín và làm theo những hướng dẫn ghi trên nhãn khi sử dụng. Trẻ bị dị ứng với lô hội không nên dùng loại nước súc miệng này.

Trẻ bị viêm lợi và sốt Dùng nước súc miệng bằng lô hội 2 – 3 lần mỗi ngày để chữa viêm lợi

Trẻ bị viêm lợi và sốt 2.5 Dùng nước súc miệng bằng tinh dầu tràm trà Bạn có thể cho trẻ lặp lại cách này 2–3 lần mỗi ngày hay thêm 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng khi đánh răng. Tinh dầu tràm trà đặc có thể phản ứng dị ứng, gây phát ban hay nóng nhẹ. Nó cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm bổ sung và thảo mộc, vì vậy cha mẹ nên chú ý khi sử dụng loại tinh dầu này cho bé.

Ngoài ra nước súc miệng bằng gel nghệ, xô thơm, lá đinh hương, dầu Arimedadi, lá ổi cũng đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị viêm lợi

3. Một số thuốc điều trị viêm lợi Nước súc miệng là biện pháp được ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị viêm nướu. Bên cạnh các loại nước súc miệng có thể tự làm ở nhà như đã kể ở trên, bạn có thể cho trẻ sử dụng dung dịch nước súc miệng chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorinedioxid… giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng.

Khi bệnh viêm nướu đã trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, bao gồm:

Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…): Có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng. Sự kết hợp của spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) với metronidazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí), mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý răng miệng như bệnh viêm nướu răng, nha chu, sâu răng…;

Trẻ bị viêm lợi và sốt Thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, diclophenac, meloxicam…): Giúp làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau do viêm nướu răng; Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…): Có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau nướu răng; Các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…): Thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nướu. Không dùng aspirin cho các trường hợp mắc các bệnh ưa chảy máu, sốt xuất huyết. 4. Phòng tránh viêm lợi như thế nào? Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm viêm nướu nhất, do đây là lứa tuổi hiếu động, thích ăn đồ ngọt, bánh kẹo, nhưng lại hay quên việc vệ sinh răng miệng. Các bậc phụ huynh nên chủ động quan tâm, nhắc nhở các em nhỏ có thói quen vệ sinh răng miệng để phòng tránh bệnh viêm nướu. Một số lưu ý giúp phòng tránh viêm lợi ở trẻ:

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng trước và sau khi đi ngủ, sau mỗi bữa ăn. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, bạn có thể dùng gạc quấn quanh ngón tay trỏ, chà răng và nướu của trẻ; Trẻ bị viêm lợi và sốt Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng trước và sau khi đi ngủ, sau mỗi bữa ăn để phòng tránh viêm lợi Khi hơi thở của trẻ có mùi hôi, miệng có mùi hôi khó chịu và có mủ giữa răng, nướu bạn nên kiểm tra bàn chải đánh răng của bé và đưa trẻ tới cơ sở y tế sớm nhất; Cho trẻ đi khám răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần, lấy cao răng cho bé sau mỗi lần tới nha khoa để giúp phát hiện sớm bệnh viêm nướu ở trẻ. Trong điều trị viêm lợi ở trẻ, không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc tùy tiện, không đúng loại và đúng liều lượng có thể khiến bệnh diễn tiến nặng hơn, gây hiện tượng nhờn thuốc, dẫn tới bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy khi các biện pháp điều trị viêm lợi tại nhà không hiệu quả hoặc khi trẻ có các biểu hiện nghiêm trọng, cha mẹ nên lập tức đưa trẻ đi khám bác sĩ để có các chỉ định điều trị đúng đắn và kịp thời.

Từ khóa » đau Sưng Lợi Uống Thuốc Gì