TOP 11 Thuốc Chữa Viêm Lợi Tại Nhà Nhanh, An Toàn & Hiệu Quả Nhất

Viêm chân răng là bệnh lý không ít người gặp phải. Bệnh gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ rõ vấn đề viêm chân răng uống thuốc gì hiệu quả và an toàn nhất.

Bệnh lý viêm chân răng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trường hợp không được điều trị dứt điểm sẽ khiến viêm nhiễm càng ngày càng lan rộng và làm răng suy yếu. Vậy bị bệnh viêm chân răng uống thuốc gì? Nha Khoa Paris sẽ làm rõ câu hỏi trên ở trong bài viết sau.

  • 1. Vai trò của thuốc trong điều trị viêm chân răng
  • 2. Viêm chân răng uống thuốc gì
    • 2.1. Thuốc đặc trị viêm lợi Metronidazol Stada
    • 2.2. Thuốc chữa viêm lợi Perio Kin
    • 2.3. Thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi Ciprofloxacin
    • 2.4. Viêm chân răng uống thuốc gì – Erythromycin
    • 2.5. Thuốc bôi Dentosmin P chữa trị viêm lợi
    • 2.6. Thuốc trị viêm lợi dạng gel bôi Emofluor Gel
    • 2.7. Thuốc viêm nướu răng Naphacogyl
    • 2.8. Kem bôi chữa viêm lợi Metrogyl Denta
    • 2.9. Kháng sinh chống tình trạng viêm nướu Amoxicillin
    • 2.10. Viêm chân răng uống thuốc gì – Azithromycin
    • 2.11. Thuốc chấm đặc trị viêm lợi Sindolor
    • 2.12. KIN Gingival Mouthwash – Thuốc chữa viêm lợi hôi miệng
    • 2.13. Ibuprofen – Thuốc chữa viêm lợi cho phụ nữ đang cho con bú
    • 2.14. Thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng của Nhật Shoyo Kobayashi
    • 2.15. Thuốc chữa viêm lợi trùm Arme Rogyl
    • 2.16. Thuốc chữa viêm lợi tụt lợi Tetracycline
    • 2.17. Thuốc chữa viêm lợi Rodogyl
  • 3. Một số lưu ý khi dùng thuốc trị viêm lợi
  • 4. Một số câu hỏi khi sử dụng thuốc trị viêm chân răng
    • 4.1. Cần uống thuốc trị viêm chân răng trong bao lâu?
    • 4.2. Uống thuốc trị viêm chân răng có tác dụng phụ không?
    • 4.3. Có thể mua thuốc trị viêm chân răng không kê đơn?
    • 4.4. Ngoài uống thuốc, còn cách nào khác để trị viêm chân răng?
    • 4.5. Uống thuốc Đông y hay Tây y tốt hơn để trị viêm chân răng?

1. Vai trò của thuốc trong điều trị viêm chân răng

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, các loại thuốc trị viêm chân răng được dùng để loại bỏ vi khuẩn trong miệng, cải thiện tình trạng sưng tấy, chảy máu chân răng. Tùy thuộc vào mức độ của triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như:

– Thuốc kháng sinh: công dụng của thuốc kháng sinh là tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu là Spiramycin, Metronidazole, Ciprofloxacin, Amoxicillin,…

– Thuốc giảm đau: giúp giảm đau nhức do viêm chân răng, người bệnh sẽ thấy dễ chịu hơn trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày. Một số loại thuốc thường dùng như Paracetamol, Efferalgan, Arcoxia,…

– Thuốc chống viêm: giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và giảm tình trạng sưng tấy do viêm nhiễm. Một số loại thuốc được chỉ định như Diclofenac, Ibuprofen, Acid Meloxicam,…

Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Thuốc kháng sinh Amoxicillin

2. Viêm chân răng uống thuốc gì

Các loại thuốc được chỉ định để điều trị bệnh viêm chân răng gồm có: Metronidazol Stada, PerioKin, Ciprofloxacin, Erythromycin, Dentosmin P, Emofluor Gel, Naphacogylm, Metrogyl Denta, Amoxicillin, Azithromycin, Sindolor, KIN Gingival Mouthwash, Ibuprofen, Shoyo Kobayashi, Arme Rogyl, Tetracycline và Rodogyl.

