Mài Kẽ Răng để Niềng Có Hại Không? - Yên Tâm Sống Khỏe

Niềng răng chắc chắn là phương pháp chỉnh nha không còn xa lạ với tất cả mọi người. Chúng giúp khắc phục hiệu quả tình trạng răng bị hô, vẩu, móm, lệch lạc…để về đúng với cung hàm và mang đến tính thẩm mỹ cao nhất cho toàn bộ khuôn mặt. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ phải mài kẽ răng mới có thể niềng được. Vậy thì mài kẽ răng để niềng có hại không? Hãy theo dõi ngay giải đáp của chuyên gia dưới đây nhé!

Mục lục

  • Tại sao phải mài kẽ răng khi niềng răng?
  • Các trường hợp cần mài kẽ răng để niềng
  • Mài kẽ răng để niềng có hại không? Có ảnh hưởng gì không?
  • Quá trình mài răng để niềng diễn ra như thế nào?
  • Lưu ý khi để mài kẽ răng an toàn, hiệu quả

Tại sao phải mài kẽ răng khi niềng răng?

Mài kẽ răng khi niềng răng là kỹ thuật hỗ trợ mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện trong một số trường hợp chứ không phải là tất cả. Điều này giúp quá trình niềng diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất. Các bác sĩ sẽ mài cùi hai bên răng để thu gọn kích thước, tạo khoảng trống giúp các răng dịch chuyển dễ dàng hơn và có thể về đúng với vị trí mong muốn. Ngoài ra, mài kẽ răng còn tạo hình, hạn chế những khe hở ở phần nướu tối ưu hơn.

Thông thường các trường hợp cần mài kẽ răng chỉ định với người có kích thước răng không đều, bị sai lệch nhẹ. Với trường hợp nặng hơn thì áp dụng kỹ thuật khác như nhổ răng, nong hàm…

Do vậy để biết chính xác xem răng của bạn đang ở tình trạng ra sao, có cần mài hay không thì hãy tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín sẽ được thăm khám và tư vấn cụ thể hơn nhé!

Các trường hợp cần mài kẽ răng để niềng

Như đã trình bày ở trên thì mài kẽ răng để niềng chỉ áp dụng cho một số trường hợp nhất định. Dưới đây các chuyên gia sẽ chỉ giúp bạn xem đó là trường hợp nào nhé.

– Răng mọc lộn xộn nhẹ, không cần phải nhổ răng để lấy khoảng trống: Lúc này mài kẽ răng là lựa chọn tốt nhất giúp bạn bảo vệ toàn vẹn hàm răng mà vẫn chỉnh nha hiệu quả.

– Răng bị hô nhẹ: nguyên nhân của tình trạng này là bởi mặt răng chìa ra phía trước. Khi mài răng, bác sĩ sẽ kéo được răng thu gọn vào bên trong mà không phải tác động quá nhiều đến răng gốc.

– Răng cửa có hình tam giác: mài kẽ răng lúc này giúp răng của bạn có được hình dáng chuẩn nhất. Ngoài ra, chúng còn tránh được tình trạng hở kẽ răng khi niềng, giảm khả năng bị sâu răng, duy trì độ vững chắc của khung hàm.

– Răng có kích thước không đều nhau: việc mài kẽ răng giúp thu gọn những chiếc răng quá to trở nên nhỏ xinh, cân đối và hài hòa hơn. Ngoài ra, chúng còn tạo ra khoảng trống vừa đủ để răng dịch chuyển theo đúng ý muốn.

Mài kẽ răng để niềng có hại không? Có ảnh hưởng gì không?

Mài kẽ răng để niềng tuy tác động trực tiếp đến cấu trúc và hình dáng của răng nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến răng thật và sức khỏe răng miệng. Việc mài cùi răng được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao thì đảm bảo sẽ theo đúng tỉ lệ, không xâm lấn quá nhiều. Bạn cũng không phải lo lắng bị đau nhức hay ê buốt, khó chịu.

Trong quá trình thực hiện, mài kẽ răng tác động đến men răng nhưng vì có sự hỗ trợ của thuốc tê mà bệnh nhân không cảm nhận được hoặc chỉ hơi ê buốt một chút. Sau đó cảm giác đó dần dần biến mất.

Quá trình mài răng để niềng diễn ra như thế nào?

Chắc hẳn nhiều người cũng đang tò mò không biết quy trình mài răng để niềng diễn ra như thế nào? Dưới đây là đầy đủ các bước nhất giúp bạn dễ hình dung nhất nhé!

– Bước 1: Kiểm tra sức khỏe răng miệng- Bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ phần răng miệng của bạn, xác định xem có cần mài răng không. Nếu cần mài thì đó là răng ở vị trí nào, mài độ khoảng bao nhiêu…

– Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ răng miệng- Y tá sẽ làm sạch toàn bộ phần khoang miệng của bạn.

– Bước 3: Tiêm thuốc tê- Bác sĩ tiêm một lượng thuốc tê vừa đủ lên toàn bộ khung hàm răng. Việc này giúp bạn tránh được cảm giác ê buốt khi mài.

– Bước 4: Mài kẽ răng- Bác sĩ sử dụng máy mài nha khoa để mài đi phần cổ, thân và cạnh rìa cắn của răng theo một tỷ lệ nhất định.

– Bước 5: Hoàn thành và kiểm tra- Bác sĩ kiểm tra lại tình trạng răng đã mài và chuẩn bị các bước niềng răng tiếp theo.

* Tỉ lệ mài răng

Mài răng để niềng răng là một kĩ thuật khó đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn, trình độ cao, tay nghề tỉ mỉ nhất.

Theo các chuyên gia, tỉ lệ mài răng tối đa như sau:

  • Phần cổ răng: khoảng từ 6 mm- 0.8 mm
  • Phần thân răng: khoảng từ 1 mm- 1.3 mm
  • Phần cạnh rìa cắn: khoảng từ 2 mm- 1.6 mm

Với răng cần mài là răng hàm:

  • Phần cổ răng: khoảng từ6 mm- 0.8 mm
  • Phần thân răng: khoảng từ3 mm- 1.6 mm
  • Phần cạnh rìa cắn: khoảng từ 4 mm-1.8 mm

Lưu ý khi để mài kẽ răng an toàn, hiệu quả

Mài kẽ răng để niềng là kĩ thuật thường gặp hiện nay nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu rơi vào tình trạng tương tự như trên, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ mài răng khi mà phần men răng tốt để không bị ê nhức sau khi mài
  • Không mài kẽ răng cho trẻ: bởi các bé còn quá nhỏ, buồng tủy lớn nên xẻ kẽ răng khiến cho trẻ bị đau nhức.
  • Yêu cầu bác sĩ tái khoáng: nếu thực hiện tái khoáng ngay sau khi mài kẽ răng sẽ giúp bề mặt răng cứng hơn.
  • Cần vệ sinh răng miệng tốt: điều này để tránh gây ra các bệnh như sâu răng, viêm nha chu…

Niềng răng giúp bạn sớm sở hữu hàm răng chuẩn đẹp như ý. Tuy nhiên, vẫn cần tìm được địa chỉ nha khoa uy tín cùng đội ngũ bác sĩ tận tâm nhất mới đạt kết quả hoàn hảo nhất nhé!

Đọc thêm: Cắm minivis khi niềng răng là gì? 

Từ khóa » Tác Hại Của Mài Kẽ Răng