Sinh 10 Bài 27: Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Sinh Trưởng Của Vi Sinh Vật
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Soạn Sinh 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
- Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 27 trang 106, 107
- Giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 27
- Lý thuyết Sinh 10 Bài 27
Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật đầy đủ, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.
Soạn Sinh 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 27 trang 106, 107
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 27 trang 106:
Vì sao có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (Ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptôphan hay không?
Lời giải:
Có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (Ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptôphan hay không vì:
Vi khuẩn khuyết dưỡng tryptôphan là vi khuẩn không tổng hợp được tryptôphan. Nếu thực phẩm có tryptôphan thì vi khuẩn sinh trưởng bình thường, nếu không có tryptôphan vi khuẩn sẽ không thể sinh sống.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 27 trang 107 (1):
- Hãy kể tên những chất diệt khuẩn thường dùng trong bênh viện, trường học và gia đình.
- Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút?
- Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
Lời giải:
- Tên một số chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình:
+ Bệnh viện: Cồn, iot, rượu iot 2%, các andehit, các chất kháng sinh.
+ Trường học và gia đình: oxy già, iot, thuốc tím....
- Khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút vì : Ngâm rau sống với nước muối (tức môi trường ưu trương) thì các vi sinh vật sẽ bị mất nước gây co nguyên sinh do đó vi sinh vật không phân chia được. Còn trong thuốc tím thì sẽ tạo ra ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh → Ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.
- Xà phòng chỉ là chất tẩy rửa không phải là chất diệt khuẩn.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 27 trang 107 (2):
- Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
- Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật?
Lời giải:
- Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì: Đa số vi sinh vật là ưa ấm mà nhiệt độ trong tủ lạnh lại thấp, kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
- Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật là nhiệt độ cơ thể.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 27 trang 107 (3):
Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?
Lời giải:
Thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn vì khi có nhiều nước thì độ ẩm cao, mà vi sinh vật lại phát triển tốt trong môi trường có độ ẩm cao nên dễ nhiễm khuẩn.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 27 trang 107 (4):
Vì sao, trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
Lời giải:
Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì: Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh là nhóm ưa trung tính nên trong sữa chua với môi trường pH axit (nhiều axit lactic là sản phẩm lên men) thì các VSV gây bệnh bị ức chế sinh trưởng.
Giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 27
Bài 1 (trang 108 SGK Sinh học 10):
Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau :
- Môi trường a gồm : nước, muối khoáng và nước thịt.
- Môi trường b gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ và tiamin (vitamin B1)
- Môi trường c gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ.
Sau khi nuôi ở tủ ấm 37oC một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt.
a) Môi trường a, b và c là loại môi trường gì ?
b) Hãy giải thích kết quả thực nghiệm.
c) Glucôzơ, tiamin và nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn ?
Lời giải:
a) Chủng tụ cầu vàng được cấy trên ba loại môi trường, ba loại môi trường này lần lượt là:
+ Môi trường a là môi trường bán tổng hợp vì có nước thịt và muối khoáng.
+ Môi trường b là môi trường tổng hợp vì có nước thịt, muối khoáng và vitamin B1.
+ Môi trường c là môi trường tổng hợp vì có glucôzơ và muối khoáng.
b) Giải thích kết quả thí nghiệm:
+ Vi khuẩn tụ cầu vàng cần có vitamin B và muối khoáng để phát triển, do vậy môi trường b là môi trường phù hợp với tụ cầu vàng.
+ Tuy nhiên ở môi trường a có nước thịt, tụ cầu vàng có thể phân giải nước thịt để lấy các chất cần thiết nên cũng có thể sinh trưởng.
+ Ở bình c tụ cầu vàng hoàn toàn không thể sinh trưởng do chúng không lấy được nguồn vitamin cần thiết.
c) Vai trò của glucôzơ, tiamin, nước thịt.
+ Glucôzơ: là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng cho vi khuẩn.
+ Tiamin: vai trò hoạt hóa các enzim.
+ Nước thịt: là hợp chất cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.
Bài 2 (trang 109 SGK Sinh học 10):
Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng khác được không, vì sao ?
Lời giải:
- Hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bố trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phênylalamin nên khi cùng nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường không có hai nhân tố sinh trưởng này thì chúng không thể phát triển được.
