Lý Thuyết Tập Hợp Phần Tử Tập Hợp | SGK Toán Lớp 6

1. Cách viết. Các kí hiệu

Cách viết 

Mỗi tập hợp thường được kí hiệu bởi một chữ cái in hoa

Ví dụ: Tập hợp A={a,b,c}, tập hợp X={1;2;3;4}...

Kí hiệu

Nếu a là một phần tử của tập hợp A thì ta viết: a ∈ A.

Nếu d không phải là một phần tử của tập hợp A thì ta viết d \(\notin\) A.

Ví dụ: Cho tập hợp \(M = \left\{ {1;2;3} \right\}\)

Khi đó ta có 1 là phần tử thuộc M nên \(1\in M\)

Và 4 không là phần tử thuộc M nên \(4 \notin M\)

Các cách để viết một tập hợp  

Thường có hai cách:

- Liệt kê các phần tử của tập hợp.

- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

Ví dụ: Cho tập hợp B gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5.

Viết tập hợp B dưới dạng liệt kê các phần tử là: \(B = \left\{ {0;1;2;3;4} \right\}\)

Viết tập hợp B dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng là: \(B = \left\{ {x \in \mathbb N|x < 5} \right\}\)

 Loigiaihay.com

Từ khóa » Ví Dụ Về Tập Hợp Lớp 6