Sử Dụng Câu Hỏi Trắc Nghiệm Khách Quan Trong Dạy Và Kiểm Tra Lý ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy và kiểm tra lý thuyết môn thể dục lớp 12
  • doc
  • 74 trang
MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 2 I. Lý do chọn đề tài 2 II.Mục đích nghiên cứu 3 III. Đối tượng và thời gian nghiên cứu 3 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 V. Phạm vi nghiên cứu 3 VI. Phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 Chương 1: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC LOẠI TRẮC NGHIỆM 4 1. L ịch sử nghiên cứu trắc nghiệm 4 2. Các loại trắc nghiệm 4 Chương 2: KỸ THUẬT TRẮC NGHIỆM VÀ VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 6 1. Kỹ thuật trắc nghiệm 6 2. Viết câu hỏi trắc nghiệm 8 Chương 3: SOẠN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ DẠY VÀ KIỂM TRA LÝ THUYẾT HỌC SINH LỚP 12 MÔN THỂ DỤC 1. Câu hỏi 12 2. Đáp án 15 Chương 4: KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH BẰNG SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 16 1. Đối tượng kiểm tra 16 2. Cách thức kiểm tra 16 3. Kết quả kiểm tra 16 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 1. Kết luận 18 2. Kiến nghị 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 Trường THPT Yên Định I 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Đất nước ta đang bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ 21 - Thế kỷ của nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy Đảng và nhà nước ta rất chú trọng tới việc bồi dưỡng, đào tao con người Việt Nam phát triển một cách toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ. Để đáp ứng được điều đó ngành giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng không ngừng nâng cao hiệu quả về chất lượng giáo dục, vì thế: “ Đổi mới phương pháp dạy và học là một trong những yêu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên, mỗi học sinh, mỗi cấp học và mỗi môn học trong hệ thống giáo dục của chúng ta”. Trong những yêu cầu đổi mới đó thì: “ Đổi mới kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh” là một trong những khâu quan trong và có ý nghĩa thiết thực mang lại tính khách quan và hiệu quả cao. “ Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm ” là một trong những phương pháp mang lại chất lượng đánh giá hiệu quả và khách quan nhất, nó giúp người học tự đánh giá được năng lực nhận thức và giúp người dạy kiểm tra đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh. Mặt khác câu hỏi trắc nghiệm đưa ra có những đặc điểm đòi hỏi học sinh phải tiến hành các thao tác như tư duy, phân tích so sánh, tổng hợp và phán đoán để có sự lựa chọn đúng và chính xác nhất. