Lý Thuyết Bài Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo, Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn

Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn
  • Trang chủ
  • Công nghệ
  • Công nghệ lớp 10
Bài 10: Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn Bài 10: Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn

Tóm tắt lý thuyết

I - CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN

  • Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất
  • Chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng ven biển như Nam Định, Thái Bình, Cà Mau

1. Nguyên nhân hình thành

Có 2 nguyên nhân chính hình thành đất mặn:

  • Do nước biển tràn vào
  • Do ảnh hưởng của mạch nước ngầm nên làm đất nhiễm mặn

Hình 1. Nguyên nhân gây nhiễm mặn tầng đất mặt

2. Đặc điểm, tính chất của đất mặn

  • Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao 50 – 60%
  • Dung dịch đất chứa nhiều muối tan: NaCl, Na2SO4
  • Phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm
  • Nghèo mùn, nghèo đạm
  • Hoạt động của vi sinh vật yếu

3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn

a. Biện pháp cải tạo:
  • Biện pháp thuỷ lợi:
    • Đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lý
    • Nhằm ngăn nước biển tràn
    • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc rửa mặn
  • Biện pháp bón vôi
    • Bón vôi có tác dụng đẩy ion Na+ ra khỏi bề mặt keo đất
    • Sau đó tiến hành tháo nước vào ruộng để rửa mặn, sau 1 thời gian cần bổ sung chất hữu cơ cho đất sau khi bón vôi
  • Trồng cây chịu mặn:
    • Làm giảm bớt Na trong đất sau đó sẽ trồng các cây trồng khác
    • Làm tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp
b. Sử dụng đất mặn
  • Đất mặn sau khi được cải tạo có thể sử dụng để trồng lúa (lúa đặc sản), cói
  • Nuôi trồng thuỷ sản
  • Vùng đất mặn ngoài đê: trồng rừng để giữ đất và bảo vệ môi trường

II - CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN

1. Nguyên nhân hình thành

  • Đất phèn là loại đất được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh
  • Các xác sinh vật này bị phân hủy giải phóng ra lưu huỳnh (S)
  • Trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh (S) sẽ kết hợp với sắt (Fe) trong phù sa để tạo thành hợp chất pyrit (FeS2), trong điều kiện thoát nước, thoáng khí, FeS2 bị oxi hóa hình thành axit sunphuric (H2SO4) làm cho đất chua trầm trọng. Vì vậy, tầng chứa FeS2 còn được gọi là tầng sinh phèn

​2. Đặc điểm, tính chất đất phèn

  • Có thành phần cơ giới nặng
  • Tầng đất mặt: khi khô thì cứng, nhiều vết nứt nẻ
  • Đất rất chua, pH<4
  • Trong đất có nhiều chất độc hại cho cây trồng: Al3+, Fe3+, CH4, H2S
  • Hoạt động vi sinh vật rất kém

3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn

a. Biện pháp cải tạo
  • Biện pháp thuỷ lợi: Xây dưng hệ thống tưới tiêu nước để thau chua rửa mặn, xổ phèn (rửa phèn) và hạ thấp mạch nước ngầm
  • Bón vôi khử chua và làm giảm độc hại của nhôm tự do
  • Bón phân hữu cơ, đạm, lân và phân vi lượng để nâng cao độ phì nhiêu của đất
  • Cày sâu, phơi ải để quá trình chua hóa diễn ra mạnh, sau đó nước mưa, nước tưới sẽ rửa trôi phèn
  • Lên luống (liếp)
    • Lật úp đất thành luống cao
    • Lớp đất phèn phía dưới được lật lên trên
    • Gốc rạ, cỏ dại bị úp xuống
    • Tạo thành lớp đệm hữu cơ
    • CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG: Khi tưới nước ngọt vào liếp, chất phèn được hòa tan và trôi xuống rãnh tiêu
b. Sử dụng đất phèn
  • Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, người ta, dùng đất phèn để trồng lúa. Nhân dân tại đây phối hợp nhiều phương pháp như: cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
  • Trồng cây chịu phèn

Lời kết

Sau khi học xong Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Nguyên nhân hình thành, đặc điểm tính chất của đất mặn và đất phèn
  • Biện pháp cải tạo, hướng sử dụng đất mặn và đất phèn

Bài tập

  • Câu 1 trang 35 SGK Công nghệ 10
  • Câu 2 trang 35 SGK Công nghệ 10
  • Câu 3 trang 35 SGK Công nghệ 10

Có thể bạn quan tâm

  • Bài 1: Bài mở đầu
  • Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
  • Bài 3 + 4: Sản xuất giống cây trồng
  • Bài 5: Thực hành Xác định sức sống của hạt
  • Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp
  • Bài 7: Một số tính chất của đất trồng
  • Bài 8: Thực hành Xác định độ chua của đất
  • Bài 9: Biện pháp cải tạo, sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
  • Bài 10: Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn
  • Bài 11: Thực hành quan sát phẫu diện đất
  • Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường
  • Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
  • Bài 14: Thực hành Trồng cây trong dung dịch
  • Bài 15: Điều kiện phát sinh và phát triển của sâu bệnh hại cây
  • Bài 16: Thực hành nhận biết một số sâu bệnh hại lúa
  • Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
  • Bài 18: Thực hành pha chế dung dịch Booc đô phòng trừ sâu hại
  • Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường
  • Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật
  • Bài 21: Ôn tập chương I

Có thể bạn quan tâm

Học kỹ năng trực tuyến Doremon chế Khảo sát trực tuyến Đăng nhập

Có thể đăng nhập bằng tài khoản EnglishFun

Email Mật khẩu Ghi nhớ đăng nhập Đăng nhập Đăng ký Quên mật khẩu

Từ khóa » đất Nhiễm Kiềm Khi Công Nghệ 10