Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Khi điều Trị Chỉnh Nha
Có thể bạn quan tâm
Điều trị chỉnh nha là một quá trình điều trị kéo dài, ảnh hưởng đến toàn bộ hàm răng, sức nhai của bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân cần có một sự chuẩn bị tốt và hiểu rõ về chỉnh nha để hợp tác tốt với bác sĩ, nhằm đạt kết quả tối ưu. Sau đây là những câu hỏi bác sĩ chỉnh nha thường gặp tại nha khoa Lan Anh:
1) Răng của tôi còn tốt, tại sao bác sĩ chỉnh nha lại đề nghị nhổ để chỉnh nha?
Nhổ răng khi chỉnh nha nhằm mục đích tạo khoảng trống để di chuyển răng. Nếu không có khoảng trống, răng sẽ không thể di chuyển được.
Để răng di chuyển, cần phải có khoảng trống. Nếu bạn bị hô nhiều hoặc chen chúc nhiều, bác sĩ cần khoảng trống nhiều để xếp răng, thì có thể bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ răng. Nếu không, răng không thể di chuyển được, hoặc sẽ bị chìa ra trước.
Hình: Cung hàm thiếu chỗ nhiều thường sẽ được chỉ định nhổ răng. Thường là răng số 4 theo mũi tên.
Hình: Nếu không nhổ răng, sau khi xếp đều bệnh nhân có thể gặp tình trạng răng bị chìa. Lý do bị chìa là vì thiếu chỗ, răng phải chìa ra trước thì mới xếp trên cung răng được.
Nhổ răng đem lại một khoảng trống tương đối lớn (khoảng 6-8mm mỗi bên), nên thường được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp răng có kích thước to, chen chúc hoặc hô nhiều. Thông thường, bác sĩ sẽ kéo lùi nhóm răng cửa vào khoảng trống răng đã nhổ nhằm giảm hô (điều trị hô), hoặc xếp đều nhóm răng cửa bị chen chúc vào khoảng trống nhổ răng (răng chen chúc), hoặc là kéo chiếc răng khểnh vào vị trí nhổ răng (điều trị răng khểnh),v.v... Vì vậy, chiếc răng thường được chỉ định để nhổ là răng số 4, tức là sau chiếc răng nanh (đếm từ răng cửa vào là răng số 4: răng cửa giữa là răng số 1, răng cửa bên là răng số 2, răng nanh là răng số 3).
Thông thường, sau khi chỉnh nha, khoảng trống sẽ được đóng lại, vì vậy bệnh nhân không phải trồng lại răng sau khi chỉnh nha vào vị trí răng đã nhổ.
Hình: Khoang trống răng sau khi chỉnh nha được đóng kín. Nếu không dùng dụng cụ "banh môi" và đếm số răng, người bình thường rất khó nhận biết, kể cả bác sĩ chỉnh nha.
Trong một số trường hợp, có thể còn khoảng trống nhỏ, do kích thước răng không phù hợp (quá to hoặc quá nhỏ so với hàm đối diện), hoặc do răng bị dị dạng (răng hình chêm, răng dính với răng). Khi đó bác sĩ sẽ đề nghị trám lại hoặc làm veneer để thay đổi hình dạng răng và đóng kín khe hở.
Hình: răng cửa bên dị dạng không thể đóng kín bằng chỉnh nha vì các răng khác đã gài khớp tốt. Giải pháp phù hợp là Veneer sứ cho răng dị dạng sau khi chỉnh nha để đóng khe hở. Mục tiêu của chỉnh nha trong trường hợp này là chỉnh các răng khác ở vị trí tốt để làm Veneer.
2) Mài kẽ răng là gì? Tại sao bác sĩ lại đề nghị phải mài răng để chỉnh nha?
Mài kẽ răng khi chỉnh nha là kỹ thuật mài 2 mặt bên của răng, nhằm mục đích làm cho răng "thon gọn" lại, đồng thời tạo khoảng trống để di chuyển răng.
Hình: kỹ thuật "mài kẽ răng".
Thông thường, bác sĩ chỉ có thể mài kẽ một ít cho mỗi răng (khoảng 0.3 - 0.5mm), vì nếu mài quá nhiều ở 1 răng bệnh nhân sẽ dễ bị ê buốt. Vì vậy, kỹ thuật mài kẽ thường được áp dụng cho nhiều răng, từ 4,6,8 thậm chí 10 răng phía trước để tạo đủ khoảng trống di chuyển răng.
Hình: trước và sau khi mài kẽ răng ở 4 răng cửa.