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể dùng câu hỏi trắc nghiệm với nhiều mục đích khác nhau như: Tái hiện kiến thức, gợi mở kiến thức, tổng hợp kiến thức, cũng cố kiến thức và kiểm tra kiến thức. Xuất phát từ những điều trên và thực tế giảng dạy của bản thân trong 7 năm công tác tại trường THPT Yên Định 1 tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy và kiểm tra lý thuyết môn thể dục lớp 12”. Trường THPT Yên Định I 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Qua việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm mà người dạy có thể bổ sung những hạn chế về kiến thức và phương pháp day học. Đồng thời giúp người học có hứng thú và yêu thích môn học thể dục hơn, từ đó các em năm bắt được một số luật thể thao cũng như một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện giúp cũng cố và nâng cao sức khoẻ. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: 55 học sinh khối 12 trường THPT Yên Định 1 2. Thời gian nghiên cứu: Thực hiện trong các tiết thể dục ở năm học 2010 - 2011. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1. Lịch sử nghiên cứu và các loại trắc nghiệm. 2. Kỹ thuật trắc nghiệm và viết câu hỏi trắc nghiệm. 3. Soạn và thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để dạy và kiểm tra lý thuyết học sinh lớp 12 môn thể dục. 4. Kết quả kiểm tra đánh giá học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu giới hạn trong chương trình thể duc lớp 12. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Về nghiên cứu lý luận: Tham khảo và đọc tài liệu có liên quan đến phương pháp trắc nghiệm nói chung, phương pháp trắc nghiệm thể dục nói riêng trong chương trình trung học phổ thông. 2. Về nghiên cứu thực tiễn: Soạn và thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm môn thể dục để dạy và kiểm tra lý thuyết học sinh ở một số lớp 12. Trường THPT Yên Định I 3 PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC LOẠI TRẮC NGHIỆM 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TRẮC NGHIỆM: Đầu thế kỷ XIX ở Mỹ người ta dùng phương pháp trắc nghiệm (Test) Để phát hiện năng khiếu và tìm hiểu xu hướng học tập của học sinh, không hiểu lý do vì sao bỏ vẳng đi một thời gian. Đến năm 1940 ở Mỹ và một số nước Phương Tây lại xuất hiện hệ thống “Test” để đánh giá thành tích học tập của học sinh, tuy nhiên hiệu quả đem lại chưa cao do mắc phải một số sai lầm như: - Sa vào quan điểm hình thức. - Máy móc trong việc đánh giá năng lực trí tuệ và chất lượng kiến thức. - Chỉ thực hiện trên các nhóm chọn. Mãi đến năm 1963 ở Liên Xô và một số nước Phương Tây lại phục hồi phương pháp kiểm tra bằng “Test”. Hiện nay có rất nhiều nước đã dùng phương pháp kiểm tra đánh giá kiến thức bằng “Test” và đã đem lại hiệu quả chất lượng cao. ở Việt Nam những năm gần đây đã không ngừng cải tiến nội dung giáo dục, song song với việc đó các phương pháp kiểm tra cũng không ngừng hoàn thiện và “Test” là phương pháp kiểm tra đánh gia kiến thức học sinh theo phương pháp dạy học mới “lấy học sinh làm trung tâm” đã mang lại hiệu quả cao cả về dạy và học. 2. CÁC LOẠI TRẮC NGHIỆM: 2.1 Trắc nghiệm khách quan: Đây là loại trắc nghiệm đưa ra câu hỏi kèm theo những câu trả lời sẵn. câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết, đòi hỏi học sinh chọn một câu trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ. Loại câu hỏi Trường THPT Yên Định I 4 này gọi là câu hỏi đúng nó được xem là khách quan vì đảm bảo tính khách quan khi chấm