Lý Thuyết Sinh10 - : Bài 27: Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến ...

Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 27:

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sinh Trưởng Của Vi Sinh Vật

I. Chất Hóa Học

 1. Chất dinh dưỡng

          - Các chất hữu cơ như cacbonhiđrat, prôtêin, lipit… Là các chất dinh dưỡng.

          - Các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Mo,… Có tác dụng điều hoà áp suất thẩm thấu và hoạt hoá các enzyme.

          - Các chất hữu cơ như axít amin, vitamin,… Với hàm lượng rất ít nhưng rất cần thiết cho vi sinh vật song chúng không có khả năng tự tổng hợp được gọi là nhân tố sinh trưởng.

          - Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố dinh dưỡng gọi là vi sinh vật khuyết dưỡng, vi sinh vật tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng.

 2. Chất ức chế sự sinh trưởng

          Một số chất hóa học thường được dùng để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật được thể hiện ở bảng sau:

Các chất hóa học

Cơ chế tác động

Ứng dụng

Các hợp chất phênol

Biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào

Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện

Các loại cồn (êtanol, izôproopanol, 70 – 80%)

Thay đổi khả năng cho đi qua cuae lipit ở màng sinh chất.

Thanh trùng trong y tế, phòng thí nghiệm

Iôt, rượu iôt (2%)

Ôxi hóa các thành phần tế bào

Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện

Clo (natri hipôclorit), cloramin.

Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh

Thanh trùng nước máy, nước các bể bơi, công nghiệp thực phẩm

Các hợp chất kim loại nặng (thủy ngân, bạc,…)

Gắn vào nhóm SH của prôtêin làm chúng bất hoạt

Diệt bào tử đang nảy mầm, các thể sinh dưỡng

Các anđêhit (phoocmanđêhit 2%)

Bất hoạt các prôtêin

Sử dụng rộng rãi trong thanh trùng

Các loại khí êtilen ôxit (10 – 20%)

Ôxi hóa các thành phần tế bào

Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại

Các chất kháng sinh

Diệt khuẩn có tính chọn lọc

Dùng trong y tế, thú y,…

Bảng các chất ức chế sự sinh trưởng.

II. Các Yếu Tố Vật Lí

 1. Nhiệt độ

          - Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hoá bên trong tế bào do đó cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật.

          - Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt chia thành 4 nhóm vi sinh vật:

           + Ưa lạnh (< 15oC).

           + Ưa ấm (20 - 40oC).

           + Ưa nhiệt (55 - 65oC).

           + Ưa siêu nhiệt (85 - 110oC).

 2. Độ ẩm

          Nước cần thiết cho sinh trửơng và chuyển hoá vật chất của vi sinh vật. Nước là dung môi hòa tan các enzyme, các chất dinh dưỡng và tham gia trong nhiều phản ứng chuyển hoá vật chất quan trọng.

 3. pH

          -  Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hoá vật chất, hoạt tính enzyme, sự hình thành ATP.

Hình 1. Bảng phân độ pH.

          - Dựa vào pH thích hợp chia vi sinh vật thành 3 nhóm:

           + Nhóm ưa axít (pH = 4 - 6).

           + Nhóm ưa trung tính (pH = 6 - 8).

           + Nhóm ưa kiềm (pH > 9).

 4. Ánh sáng

          - Ánh sáng có tác dụng chuyển hoá vật chất trong tế bào và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh trưởng của vi sinh vật.

          - Các bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật như: tia tử ngoại, tia gamma, tia X.

 5. Áp suất thẩm thấu

          Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên áp suất thẩm thấu. Vì vậy khi đưa vi sinh vật vào trong môi trường có nồng độ cao thì vi sinh vật sẽ bị mất nước dẫn đến hiện tượng co nguyên sinh làm chúng không phân chia được.

Bài Tập Lý Thuyết

 A. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Khoảng nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của nhóm vi sinh vật ưa ấm là:

A. 20 – 400 C.

B. 10 – 200 C.

C. 40 – 500 C.

D. 20 – 250 C.

 * Hướng dẫn giải:

 - Khoảng nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của nhóm vi sinh vật ưa ấm là khoảng 20 – 400C.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 2: Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Prôtêin.

B. Mônôsaccarit.

C. Pôlisaccarit.

D. Phênol.

 * Hướng dẫn giải:

 - Phênol ó tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 3: Có một dạng vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất ở nhiệt độ môi trường dưới 100C. Dạng vi sinh vật đó thuộc nhóm nào sau đây:

A. Nhóm ưa nhiệt.

B. Nhóm ưa ẩm.

C. Nhóm ưa lạnh.

D. Nhóm ưa siêu nhiệt.

 * Hướng dẫn giải:

 - Có một dạng vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất ở nhiệt độ môi trường dưới 100C. Dạng vi sinh vật đó thuộc nhóm ưa lạnh.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất dinh dưỡng là những chất giúp cho vi sinh vật đồng hóa và tăng sinh khối.

B. Vi sinh vật nguyên dưỡng là vi sinh vật có thể sinh trưởng trong môi trường tối thiểu.

C. Vi sinh vật tự tổng hợp một số chất hữu cơ như vitamin, axit amin... từ các chất vô cơ gọi là nhân tố sinh trưởng.

D. Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không sinh trưởng trong môi trường tối thiểu.

 * Hướng dẫn giải:

 - Vi sinh vật không tự tổng hợp một số chất hữu cơ như vitamin, axit amin... từ các chất vô cơ gọi là nhân tố sinh trưởng.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 5: Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm khuẩn?