2.1. Thuốc đặc trị viêm lợi Metronidazol Stada

Metronidazol Stada có chứa thành phần chính là Metronidazol cùng một số tá dược như Acid Stearic, Magnesium Stearate, Lactose Monohydrate,… Đây là một kháng sinh có tác dụng kháng vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, giúp giảm viêm nhiễm chân răng và cải thiện các triệu chứng của bệnh như sưng, đau, chảy máu nướu,… (1)

Thuốc Metronidazol Stada dùng bằng đường uống, sau khi ăn. Liều dùng phổ biến của thuốc là 30 – 40 mg/kg, chia nhỏ ra làm 4 lần/ngày. Sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, miệng có vị kim loại,…

Viêm chân răng uống thuốc gì

Thuốc Metronidazol Stada trị viêm chân răng

2.2. Thuốc chữa viêm lợi Perio Kin

Perio Kin gồm hai hoạt chất chính Chlorhexidine 0,2% và Bisbiguanid có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm chân răng. Thuốc được bào chế ở dạng gel, có khả năng thẩm thấu nhanh.

Khi bôi lên các mô nướu, thuốc lập tức tạo thành một lớp màng mỏng, bám dính chắc, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, giúp giảm bớt cảm giác khó chịu, đau nhức do viêm nhiễm và các vết thương ở nướu mau lành hơn.

Thuốc nên sử dụng 2 – 3 lần/ngày sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Kết hợp với massage nướu răng giúp bệnh viêm chân răng nhanh chóng cải thiện.

2.3. Thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là một loại kháng sinh nằm trong nhóm fluoroquinolon, được dùng phổ biến để điều trị bệnh lý viêm chân răng. Sau khi được hấp thụ vào cơ thể, thuốc sẽ ức chế enzym DNA gyrase và topoisomerase IV, giúp ngăn vi khuẩn phát triển. Các tế bào nướu bị tổn thương cũng dần được phục hồi, cải thiện bệnh lý viêm chân răng (2).

Liều dùng phổ biến của thuốc là uống 250 – 750 mg, cách 12 giờ/ lần. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nếu dùng sai liều như tiêu chảy, đau đầu, đau bụng và viêm khớp,…

2.4. Viêm chân răng uống thuốc gì – Erythromycin

Thuốc kháng sinh Erythromycin thuộc nhóm Macrolid có công dụng chính là ngăn ngừa nhiễm khuẩn, phòng ngừa viêm nhiễm lan sang vùng lân cận. Các thành phần trong thuốc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm chân răng, giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy, khó chịu,…

Liều dùng của thuốc là 500-1000 mg/lần, ngày 2 – 3 lần. Quá trình sử dụng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, sốc phản vệ, phát ban,… đặc biệt là khi uống thuốc sai liều lượng.

2.5. Thuốc bôi Dentosmin P chữa trị viêm lợi

Chất Chlorhexidine Bis trong gel bôi Dentosmin P có tác dụng điều trị tình trạng viêm nướu, sưng lợi hiệu quả nhờ vào hoạt tính kháng khuẩn. Sau một thời gian sử dụng, tình trạng đau nhức, sưng tấy nướu dần dần được cải thiện đáng kể.

Dentosmin P nên dùng 2 – 3 lần mỗi ngày, bôi trực tiếp lên vùng nướu bị viêm. Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây đau răng, kích ứng da,…

Viêm chân răng uống thuốc gì - Dentosmin P có tác dụng kháng khuẩn

Dentosmin P có tác dụng kháng khuẩn

2.6. Thuốc trị viêm lợi dạng gel bôi Emofluor Gel

Emofluor Gel được bác sĩ nha khoa chỉ định để đặc trị bệnh viêm nướu chân răng. Hoạt chất stannous fluoride trong gel bôi khi tiếp xúc với răng, nướu sẽ tạo thành lớp thiếc 2+ bao bọc bên ngoài, hỗ trợ bảo vệ và ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn xâm nhập. Điều đó giúp loại bỏ cơn đau nhức ở vùng chân răng hiệu quả.