không phụ thuộc vào ý kiến đánh giá của người chấm, tuy nhiện nó vẫn còn tính chủ quan biểu hiện ở việc chọn nội dung và câu trả lời. + Ưu điểm của trắc nghiệm khách quan. - Câu trả lời đạt độ tin cậy cao. - Có thể lấy mẫu và hỏi được nhiều câu hỏi; Mức độ khó và độ giá trị của câu hỏi đều chấm nhanh. + Nhược điểm của trắc nghiệm khách quan - Soạn đề khó. - Có thể là vụn vặt không đi vào trọng tâm. - Nẩy sinh đoán mò, khó đo lường, xa trọng tâm. 2.2 Trắc nghiệm chủ quan: Là những câu hỏi tự luận, học sinh tự xây dựng câu trả lời có thể là một đoạn văn ngắn, một bài tự luận. Diễn giải được xem là trắc nghiệm chủ quan vì đánh giá và cho điểm mang tính chủ quan của người chấm. + Ưu điểm của trắc nghiệm chủ quan. - Soạn đề bài nhanh, dễ. - Câu hỏi mang tính trọng tâm. + Nhược điểm của trắc nghiệm chủ quan. - Mất nhiều thời gian chấm. - Do chủ quan nên không đủ độ tin cậy. - Hỏi được ít câu hỏi. 2.3 Trắc nghiệm chuẩn hoá: Đây là loại trắc nghiệm do các chuyên gia thiết kế. + Ưu điểm của trắc nghiệm chuẩn hoá: - Mang tính chính xác cao, phản ánh chuẩn mực của chương trình. - Phổ biến rộng có thể sử dụng nhiều năm. - Có hiệu quả khi thi cuối cấp và thi tuyển sinh. Trường THPT Yên Định I 5 + Nhược điểm của trắc nghiệm. - Xây dựng công phu. - Phải qua thử nghiệm. 2.4 Trắc nghiệm do giáo viên thiết kế: Đây là trắc nghiệm do giáo viên tự xây dựng trong quá trình dạy học để sử dụng vào mục đích kiểm tra đánh giá học sinh vào thời điểm cụ thể. ở đây những bài trắc nghiệm này có nội dung cụ thể và trả lời trong khoảng thời gian ngắn, loại trắc nghiệm này vẫn mang tính chủ quan ở chỗ người xây dựng vừa đặt câu hỏi lại vừa đưa ra đáp án, dễ đồng ý thoả mãn với mình. 2.5 Trắc nghiệm theo chuẩn: Đây là trắc nghiệm mà kết quả của trắc nghiệm được xét theo thứ tự, người giáo viên dựa vào đó để có thể đo lường một học sinh nào đó ở trong lớp, trong tập thể đứng ở vị trí nào. 2.6 Trắc nghiệm theo tiêu chí: Đây là trắc nghiệm nhằm mục đích lượng giá theo tiêu chí kết quả. ở đây không nhằm đánh giá mức độ năng lực của học sinh và so sánh tương đối như ở trên. Trong trắc nghiệm này cho phép đánh giá trình độ học sinh đó so với tiêu chí được đề ra trong trắc nghiệm. Chương 2 KỸ THUẬT TRẮC NGHIỆM VÀ VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. KỸ THUẬT TRẮC NGHIỆM: Trong trắc nghiệm chúng ta có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để đánh giá sự hiểu biết của một người học, trong thực tế không một bài trắc nghiệm nào có thể bộc lộ đầy đủ những thông tin cần thiết về sự hiểu biết của học sinh. Mặt khác mỗi một phương pháp trắc nghiệm đều có ưu nhược điểm Trường THPT Yên Định I 6 riêng cho nên ta cần quan tâm đến một số kỹ thuật trắc nghiệm thông dụng nhất. Trắc nghiệm quan sát Trắc nghiệm viết Trả lời dài Tiểu luận Dẫn chứng Trắc nghiệm vấn đáp Trả lời ngắn Đúng Điền Lựa Diễn sai thêm chon giải 1.1 Trắc nghiệm quan sát: Đây là phương pháp có ích để xác định những thái độ về một vấn đề nào đó có liên quan tới ý thức, hoặc một số kỹ năng thực hành hay kỹ năng nhận