Lý Thuyết: Thao Tác Với Tệp Trang 83 SGK Tin Học 11
Có thể bạn quan tâm
1. Khai báo
Khai báo biến tập văn bản có dạng:
var <tên biến tệp>: text;
Ví dụ
vart.epl, tep2: text;
Tên biến tệp (hay gọi là biến tệp) phải theo đúng quy cách đặt tên. Khai báo biến tệp để sau đó có thể thực hiện các thao tác với tệp thông qua biến tệp.
2. Thao tác với tệp
a) Gắn tên cho biến tệp
Gắn tên tệp với biến tệp thực chất là tạo một tham chiếu giữa tệp trên đĩa (do tên tệp và đường dần tương ứng được hệ điều hành xác định) và biến tệp trong chương trình, làm cho biến tệp trở thành đại diện cho tệp. Biến tệp trở thành đối tượng trực tiếp trong chương trình để nhận các thao tác đối với tệp trên đĩa. Gán tên của một tệp cho biến tệp theo cú pháp:
Assign (<biến tệp>, <têntệp>);
Ví dụ
Assign (tep1, 'DULIEU.DAT');
Trong đó, tên tệp là hằng xâu kí tự hoặc giá trị của một biểu thức kiểu xâu kí tự. Tất cả các phép toán trên biến tệp sẽ tác động tới tệp tên tệp. Sau khi gọi thủ tục Assign khác thực hiện cũng trên biến tệp này (nghĩa là lúc đó biến tệp được chuyển sang gắn kết với tệp khác). Tên tệp có thể gồm những đường dẫn chứa ổ đĩa, danh sách các thư mục liên tiếp cách nhau dấu đường dẫn, cuối cùng là tên tệp:
<ổ đĩa>:\<tên thưmục>\<tên thưmục>\...\<tên thưmục>\<tên tệp>
Ví dụ
Assign (tep2, 'C: \INP. DAT');
Độ dài lớn nhất cùa tên tệp là 79 kí tự. Đặc biệt khi tên tệp là xâu rỗng (độ dài xâu bằng 0) thì biến tệp được gán cho các tệp vào/ra chuẩn. Các tệp vào/ra chuẩn được quy định tương ứng với thiết bị nào là tùy thuộc vào sự bổ sung cùa mỗi chương trình đích Pascal, nhưng thường quy định tệp input chuẩn là bàn phím, tệp output chuẩn là màn hình.
b) Mở tệp
- Thủ tục mở tệp để ghi dữ liệu có dạng:
rewrite(<biến tệp>);
Trong cú pháp, biến tệp cần đã được liên kết với một tệp sau khi dùng Assign.
Ví dụ
assign(tep3, 'C'\KQ.DAT');
rewrite(tep3);
- Khi thực hiện rewrite(tep3), nếu trên thư mục gốc của ổ đĩa C chưa có tệp KQ.DAT, thì tệp sẽ được tạo với nội dung rỗng. Nếu đã có, nội dung cũ sẽ bị xóa để chuẩn bị ghi dữ liệu mới.
- Sử dụng thủ tục reset mở tệp văn bản đã tồn tại để đọc dữ liệu.
Cú pháp:
reset(<biến tệp>);
Trong cú pháp, biến tệp cần phải là đã được gắn kết với một tệp (dùng assign). Nếu tệp này không tồn tại thì thực hiện reset sẽ gặp lỗi. Nếu tệp đã mở thì nó sẽ đóng lại rối sau đó mở lại. Vị trí con trỏ tệp sau lời gọi reset là đầu tệp.
Ví dụ
Để đọc dữ liệu từ tệp DL.INP, ta có thể mở tệp bằng các thủ tục:
tentep:= 'DL.INP';
assign(tep1, tentep);
reset(tep1);
hoặc
assign (tep1, 'DL.INP');
reset (tep1)
c) Đóng/ghi tệp văn bản
- Cú pháp đọc tệp văn bản:
Read(<biến tệp>,);
Hoặc
Reading <biến tệp>,);
Trong đó, danh sách biến là dãy tên biến 1, tên biển 2,... tên biến N. Các dữ liệu cần đọc trong tệp gán vào danh sách biến phải lần lượt có kiểu tương ứng với kiểu của biến trong danh sách biến. Nếu sai kiểu thì chương trình báo lỗi. Lỗi này thường gặp khi biến có kiểu số, dữ liệu được đọc lại là kiểu xâu.
- Cú pháp ghi tệp văn bản
write(<biến tệp>,);
hoặc
writeln (<biến tệp>,);
Trong đó, danh sách kết quả là dãy kết quả 1, kết quả 2, ......, kết quả N. Các kết quả i có thể là biến đơn hoặc biểu thức (số học, quan hệ hoặc lôgíc) hoặc hằng xâu.
Ví dụ
Giả sử trong chương trình có khai báo:
var tepA, tepB: text;
và tệp tepA được mở để đọc dữ liệu, còn tệp tepB dùng để ghi dữ liệu.
Các thủ tục dùng để đọc dữ liệu từ tệp tepA có thể như sau:
Read(tepA, A, B, C) ;
Hoặc
Read(tepA, A, B, C) ;
- Một số hàm chuẩn thường dùng trong khi đọc/ghi tệp văn bản:
Hàm eof (<biến tệp>) trả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp. Hàm eoln( <biến tệp>) trả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng.
d) Đóng tệp
Thủ tục đóng tệp:
Close(<biến tệp>);
Trong cú pháp, biến tệp đã được liên kết với một tệp đang mở do đã dùng reset, rewrite hoặc append (append chỉ dùng với tệp văn bản) ở thời điểm trước đó để mở tệp.
Ví dụ
close(tep1);
close(tep2);
Sau khi đóng một tệp vẫn có thể được mở lại. Khi mở lại tệp, nếu vẫn dùng biến tệp cũ thì không cần phải dùng thủ tục assign gắn lại tên tệp.
Loigiaihay.com
Từ khóa » Với F Là Biến đã Gắn Tệp Trước đó Lệnh F.read(6) Trong Xử Lí Tệp Có Tác Dụng Thế Nào
-
Trắc Nghiệm Tin Học 11 Bài 15 (có đáp án): Thao Tác Với Tệp
-
Tin Học 11 Bài 15: Thao Tác Với Tệp
-
Giải Tin Học 11: Bài 15. Thao Tác Với Tệp - Chi Tiết, Hay Nhất
-
Trắc Nghiệm Tin Học Lớp 11 Chương 5
-
Giải Bài Tập Tin Học 11 - Bài 15: Thao Tác Với Tệp
-
Một Số Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tin Học 11 - Chương 5: Tệp Và Thao Tác ...
-
Làm Việc Với File Trong Python
-
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH KIỂU TỆP TRÊN PASCAL DÀNH CHO ...
-
Dữ Liệu Kiểu Tệp Trong Pascal - WIKIPASCAL
-
Chủ đề TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP - Tài Liệu Text - 123doc
-
Một Số Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tin Học 11
-
10.2 Một Số Thao Tác đọc Dữ Liệu Từ File Trong C++
-
Trắc Nghiệm Tin Học 11, Chương V