Lý Thuyết Chạy Tiếp Sức 4x100m - Top Lời Giải

Mục lục nội dung 1. Chạy tiếp sức là gì?2. Kỹ thuật chạy tiếp sức chính xác nhất3. Kỹ thuật trao - nhận gậy trong chạy tiếp sức 4x100m

1. Chạy tiếp sức là gì?

Chạy tiếp sức là môn điền kinh trong đó nhiều vận động viên chạy nối tiếp nhau trên một đường dài bằng cách sử dụng cây gậy để đánh dấu việc chuyển tiếp giữa những cá nhân trong đội chạy.

Lý thuyết chạy tiếp sức 4x100m

2. Kỹ thuật chạy tiếp sức chính xác nhất

Quá trình chạy tiếp sức trải qua các giai đoạn theo lộ trình thời gian. Nếu thi đấu thì cần chạy đúng luật và nhanh nhất để giành chiến thắng.

2.1. Kỹ thuật xuất phát

Trong quá trình chạy, người chạy đầu tiên trong 4 thành viên của đội chạy tiếp sức thực hiện tư thế xuất phát thấp:

- Bàn đạp ở tư thế ngón tay cái và ngón trỏ chống trên đường chạy, sau vạch xuất phát.

- Các ngón còn lại nắm cây gậy (tay phải là tay cầm gậy).

- Lần lượt đặt chân thuận vào bàn đạp trước, chân không thuận vào bàn đạp sau.

- Khi nghe thấy hiệu lệnh thì chuyển trạng thái người hướng về phía trước, đồng thời nâng mông lên cao hơn vai.

- Sau đó chạy lao về phía trước.

2.2. Chạy tiếp sức cho người tiếp theo

Người chạy thứ 2, 3, 4 là những người sẽ nhận gậy từ người liền kề sau đó, xuất phát ở tư thế 3 điểm chống (2 chân và 1 tay tiếp xúc với đường chạy) và quay mặt về phía sau quan sát động đội.

2.3. Chạy tăng tốc

Việc chạy càng nhanh trong quá trình chạy tiếp sức sẽ giúp rút ngắn thời gian, giúp đội có cơ hội chiến thắng nhiều hơn.

Người thứ nhất khi nghe thấy khẩu lệnh chạy hoặc tiếng súng nổ thì phải nhanh chóng đạp mạnh hai chân và lao người về phía trước, tay đánh so lo với chân, thực hiện bước chạy dài và lao về phía trước nhanh nhất có thể, sau đó chuyển sang giai đoạn chạy giữa quãng.

Người chạy thứ 2, 3, 4 của đội thì sau khi nhận gậy từ người thứ nhất hay liền kề trước đó phải chạy thật nhanh, đạt tốc độ tối đa.

2.4. Chạy giữa quãng

Giai đoạn chạy giữa quãng tất cả thành viên cần phải duy trì tốc độ của bản thân ở mức ổn định và cần chú ý đến nhịp đánh tay đều, thoải mái.

2.5. Chạy về đích

Quãng chạy về đích thường có chiều dài từ 15 đến 20m chạy cuối cùng. Người chạy cần liên tục tăng tốc để cán đích sớm nhất.

Cần giảm dần tốc độ khi về đích

Vận động viên cần chú ý tư thế thân người ngả về phía trước nhiều hơn so với chạy giữa quãng, các bước chân và tần suất bước nhiều và nhanh hơn, đồng thời kết hợp đánh tay mạnh, theo nhịp bước chân.

2.6. Kỹ thuật chạy đường vòng

Đối với chạy tiếp sức 4x100m thì ở những đoạn đường cong các VĐV cần phải áp dụng kỹ thuật chạy đường vòng như sau:

Chạy sát mép ô trong đường chạy của mình, bàn chân hơi xoay và cần nghiêng người về bên trái.

Tốc độ của VĐV sẽ ảnh hưởng đến độ ngả. Độ nghiêng người trong đường vòng từ từ tăng dần và từ từ giảm dần khi chạy ra đường thẳng.

Khi chạy đường vòng tay phải nên hướng vào trong nhiều hơn, còn tay trái sẽ chếch ra phía ngoài. Và tay phải phải đánh thật nhanh, biên độ bắt buộc phải lớn hơn tay trái.

3. Kỹ thuật trao - nhận gậy trong chạy tiếp sức 4x100m

Trong nội dung thi đấu chạy tiếp sức 4x100m các VĐV có thể áp dụng 2 cách trao và nhận gậy là trao từ dưới lên trên hoặc trao từ trên xuống dưới.

Trao từ dưới lên trên: Người nhận gậy giang tay ra sau, lòng bàn tay úp, các đầu ngón tay chĩa xuống dưới. Người trao gậy sẽ có nhiệm vụ trao gậy từ dưới lên trên vào giữa ngón trỏ và ngón cái.

Trao từ trên xuống dưới: Đây là cách trao gậy thường được áp dụng nhiều hơn. Người nhận gậy phải ngửa tay lên trời, người trao gậy sẽ để chiếc gậy theo hướng trượt từ cổ tay xuống dưới bàn tay.

Quá trình trao gậy thường sẽ diễn ra khi người trao phát ra tín hiệu bằng miệng và người nhận khi nghe thấy tín hiệu này sẽ đưa tay ra sau để nhận gậy. Sau đó người trao sẽ xác định vị trí thuận lợi nhất thường là lúc khoảng cách giữa 2 người từ 1m - 1,3m, cánh tay người nhận đưa ra sau và tay người trao đưa ra trước hết cỡ. Nơi trao - nhận gậy ở đoạn 2 - 3m cuối trong khu vực quy định.

Từ khóa » độ Dài Của Tín Gậy Trong Chạy Tiếp Sức Trắc Nghiệm