thức. Chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong tình huống cụ thể cần chú ý ở mục đích, yêu cầu nội dung, phương pháp và kỹ thuật quan sát. 1.2Trắc nghiệm vấn đápT: Phương pháp trắc nghiệm này thường có ích đối với tất cả các cấp học, vì nó rất có lợi khi hỏi một cách tự phát. Trắc nghiệm vấn đáp thường được dùng khi tác dụng giữa người chấm và người học là trực tiếp cũng có thể sử dụng vấn đáp khi xác định thái độ trong phỏng vấn. ở đây cần lưu ý xây dựng hệ thống câu hỏi và cần tôn trọng sự trả lời của học sinh, tránh áp đảo. 1.3 Trắc nghiệm viết: Là phương pháp trắc nghiệm thường được dùng nhiều nhất vì nó có nhiều ưu điêm như: + Cho phép kiểm tra nhiều người cùng một lúc. Trường THPT Yên Định I 7 + Cho phép cung cấp một bản ghi rõ ràng các câu trả lời của học sinh để dùng cho việc chấm điểm. + Cho phép học sinh cân nhắc nhiều hơn đối với các câu trả lời của mình, do đó ta có thể kiểm tra sự phát triển của trí tuệ ở mức độ cao hơn. + Trắc nghiệm viết dễ quản lý hơn và bản thân người chấm không tham gia vào bối cảnh kiểm tra. Vì thế có tính khách quan hơn. 1.4 Vai trò của người soạn trắc nghiệm: ở đây phải phân biệt được người giáo viên và người chấm. Người giáo viên là người luôn có mối quan tâm đối với cá nhân học sinh được tham gia trắc nghiệm, người chấm là người phải đối diện với số đông học sinh và họ quan tâm chủ yếu đạt được một sự xếp hạng chính xác. Người giáoviên là người sẽ biết được người làm bài trắc nghiệm, còn người chấm lại quan tâm đến bài trắc nghiệm. Trong thực tế có lúc người chấm và người giáo viên là một, khi đó người giáo viên phải đóng cả hai vai trò nói trên. Bài trắc nghịêm được xây dựng tốt và có hiệu quả khi mang những đặc điểm sau: + Có gia trị: Phải đo được cái cần đo. + Đo dược cái cần đo ở mức độ chắc chắn và chính xác nhất. + Phải tránh đước các tác dung không mong muốn về mặt giáo dục. + Các câu chỉ dẫn rõ dàng, ngôn ngữ diễn đạt chính xác và phù hợp với trình độ học sinh. + Phải thuận tiện cho việc quản lý và thuận tiện cho việc chấm điểm. 2. VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Có hai loại câu hỏi chính trong trắc nghiệm viết, đó là câu hỏi dạng mở và dạng khách quan trả lời ngắn. 2.1 Câu hỏi trắc nghiệm dạng mở: Trường THPT Yên Định I 8 Đây là loại trắc nghiệm chủ quan, nó đòi hỏi câu trả lời là bài tiểu luận, bài diễn đạt hoặc bằng cách tóm tắt các đoạn văn. Những câu hỏi này thường dễ soạn hơn câu trả lời ngắn, nhưng phải rõ nghĩa và những câu chỉ dẫn phải chính xác. Loại này có nhược điểm là việc đánh giá cho điểm có thể từ rất kém đến rất tốt, tuỳ thuộc người cho điểm. Mặt khác các câu trả lời dạng mở còn tốn nhiều công sức và thời gian cho người chấm. Vì thế đối với loại câu hỏi này có những tiêu chí cần soạn ra từ trước điều đó làm giảm nhẹ sự sai khác về số điểm khi đánh giá. 2.2 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Thường là những câu hỏi trắc nghiệm ngắn ở đây thường cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết để học sinh chọn một từ, một câu, hoặc điền thêm một vài từ. Tính khách quan ở đây còn là đặt ra mục