Thuốc Emofluor Gel được sử dụng bằng cách bôi thoa trực tiếp lên bề mặt răng, nướu với tần suất từ 1 – 2 lần/ngày. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như dị ứng da, viêm dạ dày hoặc tăng nhạy cảm của răng.

2.7. Thuốc viêm nướu răng Naphacogyl

Thuốc Naphacogyl là sự phối hợp hoàn hảo của hai hợp chất spiramycin và metronidazol, có tác dụng đặc trị bệnh nhiễm trùng răng miệng, đặc biệt là viêm nướu chân răng. Thuốc tiêu diệt vi khuẩn gây viêm trong khoang miệng và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan rộng đến các mô xung quanh (3).

Thuốc được dùng theo đường uống với liều dùng phổ biến là:

– Người lớn: uống 4 – 6 viên/ ngày, chia ra làm 2 lần

– Trẻ em từ 5 – 10 tuổi: uống 2 viên một ngày

– Trẻ em từ 10 – 15 tuổi: uống 3 viên một ngày

2.8. Kem bôi chữa viêm lợi Metrogyl Denta

Thuốc chữa viêm lợi Metrogyl Denta là loại dược phẩm chuyên dùng trong điều trị bệnh lý viêm nướu chân răng. Thành phần thuốc có chứa các hoạt chất như Metronidazole Benzoate BP, Chlorhexidine Gluconate Solution,… với công dụng kháng sinh, tiêu diệt vi khuẩn gây hại vô cùng mạnh mẽ. Điều đó giúp bệnh lý viêm chân răng mau chóng thuyên giảm.

Thuốc nên được bôi 2 lần/ngày, liên tục trong 1 tuần. Thời gian đầu, thuốc sẽ gây cảm giác khó chịu trong miệng nhưng nhanh chóng biến mất nên không cần lo lắng.

2.9. Kháng sinh chống tình trạng viêm nướu Amoxicillin

Amoxicillin nằm trong nhóm Penicillin cũng là một trong những loại thuốc điều trị viêm nướu chân răng được nhiều bác sĩ nha khoa đánh giá cao. Công dụng của thuốc là ngăn quá trình sinh sôi, phát triển và phân bào của vi khuẩn gây hại (4).

Thuốc khiến vi khuẩn bị suy yếu rồi biến mất hoàn toàn, chấm dứt cơn đau nhức, tình trạng sưng tấy, chảy máu, mưng mủ,… do bệnh viêm chân răng gây ra.

Liều dùng của thuốc là:

– Người lớn: uống 250 mg – 500 mg, cách 8 giờ một lần

– Trẻ em đến 10 tuổi: uống 125 – 250mg, cách 8 giờ một lần

– Trẻ dưới 20kg : uống 20 – 40 mg/kg thể trọng/ngày

2.10. Viêm chân răng uống thuốc gì – Azithromycin

Azithromycin – một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Macrolid được biết đến là một trong những loại thuốc điều trị viêm nướu hôi miệng cực kỳ tốt. Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng, ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn bằng cách gắn vào các cấu trúc dưới phân tử của ribosom 50S. Vi khuẩn gây viêm nướu sẽ dần được loại bỏ, làm giảm tình trạng sưng, đau nướu và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lây lan.