- Tuy nhiên nếu nuôi lâu 2 chủng vi khuẩn này trên môi trường đầy đủ dinh dưỡng thì chúng có thể hình thành cầu tiếp hợp giữa 2 chủng vi khuẩn, tạo ra chủng nguyên dưỡng đối với 2 nhân tố sinh trưởng axit folic và phêninalanine. Khi đem chủng lai này nuôi trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin thì chúng có thể phát triển được.
Bài 3 (trang 109 sgk Sinh học 10):
Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh ?
Lời giải:
Trong không khí có rất nhiều bào tử vi sinh vật và cả các vi sinh vật. Sau khi ăn, các thức ăn thừa phần lớn đã bị nhiễm các vi sinh vật, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất giữ cần đun sôi lại để diệt khuẩn.
Lý thuyết Sinh 10 Bài 27
I. Chất hoá học
1. Chất dinh dưỡng
- Các chất hữu cơ như cacbonhiđrat, prôtêin, lipit … là các chất dinh dưỡng.
- Các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Mo, … có tác dụng điều hoà áp suất thẩm thấu và hoạt hoá các enzyme.
- Nhân tố sinh trưởng là các chất hữu cơ như axít amin, vitamin, … với hàm lượng rất ít nhưng rất cần thiết cho vi sinh vật song chúng không có khả năng tự tổng hợp.
- Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố dinh dưỡng gọi là vi sinh vật khuyết dưỡng, vi sinh vật tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng.
II. CÁC YẾU TỐ VẬT LÍ
1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hoá bên trong tế bào do đó cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của VSV làm cho vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm.
- Nhiệt độ cao làm biến tính các loại protein, axit nucleic
- Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt chia thành 4 nhóm VSV: ưa lạnh (< 150C), ưa ấm (20 - 400C), ưa nhiệt (55 - 650C), ưa siêu nhiệt (85 - 1100C).
2. Độ ẩm
- Nước cần thiết cho sinh trưởng và chuyển hoá vật chất của VSV.
- Nước là dung môi hòa tan các enzyme, các chất dinh dưỡng và tham gia trong nhiều phản ứng chuyển hoá vật chất quan trọng.
- Mỗi loài sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.
3. Độ pH
- Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hoá vật chất, hoạt tính enzyme, sự hình thành ATP.
- Dựa vào pH thích hợp chia vi sinh vật thành 3 nhóm: nhóm ưa axít (pH = 4 - 6), nhóm ưa trung tính (pH = 6 - 8), nhóm ưa kiềm (pH > 9).
- Trong quá trình sống, vi sinh vật thường tiết các chất ra ngoài môi trường làm thay đổi độ pH của môi trường.
4. Ánh sáng
- Mức năng lượng trong ánh sáng tuỳ thuộc vào độ dài bước sóng của tia sáng.
- Ánh sáng có tác dụng chuyển hoá vật chất trong tế bào và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh trưởng của VSV.
- Các bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật như: tia tử ngoại, tia gamma, tia X.
5. Áp suất thẩm thấu
- Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên áp suất thẩm thấu. Vì vậy khi đưa vi sinh vật vào trong môi trường có nồng độ cao thì vi sinh vật sẽ bị mất nước dẫn đến hiện tượng co nguyên sinh làm chúng không phân chia được.
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật chi tiết bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.
Từ khóa » Chất Dinh Dưỡng Là Gì Sinh 10 Bài 27
-
Sinh Học 10 Bài 27: Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Sinh ...
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 10 Bài 27 Ngắn Nhất (Sách Mới 3 Bộ)
-
Sinh Học 10 Bài 27: Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Sinh ...
-
Lý Thuyết Sinh Học 10 Bài 27: Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Sinh ...
-
Sinh Học 10 Bài 27: Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Sinh ... - Dạy Học Mới
-
Giải Bài 27 Sinh 10: Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Sinh Trưởng Của Vi ...
-
Sinh Học 10 Bài 27 (Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm): Các Yếu Tố ảnh ...
-
Bài 27. Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Sinh Trưởng Của Vi Sinh Vật
-
Bài 27: Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Sinh Trưởng Của Vi Sinh Vật
-
Lý Thuyết Sinh10 - : Bài 27: Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến ...
-
Sinh Học 10 Bài 27: Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Sinh Trưởng Của Vi ...
-
Tiết 29, Bài 27: Các Nhân Tố ảnh Hưởng đến Sinh Trưởng Của Vi Sinh ...
-
Giáo án Sinh Học 10 Bài 27: Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Sinh Trưởng ...
-
Trắc Nghiệm Sinh Học 10 Bài 27 Có đáp án Năm 2021 - Haylamdo