tiêu phải khách quan và chấm điểm cũng phải đảm bảo tính khách quan. Khi đặt câu hỏi không cung cấp những thông tin vụn vặt mà từ những câu hỏi đó sao cho kiểm tra được khả năng phân tích, kiểm tra được sự suy nghĩ đa dạng và có thể kiểm tra kiến thức trong một thời gian ngắn. Ví dụ: Khung cầu môn trong luật bóng đá 11 người có chiều cao là: a) 2,42m c) 2,44m b) 2,43m d) 2,45m 2.2.1 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng mở: Loại câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức hơn là nhận ra nó. Ví dụ: Kĩ thuật nhảy cao “nằm nghiêng” gồm 4 giai đoạn là ……. 2.2.2 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng câu điền: ở đây học sinh phải nhớ lại và từ đó cung cấp câu trả lời hay một số từ ở câu hỏi trực tiếp, hay câu hỏi nhận định chưa đầy đủ để rồi bổ sung hoàn chỉnh câu đó, câu này còn gọi là câu hoàn chỉnh. 2.2.3 Câu hỏi trắc nghiệm kết quả đúng sai: Trường THPT Yên Định I 9 Đây là những câu nhận định được đánh giá là đúng hay sai hoặc có hay không. Loại câu hỏi này nhằm mục đích gợi mở lại kiến thức, câu dẫn phải hoàn toàn rõ ràng, viết rứt khoát là đúng hay sai hoặc có hay không. Mục đích gợi ý lại kiến thức. Trong câu hỏi này có khó khăn khi dùng để kiểm tra trình độ cho nên nó thường bị phê phán, vì nó không tạo được điều kiện để học sinh phân biệt được những sắc thái tinh tế mà phần nào đó mang tính áp đặt. Loại câu hỏi này không nên chứa nhiều hơn một ý tưởng trong một câu hỏi vì khi đó sẽ gây cho học sinh khó lụa chọn. Như vậy bắt buộc học sinh phải công nhận một trong hai phương án là đúng (sai) và khi đó đúng có thể là sai. 2.2.4 Câu hỏi nhiều phương án lựa chọn: Đây là loại câu hỏi được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất. ở đây thường có hình thức của một câu hỏi không tuyên bố đầy đủ, hoặc một câu hỏi dẫn được nối tếp bằng nhiều câu trả lời mà học sinh phải chọn. Trong đó câu nào rõ rệt nhất thì chọn là câu đúng, hoặc câu trả lời tốt nhất trong nhiều cách chọn hợp lý, hoặc câu trả lời kém nhất hay không có liên quan, hay không thích hợp. 2.2.4.1 Loại câu trả lời đúng: ở đây câu hỏi nối tiếp bằng một hay nhiều câu trả lời, thường câu hỏi trả lời lớn hơn 4 trong đó có một câu đúng, còn lại là các câu nhiễu, câu cài bẩy. Từ đó đòi hỏi học sinh phải lựa chọn trên cơ sở có sự hiểu biết của mình. Ví dụ: Trân thi đấu môn bóng nào gồm 4 hiệp chính. a) Bóng đá c) Bóng rổ b) Bóng chuyền d) Bóng bàn 2.2.4.2 Loại câu trả lời tốt nhất: ở đây một trong những câu trả lời tốt nhất bất kỳ là một câu nhiễu nào. Ví dụ: Những thuật ngữ nào dưới đây là của môn bóng rổ. Trường THPT Yên Định I 10 a) Ném biên, sút bóng, việt vị b) Đệm bóng, phát bóng, chắn bóng c) Ném biên, chắn bóng, chạy bước d) Ném biên, chạy bước, hai lần dẫn bóng e) Chắn bóng, hai lần dẫn bóng, sút bóng 2.3 Những biến thể của loại câu trắc nghiệm: 2.3.1 Có nhiều câu trả lời: Học sinh cần chọn một hay nhiều câu trả lời hoặc dùng mã A,B, C được coi là đúng cho một câu dẫn. Ví dụ: Với các giai đoạn kĩ thuật dưới đây, Hãy cho biết đâu là thứ tự thực hiện các giai đoạn kỹ thuật