Lý Thuyết Tính Chất Tia Phân Giác Của Một Góc Hay, Chi Tiết | Toán Lớp 7
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách 11-11 Shopee
Bài viết Lý thuyết Tính chất tia phân giác của một góc lớp 7 hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Tính chất tia phân giác của một góc.
- Bài tập Tính chất tia phân giác của một góc
Lý thuyết Tính chất tia phân giác của một góc lớp 7 (hay, chi tiết)
A. Lý thuyết
1. Định lý về tính chất các điểm thuộc tia phân giác
Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó. (Định lý thuận).
Cho góc xOy với Oz là tia phân giác
2. Định lý đảo
Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc đó thì nằm trên tia phân giác của góc đó.
Nhận xét: Từ hai định lý thuận và đảo ta có: Tập hợp các điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của một góc là tia phân giác của góc đó.
3. Ví dụ
Ví dụ 1:Chứng minh rằng trong một tam giác ba phân giác của hai ngóc ngoài và một góc trong không kề với chúng gặp nhau tại một điểm
Lời giải:
Gọi K là giao điểm của hai đường phân giác góc ngoài của góc B và góc C
Vậy hai phân giác góc ngoài của góc B và C và phân giác góc trong của góc A gặp nhau tại một điểm.
Ví dụ 2:Cho góc vuông xOy và tam giác vuông cân ABC có A^ = 90°, có B ∈ Ox, C ∈ Oy , A và O thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ BC. Chứng minh rằng OA là tia phân giác của góc xOy
Lời giải:
B. Bài tập
Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Từ B kẻ BH vuông góc với AC tại H và từ C kẻ CK vuông góc với AB tại K, hai đường thẳng BH và CK cắt nhau tại I. Chứng minh AI là đường phân giác của tam giác ABC.
Lời giải:
Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A. Dựng ở nửa mặt phẳng bờ BC, không chứa A, tam giác vuông cân CDB tại D. Chứng minh AD là tia phân giác của góc BAC
Lời giải:
Điều đó chứng tỏ D nằm trên đường phân giác của góc BAC hay AD là đường phân giác của góc BAC.
C. Bài tập tự luyện
Bài 1. Cho tam giác ABC. Tia phân giác của góc C cắt AB tại D. Trên tia đối của tia CA lấy điểm E sao cho CE = CB.
a) Chứng minh: CD // EB.
b) Tia phân giác của góc E cắt CD tại F. Vẽ CK vuông góc EF tại K. Chứng minh: CK là tia phân giác của ECF^.
Hướng dẫn giải:
a) Vì ∆CBE nên CB = CE (gt)
Suy ra ∆CBE cân tại C.
Do đó CBE^=CEB^ (tính chất tam giác cân).
Vì CD là tia phân giác của ACB^ (gt) nên ACD^=DCB^=ACB^2.
Hay ACB^=2ACD^=2DCB^ (1).
Lại có ACB^=CBE^+CEB^ (Vì ACB^ là góc ngoài tại đỉnh C của ∆CBE).
=> ACB^=CBE^+CBE^=2CBE^ (2)
Từ (1) và (2) suy ra 2DCB^=2CBE^ hay DCB^=CBE^.
Mà 2 góc này nằm ở vị trí so le trong nên CD // EB.
b) Vì CD // EB (cmt) nên CFE^=FEB^ (vị trí so le trong)
Lại có: CEF^=FEB^ (vì EF là tia phân giác)
⇒ CFE^=CEF^ =FEB^
⇒ ∆CFE cân tại C.
Mặt khác: CK ⊥ FE tại K.
⇒ CK là đường cao.
⇒ CK đồng thời là đường phân giác của ECF^ (tính chất tam giác cân).
Bài 2. Cho ABC vuông tại A. Tia phân giác BD của góc B (D ∈ AC). Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA.
Chứng minh: BD là tia phân giác của ADE^.
Hướng dẫn giải:
Xét ∆ABD và ∆EBD có:
AB = BE (gt)
ABD^=BDE^ (BD là tia phân giác)
BD chung
Do đó ∆ABD = ∆EBD (c.g.c)
Suy ra ADB^=EDB^ (hai góc tương ứng).
Hay BD là tia phân giác của ADE^ (đpcm).
Bài 3. Cho tam giác ABC cân tại B. Từ A kẻ AN vuông góc với BC tại N và từ C kẻ CM vuông góc với BA tại M, hai đường thẳng AN và CM cắt nhau tại I. Chứng minh BI là đường phân giác của tam giác ABC.
Hướng dẫn giải:
Xét tam giác ABC có:
AN và CM là các đường cao của ∆ABC. Mà AN cắt CM tại I.
Suy ra BI cũng là đường cao của ∆ABC.
Mà ∆ABC cân tại B nên ta có BI vừa là đường cao cũng là đường phân giác của ∆ABC.
Bài 4. Cho tam giác ABC, kẻ tia phân giác AD. Trên tia đối của tia BA, lấy điểm E sao cho BE = BD và trên tia đối của tia CA, lấy điểm F sao cho CF = CD.
