Viêm Lợi Uống Thuốc Gì để Nhanh Khỏi Bệnh? Nha Khoa Thùy Anh

Lợi là phần bao quanh giúp bảo vệ răng chắc khỏe. Tuy nhiên, khi sức đề kháng yếu cùng với việc vệ sinh răng miệng chưa chuẩn thì xảy ra hiện tượng viêm lợi. Viêm lợi là tín hiệu cho thấy bạn cần điều trị ngay để tránh ảnh hưởng tới răng.

Thông thường mô lợi sẽ săn chắc, có màu hồng nhạt, các gai lợi ở giữa các kẽ răng nhọn. Tuy nhiên khi lợi bị viêm thì mô lợi sẽ bị phù nề, chuyển dần từ màu đỏ tươi sang đỏ sẫm và các gai lợi ở giữa các kẽ răng sẽ tù, tròn không còn nhọn như bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi gồm gồm 2 nhóm lớn: 1 là mảng bám răng, 2 là các yếu tố làm giảm sức đề kháng của lợi và tăng sự tấn công của vi khuẩn.

Nguyên nhân liên quan tới mảng bám răng

+ Cao răng: Cao răng được thành lập do sự vôi hóa của mảng bám răng. Bề mặt cao răng không trơn nhẵn như bề mặt răng nên vi khuẩn trong nước bọt dễ bám lên hơn.

+ Bất thường răng: Răng có cấu trúc phức tạp như các lồi men vùng cổ răng hay rãnh lõm vùng cổ răng hay răng lệch lạc chen chúc khiến mảng bám dễ tích tụ, khó làm sạch.

+ Miếng trám răng hay răng giả sát hoặc dưới lợi: Khi không được làm nhẵn hoặc phồng ra so với răng ban đầu sẽ làm nhồi nhét thức ăn, khó khăn trong vệ sinh răng miệng tạo sự lưu giữ các mảng bám vi khuẩn. Thời gian miếng trám hay phục hình răng càng dài thì tổn thương vùng quanh răng càng nặng.

+ Mòn cổ răng dưới lợi: làm tích tụ mảng bám vi khuẩn và khó vệ sinh răng miệng

+ Phanh môi bám cao hoặc ngách tiền đình nông: gây co kéo bong lợi, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập.

Yếu tố làm giảm sức đề kháng của lợi và tăng sự tấn công của vi khuẩn

+ Do nội tiết: Thời kỳ thai nghén và dậy thì: Sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến lợi đáp ứng mạnh hơn với các kích thích của vi khuẩn và sản phẩm đào thải của vi khuẩn gây viêm lợi.

+ Do dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin A, B, C, D, canxi, fluor… khiến lợi nhạy cảm hơn với kích thích của vi khuẩn, niêm mạch dễ bị hoại tử và chất lượng mô răng kém đi nên dễ gây viêm lợi

+ Do bệnh toàn thân: DO bệnh tiểu đường, ung thư bạch cầu hay AIDS

+ Việc sử dụng thuốc: Các thuốc điều trị động kinh, chống loại tổ chức ghép hay thuốc giảm huyết áp dễ gây phì đại lợi. Với nguyên nhân này bạn cần gặp bác sĩ khám để rõ tình trạng của mình, từ đó có kế hoạch điều trị thích hợp.

Từ khóa » đau Sưng Lợi Uống Thuốc Gì