chạy ngắn. a) Chạy giữa quảng b) Xuất phát c) Chạy lao d) Về đích A. c-a-b-d C. b-a-c-d B. b-d-c-a D. b-c-a-d 2.3.2 Loại kết hợp: Đây là loại câu hỏi cho phép có nhiều câu trả lời cho một khối lượng hạn chế tư liệu, yêu cầu học sinh phải kết hợp câu hỏi và câu trả lời một cách hợp lý. Ví dụ: Chọn các giai đoạn kĩ thuật liệt kê sau đây và điền bằng chữ cái vào phần tương ứng môn của nó. a) Chạy lao b) Ra sức cuối cùng c) Giậm nhảy d) Đặt chân trụ A. Đẩy tạ B. Bóng đá C. Chạy ngắn D. Nhảy xa 2.3.3 Câu hỏi trắc nghiệm loại diễn giải: Trường THPT Yên Định I 11 ở đây học sinh được giới thiệu một đoạn văn, một tư liệu, một hình vẽ, một biểu tượng, học sinh phải sử dụng những vấn đề trên đoạn văn đó, những vấn đề có thể trăc nghiệm đối với học sinh. - Hiểu đoạn văn đó. - Khả năng phê phán hay đánh giá đoạn văn đó. - Khả năng rút ra những suy luận từ các tư liệu trong đoạn văn. - Khả năng rút ra những suy luận từ cơ sở kiến thức đã học. 2.3.4 Câu hỏi trắc nghiệm dùng hình vẽ: ở đây giáo viên cho hình vẽ, phần trả lời có thể là chú thích hoàn chỉnh sữa đổi hay lắp ghép sao cho phù hợp giữa câu hỏi và trả lời. Chương 3 SOẠN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ DẠY VÀ KIỂM TRA LÝ THUYẾT HỌC SINH LỚP 12 MÔN THỂ DỤC 1. CÂU HỎI: Câu 1: Để tránh các chấn thương trong tập luyện sức mạnh thì phải: A. Khởi động đầy đủ. B. Tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc tập luyện. C. Kiểm tra độ an toàn của các phương tiện tập luyện, thực hiện đúng tư thế, đúng kỹ thuật. D. Cả ba phương án trên. Câu 2: Mục đích của tập bài thể dục phát triển chung là: A. Tăng cường sức khoẻ. B. Tăng cường sức khoẻ và sức bền. C. Tăng sự dẻo dai. D. Làm dẻo cột sống. Câu 3: Trao - nhận tín gậy trong chạy tiếp sức có mấy kiểu. Trường THPT Yên Định I 12 A. 1 kiểu C. 3 kiểu B. 2 kiểu D. 4 kiểu Câu 4: Trong chạy tiếp sức 4 x 100m, người số mấy được chạy cự li ngắn nhất? A. Số 1 C. Số 2 và số 3 B. Số 4 D. Số 2 Câu 5: Luật điền kinh quy định, khu vực trao - nhận tín gậy trong chạy tiếp sức có độ dài là: A. 20m C. 30m B. 25m D. 35m Câu 6: Trong chạy tiếp sức 4 x 100m, phải chạy cự li dài nhất là người số: A. Số 1 C. Số 4 B. Số 2 và số 3 Câu 7: Chạy bền có tác dụng. A. Phát triển tốc độ chạy. B. Phát triển khả năng khéo léo. C. Phát triển sức bền, rèn luyện ý chí chiến thắng mệt mỏi. D. Phát triển sức mạnh. Câu 8: Khi tập chạy bền phải thở như thế nào? A. Thở nhanh và nông. B. Khi thấy cần thở mới thở. C. Thở sâu, nhịp nhàng ngay sau khi xuất phát. Câu 9: Nhảy xa có số giai đoạn kĩ thuật là: A. 2 giai đoạn C. 4 giai đoạn B. 3 giai đoạn D. 5 giai đoạn Câu 10: Gia đoạn quan trong nhất trong nhảy xa là: A. Chạy đà C. Trên không B. Giậm nhảy D. Tiếp đất Trường THPT Yên Định I 13 E. Chạy đà và giậm nhảy. Câu 11: Đâu là chiều dài và chiều rộng của sân đánh đơn cầu lông: A. 11, 88m và 6,1m C. 13, 4m và 6,1m B. 11, 88m và 5,18m D. 13, 4m và 5,18m Câu 12: Trong luật cầu lông quy định, thời gian nghỉ giữa các ván trong một trân đấu không quá: A. 30 giây C. 90 giây B. 60 giây D. 120 giây Câu 13: Đâu là chiều dài và chiều