Lý Thuyết Hai Mặt Phẳng Vuông Góc Toán 11
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Lý thuyết toán học
- Toán 11
- CHƯƠNG 8: VEC TƠ TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN
- Hai mặt phẳng vuông góc
1. Kiến thức cần nhớ
a) Định nghĩa
Hai mặt phẳng gọi là vuông góc với nhau nếu góc giữa chúng bằng \({90^0}\).
Kí hiệu \(\left( P \right) \bot \left( Q \right)\).
b) Điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc
Nếu một mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng khác thì hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
c) Tính chất
- Nếu hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng này vuông góc với giao tuyến đều vuông góc với mặt phẳng kia.
- Nếu hai mặt phẳng \(\left( P \right),\left( Q \right)\) vuông góc với nhau và \(A \in \left( P \right)\) thì đường thẳng \(a\) qua \(A\) và vuông góc với \(\left( Q \right)\) sẽ nằm trong \(\left( P \right)\).
- Nếu hai mặt phẳng cắt nhau và cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba thì giao tuyến của chúng cũng vuông góc với mặt phẳng thứ ba.
- Qua đường thẳng \(a\) không vuông góc với mặt phẳng \(\left( Q \right)\), có duy nhất một mặt phẳng \(\left( P \right)\) vuông góc với \(\left( Q \right)\).
2. Bài toán về quan hệ vuông góc
a) Chứng minh hai mặt phẳng vuông góc
Phương pháp chung:
Tìm một đường thẳng \(a\) nằm trong mặt phẳng \(\left( P \right)\) mà \(a \bot \left( Q \right)\).
Ví dụ: Cho tứ diện \(ABCD\) có \(AB \bot \left( {BCD} \right)\). Gọi \(E\) là hình chiếu của \(B\) trên \(CD\). Chứng minh \(\left( {ABE} \right) \bot \left( {ACD} \right)\).
Giải:
Để chứng minh \(\left( {ACD} \right) \bot \left( {ABE} \right)\) ta sẽ tìm một đường thẳng trong mặt phẳng này mà nó vuông góc với mặt phẳng kia.
Thật vậy,
Ta có: \(AB \bot \left( {BCD} \right) \Rightarrow AB \bot CD\).
Lại có \(BE \bot CD\) nên \(CD \bot \left( {ABE} \right)\).
Mà \(CD \subset \left( {ACD} \right)\) nên \(CD\) chính là đường thẳng nằm trong mặt phẳng \(\left( {ACD} \right)\) mà vuông góc với \(\left( {ABE} \right)\).
Vậy \(\left( {ACD} \right) \bot \left( {ABE} \right)\).
b) Chứng minh đường thẳng vuông góc mặt phẳng
Phương pháp chung:
Ngoài một số phương pháp đề cập từ bài trước, ta có thể sử dụng thêm một trong các phương pháp dưới đây:
+) Chứng minh \(a \subset \left( Q \right)\) với \(\left( Q \right) \bot \left( P \right)\) và \(a\) vuông góc với giao tuyến của \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\).
+) Chứng minh \(a\) là giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( Q \right),\left( R \right)\) mà cùng vuông góc với \(\left( P \right)\).
Trang trước Mục Lục Trang sauCó thể bạn quan tâm:
- Phương pháp giải các bài toán liên quan đến phương trình mặt phẳng
- Ôn tập chương 8: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều
- Góc giữa hai mặt phẳng
- Phương trình mặt phẳng
- Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau
Tài liệu
Toán 11: Bài tập trắc nghiệm hai mặt phẳng vuông góc có đáp án và lời giải
Chuyên đề hình học không gian lớp 11
Sử dụng hai ẩn phụ đưa về hệ phương trình đối xứng (ẩn căn bậc ba) – Lương Tuấn Đức
Sử dụng hai ẩn phụ đưa về hệ phương trình đối xứng (ẩn căn bậc hai) – Lương Tuấn Đức
Sử dụng hai ẩn phụ đồng bậc giải phương trình chứa căn (ẩn phụ 4)- Lương Tuấn Đức
Từ khóa » Viết Pt Mặt Phẳng Vuông Góc Với 2 Mặt Phẳng
-
Viết Phương Trình Mặt Phẳng đi Qua 1 điểm Và Vuông Góc Với 2 Mặt ...
-
Viết Phương Trình Mặt Phẳng đi Qua điểm A Và Vuông Góc Với 2 Mp ...
-
Lập Phương Trình Mặt Phẳng đi Qua Một điểm Và Vuông Góc Với Hai ...
-
Viết Phương Trình Mặt Phẳng (P) đi Qua Hai điểm Và Vuông Góc Với ...
-
Phương Pháp Chứng Minh Hai Mặt Phẳng Vuông Góc - Toán Thầy Định
-
Viết Phương Trình Mặt Phẳng ( P ) đi Qua điểm M( 1;0; - 2 ) Và Vuông ...
-
Viết Phương Trình Mặt Phẳng Trong Không Gian Oxyz - Toán Học Lớp 12
-
Viết Phương Trình Mặt Phẳng đi Qua 1 điểm Và Vuông Góc Với đường ...
-
Viết Phương Trình đường Thẳng đi Qua 1 điểm Và Vuông Góc Với Mặt ...
-
Cho Hai Mặt Phẳng , . Phương Trình Mặt Phẳng đi Qua Gốc Tọa độ ...
-
Phương Trình Mặt Phẳng Trong Không Gian - Toán Thầy Định
-
Hướng Dẫn Giải Toán Nâng Cao 12 Chuyên Đề Phương Trình Mặt ...
-
Viết Phương Trình Mặt Phẳng ( P ) đi Qua điểm M( (1;0; - 2) ) Và
-
Cho Hai Mặt Phẳng (α):3x−2y+2z+7=0, (β):5x−4y+3z+1=0 ...