Liều dùng của thuốc là uống Azithromycin 500mg mỗi ngày một lần trong 3 ngày. Thuốc cần được uống đúng liều lượng để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Thuốc uống điều trị viêm lợi, viêm nướu Azithromycin

Thuốc uống điều trị viêm lợi, viêm nướu Azithromycin

2.11. Thuốc chấm đặc trị viêm lợi Sindolor

Sindolor là một loại thuốc nam, được nhiều người lựa chọn để đặc trị viêm nướu chân răng, có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển, loại bỏ các triệu chứng của bệnh như sưng nướu, đau nhức, chảy máu chân răng,…

Thuốc có dạng lỏng màu nâu, được bôi trực tiếp vào vùng bị viêm. Sau khi bôi thuốc, miệng cảm thấy có vị hơi chát nhẹ nhưng thuốc cực kỳ lành tính nên không cần lo lắng.

2.12. KIN Gingival Mouthwash – Thuốc chữa viêm lợi hôi miệng

KIN Gingival Mouthwash là dược phẩm có thành phần chứa chlorhexidine được nha sĩ chỉ định khi điều trị viêm nướu chân răng. Công dụng chính là loại bỏ và ngăn ngừa mảng bám, hạn chế vi khuẩn phát triển và khắc phục tình trạng hôi miệng do viêm nhiễm gây ra.

KIN Gingival Mouthwash phát huy hiệu quả tốt nhất khi sử dụng 2 lần/ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ). Mỗi lần nên súc miệng trong 30 – 60 giây và không súc miệng lại bằng nước.

2.13. Ibuprofen – Thuốc chữa viêm lợi cho phụ nữ đang cho con bú

Ibuprofen nằm trong nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID). Thuốc làm giảm tính cảm thụ với các tác nhân gây đau của ngọn các sợi thần kinh cảm giác, giúp xoa dịu những cơn đau nhức do viêm chân răng nhanh chóng.

Thuốc Ibuprofen cũng giúp ức chế sự di chuyển của bạch cầu, giảm phản ứng kháng nguyên – kháng thể từ đó giảm viêm nhiễm ở răng miệng.

Liều dùng là uống từ 1,2 – 1,8g/ngày, chia uống 3 – 4 lần/ngày. Việc dùng thuốc quá liều có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

2.14. Thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng của Nhật Shoyo Kobayashi

Dung dịch trị viêm chân răng Shoyo Kobayashi mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh viêm nướu chân răng. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch lỏng nên dễ dàng thẩm thấu vào trong chân răng, mang lại hiệu quả sử dụng nhanh chóng, giảm cơn đau tức thì.

Để bệnh lý mau chóng thuyên giảm, khách hàng nên thoa trực tiếp dung dịch Shoyo Kobayashi lên vùng nướu bị viêm 2 – 4 lần/ngày cho đến khi khỏi hoàn toàn.

2.15. Thuốc chữa viêm lợi trùm Arme Rogyl

Arme Rogyl là loại thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn chặn nhiều loại vi khuẩn gây hại, trong đó có vi khuẩn gây viêm nướu răng. Bác sĩ thường kết hợp sử dụng thuốc với Spiramycin để tăng mức độ hiệu quả, giúp nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của bệnh lý.

Liều dùng phổ biến của thuốc là sử dụng từ 4 – 6 viên/lần, chia thành 2 – 3 lần uống/ngày.

Thuốc chữa viêm lợi trùm Arme Rogyl

Thuốc chữa viêm lợi trùm Arme Rogyl

2.16. Thuốc chữa viêm lợi tụt lợi Tetracycline

Một trong những loại thuốc có thể điều trị viêm lợi, tụt lợi hiệu quả chính là thuốc kháng sinh Tetracycline. Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng, giúp ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, làm vi khuẩn dần suy yếu và bị tiêu diệt. Cuối cùng các triệu chứng của bệnh như đau nhức, sưng tấy có mủ,… được cải thiện.

Liều thường dùng của thuốc là 250 – 500 mg/lần, 2 – 4 lần/ngày, tùy theo mức độ viêm nhiễm. Thuốc cần được sử dụng đúng liều để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.17. Thuốc chữa viêm lợi Rodogyl

Rodogyl nằm trong nhóm thuốc kháng sinh giảm đau đơn bào được chỉ định phổ biến trong điều trị bệnh viêm nướu chân răng. Thành phần chính có trong thuốc Rodogyl là Metronidazol và Spiramycin có tác dụng loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, giúp giảm bớt nhanh chóng các triệu chứng viêm nhiễm ở nướu.