rộng của sân đá cầu: A.11, 88m và 6,1m C. 13, 4m và 6,1m B.13, 4m và 5,18m D. 11, 8m và 5,18m Câu 14: Chiều cao của lưới đá cầu đối với nữ và nữ trẻ là: A. 1,60m C. 1,40m B. 1,50m D. 1,30m Câu 15: Trong luật bóng đá 11 người quy định, cầu thủ đứng ở vị trí việt vị không bị phạt nếu nhận bóng trực tiếp từ: A. Quả phát bóng B. Quả phạt góc C. Quả ném biên D. Cả ba trường hợp trên. Câu 16: Trong luật bóng đá 11 người quy định, khi thực hiên quả phạt góc cầu thủ đối phương đứng cách xa bóng tối thiểu là: A. 9m B. 9,120m B. 9,15m C. 9,25m Câu 17: Điểm tiếp xúc của trán giữa vời bóng quyết định tầm bay của bóng. Tiếp xúc vào phía sau và bên dười bóng, bóng sẽ: A. Đi mạnh ra phía trước. B. Bay cao về phía trước. Trường THPT Yên Định I 14 C. Đi hơi chếch xuống dưới và sang phải. D. Đi hơi chếch xuống dưới và sang trái. Câu 18: Trong bóng rổ, khi di chuyển để chuyền bóng muốn cho đồng đội bắt bóng được thuận lợi thì phải chuyền: A. Vào giữa người bắt bóng B. Vào bụng người bắt bóng C. Về phía sau người bắt bóng D. Về phía trước người bắt bóng. Câu 19: Luật bóng rổ quy định, bất cứ khi nào một đấu thủ giành được quyền kiểm soạt bóng sống ở trên sân sau của đội mình, phải nhanh chóng đưa sang sân trước trong thời gian: A. 7 giây C. 9 giây B. 8 giây D. 10 giây Câu 20: Trong bóng rổ, khi nhảy bắt bóng bằng 2 tay trên cao thì khoảng cách giữa 2 bàn tay phải: A. Nhỏ hơn đường kính của bóng B. Bằng đường kính của bóng C. Lớn hơn đường kính của bóng. 2. ĐÁP ÁN: Câu 1: D Câu 6: B Câu 11: D Câu 16: B Câu 2: B Câu 7: C Câu 12: D Câu 17: B Câu 3: B Câu 8: C Câu 13: A Câu 18: D Câu 4: A Câu 9: C Câu 14: B Câu 19: B Câu 5: A Câu 10: E Câu 15: D Câu 20: A Trường THPT Yên Định I 15 Chương 4 KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH BẰNG SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA: Học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định1 Để đánh giá khách quan, chính xác mức độ lĩnh hội của học sinh tôi chọn lớp thực nghiệm 12A2 và lớp đối chứng 12A3. Đó là hai lớp tôi dạy trong suốt năm học 2010 -2011 và cả năm học trước đó, cũng là hai lớp có học lực về môn Thể dục gần như tương đương nhau thể hiện ở bảng 1 sau: Bảng 1: Chất lượng môn Thể dục ở hai lớp trong năm học 2009 - 2010 Lớp Thực nghiệm 12A3 (Sĩ số 55) 13% 51% 31% 5% Chất lương Giỏi Khá Trung bình Yếu Đối chứng 12A2 (Sĩ số 54) 13% 54% 28% 5% 2. CÁCH THỨC KIỂM TRA: ở lớp đối chứng 12A2 tôi dạy và kiểm tra lý thuyết theo phương pháp tự luận truyền thống. ở lớp thực nghiệm 12A3 tôi dạy và kiểm tra lý thuyết theo phương pháp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm. 3. KẾT QUẢ KIỂM TRA: Kết quả kiểm tra, đánh giá sau khi tiến hành thực nghiệm thể hiện ở bảng 2 sau: Bảng 2: Chất lượng bài kiểm tra lý thuyết trong học kì 2 năm học 2010 2011 Trường THPT Yên Định I 16 Điểm Lớp Lớp đối chứng 12A2 Lớp thực nghiệm 12A3 Điểm Điểm Điểm dưới 5 7% 0% 5-6 34% 27% 7-8 48% 56% 9 - 10 11% 17% Qua bảng 2 ta nhận thấy chất lượng kiểm tra đánh giá ở 2 lớp (lớp thực nghiệm 12A3 và lớp đối chứng 12A2) thì ở lớp thực nghiệm cho kết quả cao