Lý Thuyết GDCD Lớp 9 Bài 4: Bảo Vệ Hòa Bình

GDCD 9 bài 4: Bảo vệ hòa bìnhLý thuyết môn Giáo dục công dân 9Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giáo dục công dân 9 Bài 4 Bảo vệ hòa bình

  • A. Giải bài tập GDCD 9 bài 4
  • B. Lý thuyết GDCD bài 4
    • 1. Hòa bình
    • 2. Biểu hiện của lòng yêu hòa bình
    • 3. Cách thực hiện
    • Bài tập
  • C. Trắc nghiệm GDCD bài 4

Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình tổng hợp phần lý thuyết cơ bản được học trong Giáo dục công dân 9 bài 4, bên cạnh đó là bài tập trắc nghiệm đi kèm giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời các câu hỏi liên quan trong bài. Tài liệu giúp các em học tốt Giáo dục công dân 9 hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập GDCD 9 bài 4

  • Giải SGK GDCD 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình
  • Giải SBT GDCD 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình

B. Lý thuyết GDCD bài 4

1. Hòa bình

- Không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

- Là mối quan hệ hiểu biết tôn trọng bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người.

- Là khát vọng của nhân loại.

2. Biểu hiện của lòng yêu hòa bình

- Giữ gìn cuộc sống bình yên

- Dùng lòng thương đàm phán để giải quyết mâu thuẫn

- Không để xảy ra chiến tranh xung đột

3. Cách thực hiện

- Toàn nhân loại cần ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Lòng yêu hòa bình thể hiện mọi nơi mọi lúc giữa con người

- Đảng ta đã và đang tích cực vì sự nghiệp bảo vệ hòa bình và công lý trên thế giới.

Bài tập

1. Em hãy cho biết, những hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày?

a) Biết lắng nghe người khác

b) Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác

c) Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân

d) Học hỏi những điều hay lẽ phải của người khác

đ) Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình

e) Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác

g) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc

h) Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế

i) Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh

Trả lời:

Những hàng vi biểu hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày: (a), (b), (d), (e), (h), (i)

2. Em tán thành với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Mọi người đều có quyền được sống hòa bình

b) Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh.

c) Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại

Trả lời:

Em tán thành với ý kiến (a), (c).

Vì, mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình để có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, có điều kiện học hành phát triển; Cho nên bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại, không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay của một nước nào.

3. Em hãy tìm hiểu về một số hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do lớp em, trường em, nhân dân địa phương, nhân dân trong cả nước ta cũng như nhân dân các nước đã tiến hành và giới thiệu cho các bạn khác cùng biết?

Trả lời:

- Phong trào đi bộ vì hòa bình

- Mít tinh phản đối chiến tranh ở I-rắc

- Ủng hộ nhân dân Cu - ba vượt qua khó khăn trước âm mưu cấm vận của Mĩ

- Cuộc thi viết thư nói về chủ đề "Em yêu hòa bình"

- Vẽ tranh về chủ để "Em yêu hòa bình"

- Giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế

- Viết thư bày tỏ tình đoạn kết với thanh, thiếu niên quốc tế

4. Em hãy giải thích vì sao chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình?

Trả lời:

Cần phải bảo vệ hòa bình vì:

- Hòa bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội....

- Chiến tranh chỉ dẫn tới đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, gia đình li tán, ô nhiễm môi trường....

- Hiện nay, chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Nếu không cảnh giác và kiên quyết ngăn chặn thì nhiều quốc gia, dân tộc, trong đó cũng có nước ta sẽ bị rơi vào vòng xoáy của chiến tranh.

5. Em hãy kể ra 10 địa điểm trên thế giới đã từng xảy ra chiến tranh, khủng bố hoặc xung đột vũ trang gần đây?

Trả lời:

10 địa điểm trên thế giới đã từng xảy ra chiến tranh, khủng bố hoặc xung đột vũ trang gần đây:

I-rắc, Xô-ma-li, Áp-ga-ni-xtan, Xu-đăng, Phi-lip-pin, Bán đảo Triều Tiên, Cô-lôm-bi-a, Biên giới Thái Lan và Campuchia, Xi-ri-lan-ca, Gru-di-a...

6. Trong giờ học "Bảo vệ hòa bình" đã có 2 ý kiến khác nhau:

- Ý kiến 1: Tất cả các bên tham gia chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa đều phải bị lên án

- Ý kiến 2: Cần ủng hộ chiến tranh chính nghĩa và chống lại chiến tranh phi nghĩa.

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến 2 vì chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh vì mục đích bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc, góp phần ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ giá trị con người và nền hòa bình thế giới. Vì thế, chúng ta cần lên án chiến tranh phi nghĩa và ủng hộ chiến tranh chính nghĩa.

C. Trắc nghiệm GDCD bài 4

Ngoài lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập trong SGK GDCD 9, VnDoc cũng gửi tới các bạn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn GDCD 9 cho các bạn trực tiếp làm bài và kiểm tra kết quả ngay khi làm xong. Mời các bạn luyện tập.

......................

Để xem những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết GDCD 9 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp lý thuyết theo từng bài, giúp các em dễ dàng ôn tập. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm Giải GDCD 9, Trắc nghiệm GDCD 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Giáo dục công dân 9 hơn.

Bài tiếp theo: Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 5

Từ khóa » Hòa Bình Là Gì Giáo Dục Công Dân