A. Vì nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng.

B. Vì nước là yếu tố hóa học tham gia vào quá trình thủy phân các chất.

C. Vì vi khuẩn sinh trưởng tốt ở môi trường có độ ẩm cao.

D. Vì mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.

 * Hướng dẫn giải:

 - Vì vi khuẩn sinh trưởng tốt ở môi trường có độ ẩm cao.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 6: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật.

B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.

C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được.

D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng.

 * Hướng dẫn giải:

 - Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 7: Vi sinh vật khuyết dưỡng:

A. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng.

B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.

C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng.

D. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể.

 * Hướng dẫn giải:

 - Vi sinh vật khuyết dưỡng không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 8: Đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật, Mn, Zn, Mo… là các nguyên tố có vai trò quan trọng trong quá trình:

A. Hóa thẩm thấu, phân giải prôtêin.

B. Hoạt hóa enzim, phân giải prôtêin.

C. Hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim.

D. Phân giải prôtêin hoặc tổng hợp prôtêin.

 * Hướng dẫn giải:

 - Đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật, Mn, Zn, Mo… là các nguyên tố có vai trò quan trọng trong quá trình hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 9: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?

A. Prôtêin, vitamin.

B. Axit amin, polisaccarit.

C. Lipit, chất khoáng.

D. Vitamin, axit amin.

 * Hướng dẫn giải:

 - Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là vitamin, axit amin.

Câu 10: Phoocmanđêhit là chất làm bất hoạt các prôtêin. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomanđêhit là:

A. Chất ức chế sinh trưởng.

B. Nhân tố sinh trưởng.

C. Chất dinh dưỡng.

D. Chất hoạt hóa enzim.

 * Hướng dẫn giải:

 - Phoocmanđêhit là chất làm bất hoạt các prôtêin. Do đó, chất ức chế sinh trưởng được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật.

 Nên ta chọn đáp án A.

 B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để:

A. Tiêu diệt các vi sinh vật.

B. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật.

C. Kích thích làm tăng tốc các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật.

D. Cả A, B và C.

Câu 2: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành:

A. Hai nhóm: Vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng.

B. Ba nhóm: Vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng.

C. Bốn nhóm: Vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

D. Năm nhóm: Vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

Câu 3: Nhu cầu về độ ẩm khác nhau ở các nhóm vi sinh vật khác nhau. Do đó, người ta có thể dùng nước để:

A. Khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật.

B. Kìm hãm sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật.

C. Thúc đẩy sự sinh trưởng của vi sinh vật.

D. Cả A, B và C.

Câu 4: Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh mà không bị hỏng?

A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp.

B. Vi sinh vật bị kìm hãm sinh trưởng khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp.

C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp.

D. Cả A, B và C.

Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi nói về độ pH của vi sinh vật?

A. Dựa vào sự thích nghi với độ pH khác nhau của môi trường sống, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính.

B. Con người có thể làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật.

C. Vi sinh vật không thể là nhân tố làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật.

D. Cả A và B.

Câu 6: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sống của vi sinh vật?

A. Vi khuẩn quang hợp cần ánh sáng để quang hợp.

B. Tia tử ngoại thường làm biến tính các axit nuclêic.

C. Tí Ronghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các protein và axir nucleic dẫn đến gây đột biến hay gây chết vi sinh vật.

D. Ánh sáng nói chung không cần thiết đối với sự sống của vi sinh vật.

Câu 7: Người ta có thể bảo quản thịt bằng cách xát muối vào miếng thịt. Muối sẽ ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật. Điều nào sau đây là đúng?

A. Nhiệt độ tăng lên khi xát muối vào miếng thịt đã làm chết vi sinh vật.

B. Độ pH của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật.

C. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, do đó, vi sinh vật không phân chia được.

D. Cả A, B và C.

Câu 8: Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào sau đây?

A. Axit.

B. Kiềm.

C. Trung tính.

D. Axit hoặc kiềm tùy vào nhiệt độ của môi trường.

Câu 9: Đường là một chất hóa học. Khi dùng đường để ngâm quả mơ làm nước giải khát, nồng độ đường ở hai bên màng tế bào vi sinh vật có trong lọ mơ chênh lệch lớn khiến cho nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh làm cho tế bào vi sinh vật không phân chia được. Điều nào sau đây là đúng?

A. Áp suất thẩm thấu thay đổi lớn đã ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật.

B. Yếu tố hóa học là chất đường đã kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.

C. Ở đây, yếu tố vật lí đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật.

D. Cả A và C.

Câu 10: Trong các hoạt động sống hằng ngày, ta dùng xà phòng rửa tay để:

A. Diệt khuẩn chọn lọc.

B. Loại bỏ vi sinh vật.

C. Bảo vệ da tay.

D. Kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

A

D

D

C

C

A

C

D

Bài viết gợi ý:

1. Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 26: Sinh Sản Của Vi Sinh Vật

2. Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 25: Sinh Trưởng Của Vi Sinh Vật

3. Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 23: Quá Trình Tổng Hợp Và Phân Giải Các Chất Ở Vi Sinh Vật

4. Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 22: Dinh Dưỡng, Chuyển hóa Vật Chất Và Năng Lượng Ở Vi Sinh Vật

5. Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 19: Giảm Phân

6. Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 18: Chu Kì Tế Bào Và Quá Trình Nguyên Phân

7. Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 17: Quang Hợp

Từ khóa » Chất Dinh Dưỡng Là Gì Sinh 10 Bài 27