Liều dùng của thuốc là uống 4 – 6 viên/ngày, chia thành 2 – 3 lần. Các hoạt chất trong thuốc có thể truyền qua nhau thai và sữa mẹ nên chống chỉ định cho phụ nữ mang thai dưới 3 tháng và đang cho con bú.

Thuốc chữa viêm lợi Rodogyl

Thuốc chữa viêm lợi Rodogyl

3. Một số lưu ý khi dùng thuốc trị viêm lợi

Sử dụng thuốc điều trị viêm lợi cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã hướng dẫn

– Ngưng sử dụng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ nếu như gặp tác dụng phụ

– Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng

– Tuyệt đối không được sử dụng thuốc trong trường hợp đã hết hạn hoặc quá hạn sử dụng

– Cần kết hợp với vệ sinh răng miệng sạch sẽ và ăn uống khoa học để bệnh lý mau khỏi

4. Một số câu hỏi khi sử dụng thuốc trị viêm chân răng

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc trị viêm chân răng cùng với giải đáp chi tiết:

4.1. Cần uống thuốc trị viêm chân răng trong bao lâu?

Thông thường, liệu trình sử dụng thuốc điều trị viêm chân răng kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Thời gian sử dụng thuốc có thể thay đổi tùy theo mức độ viêm nhiễm và chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và không tự ý ngưng thuốc dù triệu chứng có thể đã giảm.

4.2. Uống thuốc trị viêm chân răng có tác dụng phụ không?

Thuốc trị viêm chân răng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy, hoặc phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc trị viêm chân răng thường không quá nghiêm trọng và khỏi hẳn sau vài ngày. Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào, nên ngừng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.

4.3. Có thể mua thuốc trị viêm chân răng không kê đơn?

Có một số loại thuốc trị viêm chân răng không kê đơn được bán tại các nhà thuốc. Tuy nhiên, không nên tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Viêm chân răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và cần được chẩn đoán chính xác. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm.

4.4. Ngoài uống thuốc, còn cách nào khác để trị viêm chân răng?

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp khác để trị viêm chân răng như:

– Vệ sinh răng miệng tốt: chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường xuyên

– Lấy cao răng định kỳ: lấy cao răng ít nhất 6 tháng một lần để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng

– Chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế ăn đồ ngọt, thức ăn cứng và thức ăn cay nóng. Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể

– Sử dụng các phương pháp dân gian: các phương pháp dân gian như sử dụng lá trà, muối, chanh, tỏi,… có thể giúp giảm đau và sưng tấy do viêm chân răng

– Điều trị tại nha khoa: phẫu thuật loại bỏ ổ mủ, ghép nướu hoặc nhổ răng

4.5. Uống thuốc Đông y hay Tây y tốt hơn để trị viêm chân răng?

Với những trường hợp viêm chân răng nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc Đông y để hỗ trợ điều trị. Những trường hợp viêm chân răng nặng, nên sử dụng thuốc Tây y để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Thuốc Tây y thường có tác dụng nhanh chóng và được kiểm chứng khoa học rõ ràng, nhưng có thể gây ra tác dụng phụ. Thuốc Đông y thường sử dụng các thảo dược tự nhiên và có ít tác dụng phụ hơn, nhưng hiệu quả có thể chậm hơn và phụ thuộc vào cơ địa từng người. Việc lựa chọn nên dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Mong rằng những thông tin mà Nha Khoa Paris đã chia sẻ ở trong bài viết trên đã giúp khách hàng giải đáp được thắc mắc “viêm chân răng uống thuốc gì”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến, khách hàng hãy liên hệ ngay với Nha khoa Paris để được hỗ trợ nhanh chóng.

Từ khóa » đau Sưng Lợi Uống Thuốc Gì