Lý Thuyết Hóa Học 8 Bài 37: Axit - Bazơ - Muối Hay, Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-12 trên Shopee mall
Bài viết Lý thuyết Hóa học 8 Bài 37: Axit - Bazơ - Muối hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa học 8 Bài 37: Axit - Bazơ - Muối.
- Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 37: Axit - Bazơ - Muối (có đáp án)
- Bài tập về Axit lớp 8 có lời giải
- Bài tập về Bazơ lớp 8 có lời giải
- Bài tập về Muối lớp 8 có lời giải
Lý thuyết Hóa học 8 Bài 37: Axit - Bazơ - Muối
Bài giảng: Bài 37: Axit - Bazơ - Muối - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
1. Axit
a. Khái niệm
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit
c. Phân loại: 2 loại
- Axit không có oxi: HCl, H2S,….
- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…
d. Tên gọi
- Axit không có oxi
Tên axit = axit + tên phi kim + hidric
VD: HCl: hydrochloric acid. Gốc axit tương ứng là clorua
H2S: hydrogen sulfide acid. Gốc axit tương ứng là sunfua
- Axit có oxi
+ Axit có nhiều oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ic
VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat
HNO3: nitric acid. Gốc axit: nitrate
+ Axit có ít oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ơ
VD: H2SO3 : sulfurous acid. Gốc axit sunfit
2. Bazơ
a. Khai niệm:
Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
b. CTHH: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại
c. Tên gọi:
Tên bazo = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit
VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit
KOH: potassium hydroxide
d. Phân loại
Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.
Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…
3. Muối
a. Khái niệm
Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit
b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit
VD: Na2SO4, CaCO3,…
c. Tên gọi
Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
VD: Na2SO4 : sodium sulfate
CaCO3: canxi carbonate
FeSO4: iron (II) sulfate
d. Phân loại
- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
VD: Na2SO4, CaCO3,…
- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
VD: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…
Bài tập tự luyện
Bài 1: Oxit tương ứng với axit H2SO3 làA. SO2.
B. SO3.
C. SO.
D. CO2.
Lời giải:
Oxit tương ứng với axit H2SO3 là SO2
Đáp án cần chọn là: A
Bài 2: Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại axit là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Các chất thuộc loại axit là: H2SO4, HCl →→ có 2 chất
Đáp án cần chọn là: B
Bài 3: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. NaOH, BaCl2, H3PO4, KOH.
B. NaOH, Na2SO4, KCl, KOH.
C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.
D. NaOH, Ca(NO3)2, KOH, H2SO4.
Lời giải:
Dãy dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là dãy gồm các dung dịch bazơ: NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH
Đáp án cần chọn là: C
Bài 4: Tên gọi của Al(OH)3 là:
A. Nhôm (III) hidroxit.
B. aluminum hydroxide.
C. Nhôm (III) oxit.
D. Nhôm oxit.
Lời giải:
Al(OH)3: aluminum hydroxide
Đáp án cần chọn là: B
Chú ý: Không gọi là Nhôm (III) hidroxit vì nhôm chỉ có 1 hóa trị III. Cách gọi này chỉ ứng với kim loại có nhiều hóa trị
Bài 5: Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là
A. 11,7 gam.
B. 5,85 gam.
C. 4,68 gam.
Lời giải:
PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Xét tỉ lệ: => HCl dư, NaOH phản ứng hết
=> tính số mol NaCl theo NaOH
PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 1mol
P/ứng: 0,1mol → 0,1mol
=> Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 gam
Đáp án cần chọn là: B
Bài 6: Khối lượng muối thu được khi cho 9,75 gam kẽm tác dụng với 9,8 gam axit sunfuric (H2SO4) là
A. 24,15 gam
B. 19,32 gam
C. 16,1 gam
D. 17,71 gam
Lời giải:
Số mol kẽm là: nZn= =0,15mol
Số mol H2SO4 là: nH2SO4= =0,1mol
PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Xét tỉ lệ: => Zn dư, H2SO4 phản ứng hết
=> tính số mol muối ZnSO4 theo số mol H2SO4
PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 1mol
P/ứng: 0,1mol → 0,1mol
=> Khối lượng ZnSO4 là: mZnSO4=0,1.161=16,1gam
Đáp án cần chọn là: C
Xem thêm các bài tóm tắt kiến thức Hóa học lớp 8 hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Hóa học 8 Bài 36: Nước
Lý thuyết Hóa học 8 Bài 40: Dung dịch
Lý thuyết Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước
Lý thuyết Hóa học 8 Bài 42: Nồng độ dung dịch
Lý thuyết Hóa học 8 Bài 43: Pha chế dung dịch
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Các Gốc Axit Lớp 8
-
VI. Đáp án Hướng Dẫn Giải Chi Tiết
-
Kể Tên Một Số Gốc Axit Thường Gặp - Mai Trang - HOC247
-
Cách đọc Tên Các Chất Hóa Học Lớp 8
-
Bảng Tên Gọi Và Gốc Axit - TopLoigiai
-
Axit – Bazơ – Muối – Hóa Học 8 - Null - ICAN
-
Cách Đọc Tên AXIT Và Gốc Axit, Axit Hữu Cơ Hóa Học Lớp 8
-
Kể Tên Một Số Gốc Axit Thường Gặp ( Nhiều Nhiều Chút Nha Mấy Bạn
-
Nêu 1 Số Gốc Axit Thường Gặp (nhiều 1 Chút ạ) - Hoc24
-
Hãy Viết Công Thức Hóa Học Của Các Axit Có Gốc Axit
-
Hãy Viết Công Thức Hóa Học Của Các Axit Có Gốc Axit Cho Dưới đây Và ...
-
Bài Tập Xác định Công Thức Hóa Học Và Gọi Tên Axit Cực Hay, Chi Tiết
-
Cách đọc Tên Các Chất Hóa Học Lớp 8 Cách đọc Tên Hóa Học