hơn ở lớp đối chứng. Cụ thể tỷ lệ phần trăm điểm dưới 5 và điểm 5 - 6 ở lớp thực nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng, trong khi đó tỷ lệ phần trăm điểm 7 - 8 và điểm 9 - 10 ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ học sinh ở lớp thực nghiệm tiếp thu bài tốt hơn ở lớp đối chứng nói cách khác dạy và kiểm tra lý thuyết môn Thể dục theo phương pháp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm đạt kết quả cao hơn so với dạy và kiểm tra theo phương pháp tự luận truyền thống. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: Trường THPT Yên Định I 17 Sau một thời gian tiến hành dạy và kiểm tra đánh giá học sinh bằng phương pháp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra thường xuyên nội dung lý thuyết môn Thể dục tại trường THPT Yên Định 1 tôi đã thu được những kết quả sau: Đối với học sinh: Qua kết quả kiểm tra đánh giá các em có thể tự biết được năng lực của mình, từ đó có kế hoạch bổ sung những kiến thức mà các em chưa tích luỹ được hoặc dã tích luỹ nhưng chưa chính xác. Đối với giáo viên: Qua kết quả kiểm tra đánh giá cùng một lúc giáo viên kiểm tra đánh giá được nhiều đối tượng học sinh. Từ đó có thể điều chỉnh phương pháp dạy và truyền đạt kiến thức, tạo hứng thú cho học sinh và đem lại hiệu quả cao nhất về chất lượng dạy và học. Qua thực tế bản thân tôi thấy phương pháp này có thể mở rộng ở tất cả các đối tượng học sinh, các môn học, các cấp học đặc biệt là học sinh THPT để các em có thể tự tổng hợp được khối lượng kiến thức làm hành trang để các em bước vào thế kỷ của nền công nghiệp hoá hiện đại hoá. 2. KIẾN NGHỊ: - Trang bị cho các trường THPT nhiều hơn về tranh ảnh, mô hình trực quan và các sách về luật. - Cần mở nhiều hơn các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên để giáo viên tiếp cân và bổ sung thêm những kiến thức mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường THPT Yên Định I 18 1. Vũ Đức Thu - Vũ Thị Thanh Bình, Phương pháp nghiên cứu khoa học së GD & ®µo t¹o thanh ho¸ Tr 2005. thể dục thể thao, NXBĐHSP,êng THPT yªn ®Þnh i 2. Vũ Đức Thu, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kỳ III (2004 - 2007) môn Thể dục. NXBĐHSP, 2005. 3. Đinh Mạnh Cường - Đặng Ngọc Quang - Bùi Huynh Thân - Vũ Đức Thu - Vũ Ngọc Thư, Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông, tài liệu tập huấn giáo viên. Bộ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm giáo dục và đào tạo, 2010. §Ò Tµi: dục 10, sách giáo viên, NXBGD, 2006. 4. Thể MétThể bµi 11, sách giáotriÓn thÓ lùc, søc m¹nh nh»m n©ng cao 5. sè dục tËp ph¸t viên, NXBGD, 2007. thµnh tÝch m«n nh¶y cao n»m nghiªng qua xµ cho häc sinh líp 10 6. Thể dục 12, sách giáo viên, NXBGD, 2008. 7. Luật điền kinh. NXBTDTT, 2002. Hä vµ tªn t¸c gi¶ : NguyÔn Ngäc TÊn Chøc vô : Gi¸o viªn thÓ dôc §¬n vÞ c«ng t¸c : Trêng THPT Yªn §Þnh I S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: M«n ThÓ dôc N¨m häc: 2010 - 2011 Trường THPT Yên Định I 19 MỤC LỤC Trường THPT Yên Định I 20 Tải về bản full

Từ khóa » độ Dài Của Tín Gậy Trong Chạy Tiếp Sức Trắc Nghiệm