1) Chứng minh EF // BC.
2) Chứng minh ED là phân giác của góc BEF.
Hướng dẫn giải:
1) AD là phân giác của góc A nên BDCD=ABAC.
Theo giả thiết, BE = BD và CF = CD nên ta được:
FBFC=ABAC⇒EBAB=FCAC.
Theo định lí Talet, ta suy ra EF // BC.
2. ∆DBE cân nên E1^=D1^.
Vì EF // BC nên D1^=E1^⇒E1^=E2^.
Do đó ED là tia phân giác của góc BEF.
Bài 5. Cho tam giác ABC có AB < AC. Tia phân giác của góc A cắt đường thẳng vuông góc với BC tại trung điểm của BC ở D. Gọi H và K là chân các đường vuông góc kẻ từ D đến các đường thẳng AB, AC. Chứng minh: BH = CK.
Hướng dẫn giải:
Ta có: D thuộc phân giác của góc A.
DH vuông góc với AB, DK vuông góc với AC.
Suy ra DH = DK (tính chất tia phân giác của một góc)
Gọi G là trung điểm của BC.
Xét ∆BGD và ∆CGD có:
BGD^=CGD^=90° (DG là đường trung trực của BC)
BG = CG (giả thiết)
DG là cạnh chung
Do đó ∆BGD = ∆CGD (hai cạnh góc vuông)
Suy ra BD = CD (hai cạnh tương ứng)
Xét ∆BHD và ∆CKD có:
BHD^=CKD^=90°
DH = DK (chứng minh trên)
BD = CD (chứng minh trên)
Do đó, ∆BHD = ∆CKD (cạnh huyền - cạnh góc vuông)
Suy ra BH = CK (hai cạnh tương ứng)
Bài 6. Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, vẽ xOy^=30° và xOz^=60°.
a) Trong ba tia Ox, Ox, Oz thì tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
b) Tính số đo góc yOz ?
c) Tia Oy có là phân giác của góc xOz không? Vì sao?
Bài 7. Cho tam giác ABC vuông tại A . Từ một điểm K bất kì trên cạnh BC, kẻ KH vuông góc AC (H ∈ AC). Trên tia đối của tuan HK lấy điểm I sao cho HI = HK. Chứng minh:
a) AB // HK;
b) KAH^=IAH^;
c) Tam giác AKI cân.
Bài 8. Cho góc xOy. Lấy các điểm A, B thuộc tia Ix sao cho OA > OB. Lấy các điểm C, D thuộc Oy sao cho OC = OA, OD = OB. Gọi E là giao điểm của AD và BC. Chứng minh rằng:
a) AD = BC;
b) ∆ABE = ∆CDE;
c) OE là tia phân giác của góc xOy.
Bài 9. Cho tam giác ABC có BAC^=120°. Tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Tia phân giác của góc ADC cắt AC tại I. Gọi H và K lần lượt là hình chiếu của I trên đường thẳng AB, BC. Chứng minh: IH = IK.
Bài 10. Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3 cm, AC = 6 cm. Gọi E là trung điểm AC, tia phân giác của góc A cắt BC tại D.
a) Tính BC.
b) Chứng minh: ∆BAD = ∆EAD.
c) Gọi H và K lần lượt là hình chiếu của G trên AB, AC. Chứng minh rằng: điểm D cách đều AB và AC.
Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 7 có đáp án chi tiết hay khác:
- Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác
- Bài tập Tính chất ba đường phân giác của tam giác
- Lý thuyết Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
- Bài tập Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
- Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác
- Bài tập Tính chất ba đường trung trực của tam giác
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Tia Pg Của 1 Góc
-
Tính Chất Tia Phân Giác Của Một Góc – Giải Mã Toán Hình Học 7
-
Lý Thuyết Tia Phân Giác Của Góc | SGK Toán Lớp 6
-
Lý Thuyết: Tính Chất Tia Phân Giác Của Một Góc
-
Tính Chất Tia Phân Giác Của Một Góc - Chuyên đề Toán Học Lớp 7
-
Tia Phân Giác Là Gì - HTTL
-
Tính Chất Tia Phân Giác Của 1 Góc - Toán Lớp 7 - Itoan
-
Tia Phân Giác Của Một Góc Là Gì? Bài Tập Vận Dụng
-
Khái Niệm Tia Phân Giác, đường Phân Giác Của Góc - Hình Học 6
-
Lý Thuyết Bài 6: Tia Phân Giác Của Góc - Chương II Hình Học 6 Tập 2
-
Giải Toán 7 Bài 5. Tính Chất Tia Phân Giác Của Một Góc
-
Tính Chất Tia Pg Của 1 Góc
-
Hình Học 7 Bài 5: Tính Chất Tia Phân Giác Của Một Góc - Luyện Tập
-
Hình Học 7 Tính Chất Tia Phân Giác Của Một Góc Chi Tiết Nhất
-
Đường Phân Giác – Wikipedia Tiếng Việt