Lý Thuyết Mạch điện Xoay Chiều R L C Mắc Nối Tiếp Hay đầy đủ Nhất

Bài viết này, HocThatGioi sẽ chia sẻ với các bạn các kiến thức về mạch điện xoay chiều R L C nối tiếp hay nhất. HocThatGioi đã tổng hợp các công thức cơ bản cần phải nhớ để giúp các bạn giải tốt các dạng bài về mạch R L C nên các bạn cứ thoải mái tham khảo nhé.

1. Định luật Ôm cho mạch điện xoay chiều R L C mắc nối tiếp

Xét mạch điện gồm một điện trở R, một cuộn cảm thuần L và một tụ điện C mắc nối tiếp.

Mạch có R, L , C mắc nối tiếp - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

Giả sử cường độ dòng điện xoay chiều trong mạch là: i = I \sqrt 2 cos⁡(ωt) Khi đó hiện điện thế giữa 2 đầu điện trở, cuộn cảm và tụ điện lần lượt là:

  • u_R = IR\sqrt 2 cos⁡(ωt);
  • u_L = IZ_L\sqrt 2 cos⁡(ωt + π/2);
  • u_C = IZ_C \sqrt 2 cos⁡(ωt - π/2);

→ Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch là: u = u_R + u_L + u_C (1)

Sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để thay phép tổng đại số các đại lượng xoay chiều bằng phép tổng vectơ quay tương ứng. Khi đó phương trình (1) trở thành \vec U= \vec U_L + \vec U_C +\vec U_R (được biểu diễn như hình vẽ)

Lý thuyết mạch điện xoay chiều R L C mắc nối tiếp hay đầy đủ nhất 2
Giản đồ fre nen

\Leftrightarrow \vec U =\vec U_R +\vec U_{LC} với U_{LC}=|U_L-U_C|=|Z_L-Z_C|.I\vec U_{LC}\perp \vec U_R;

\Leftrightarrow U=\sqrt{(U_L-U_C)^2+U_R^2)}=\sqrt{(Z_L-Z_C)^2+R^2}.I;

\Leftrightarrow I=\frac{U}{Z} với Z=\sqrt{(Z_L-Z_C)^2+R^2} được gọi là trở kháng của mạch

2. Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện.

Từ hình vẽ ta có: tan⁡φ = \frac{U_L- U_C}{U_R} = \frac{Z_L - Z_C}{R}

Với φ là độ lệch pha của u với i: φ = φ_u- φ_i

  • Nếu Z_L > Z_C : u sớm pha hơn i một góc φ
  • Nếu Z_L < Z_C : u trễ pha hơn i một góc φ

3. Hiện tượng cộng hưởng

Khi Z_L= Z_C ↔ ωL = \frac{1}{ωC} ↔ ω^2LC = 1 thì tan⁡φ = 0 nên

Mạch có R, L , C mắc nối tiếp - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

Đó là hiện tượng cộng hưởng điện.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Lý thuyết mạch điện xoay chiều R L C mắc nối tiếp hay đầy đủ nhất. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi nhá. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt để tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Vật Lý – Mạch RLC mắc nối tiếp
  • Cách giải bài toán mạch RLC nối tiếp có hiện tượng cộng hưởng dễ hiểu
  • Phương pháp giải và bài tập về mạch RLC có L thay đổi hay nhất

Từ khóa » Tính I Trong Mạch Rlc