Thực tế, có những trường hợp răng cửa hình tam giác, chỉ tiếp xúc một phần it mặt bên thì mài kẽ sẽ hiệu quả: vừa có khoảng trống để di chuyển răng, vừa đóng lại được khe hở tam giác nướu, mà phần mô răng bị mài lại rất ít, nên gần như không ảnh hưởng đến răng.
Hình: trước và sau khi mài kẽ ở răng có hình tam giác và khe hở nướu, và được đóng lại bằng Invisalign.
Ngược lại, nếu răng của bạn có tiếp xúc mặt bên tốt theo dạng mặt phẳng, thì khi mài sẽ phạm nhiều mô răng, dễ bị ê buốt, nhất là với bệnh nhân trẻ em.
Hình: mài kẽ với mục tiêu kéo lùi giảm hô quá mức có thể gây ê buốt vì chạm vào phần ngà răng. Bệnh nhân trẻ tuổi dễ ê buốt hơn bệnh nhân lớn tuổi.
Như vậy, tùy thuộc vào khoảng trống cần thiết để di chuyển răng, bác sĩ sẽ đề nghị nhổ răng hoặc mài kẽ. Trong trường hợp thiếu chỗ quá nhiều, thậm chí cần phải kết hợp cả hai: nhổ răng và mài kẽ.
Mài kẽ răng thường được bác sĩ chỉnh nha chỉ định trong những trường hợp cần khe hở it để di chuyển răng như hô nhẹ (kéo lùi it), răng chen chúc nhẹ, hoặc để điều chỉnh khớp cắn trong trường hợp răng 2 hàm có kích thước không phù hợp.
3) Răng khôn là gì? Tại sao bác sĩ chỉnh nha đề nghị tôi nhổ răng khôn? Tôi đã nhổ răng số 4 để chỉnh nha rồi, tại sao lại phải nhổ thêm răng khôn?
Răng khôn là răng cối lớn trong cùng, hay còn gọi là răng số 8, được mọc khi bệnh nhân 18 tuổi "nếu có đủ khoảng trống". Trong trường hợp cung hàm bệnh nhân nhỏ, không có đủ khoảng trống, răng khôn có thể chưa mọc, mọc kẹt, hoặc bị ngầm.
Răng khôn có kích thước tương đối lớn, bằng với một răng cối lớn (là răng ăn nhai số 6, số 7 trong miệng bệnh nhân đếm từ rang cửa vào trong). Vì vậy, răng khôn thường không đủ chỗ để mọc, hoặc nếu mọc lên sẽ đẩy các răng của bệnh nhân ra trước, gây xô lệch hoặc hô thêm. Thực tế, một số bệnh nhân cảm thấy răng của họ bị hô hoặc chen chúc nhiều hơn so với lúc 16,17 tuổi (trước khi răng khôn bắt đầu mọc).
Hình: răng khôn mọc kẹt và mọc ngầm vẫn có thể gây ảnh hưởng đến các răng khác và đẩy răng ra trước.
Khi răng khôn mọc, nó sẽ đẩy các răng khác ra phía trước, vì vậy sẽ làm giảm khả năng kéo lùi nhóm răng cửa để giảm hô, hoặc mất đi khoảng trống để xếp đều răng (khoảng trống từ việc nhổ răng số 4), ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Vì vậy, khi bác sĩ chỉnh nha cảm thấy răng khôn gây bất lợi cho quá trình điều trị, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân nhổ răng khôn.
Hình: Một bệnh nhân vừa có răng khôn mọc kẹt, vừa cần nhổ răng để xếp đều răng chen chúc. Nếu bạn có nhiều vấn đề như răng khôn mọc kẹt, răng bị hô hoặc chìa nhiều, kích thước răng to, thì khả năng bạn phải nhổ tổng cộng 8 răng là "hoàn toàn có thể xảy ra"!
Như vậy, răng khôn thường được chỉ định nhổ khi trong quá trình chỉnh nha, răng khôn mọc đẩy ra phía trước. Hoặc trong trường hợp bác sĩ muốn kéo lùi hàm tối đa, thì việc nhổ răng khôn để "ngăn ngừa hậu họa" có thể sẽ được tính đến.
Trong những trường hợp bệnh nhân đến gặp bác sĩ chỉnh nha sau khi răng khôn đã mọc hoàn toàn và đẩy hàm ra trước nhiều, thì kết quả chỉnh nha có thể sẽ chỉ ở mức độ nào đó, ngay cả khi đã nhổ răng số 4, vì bản chất cung răng đã bị đẩy ra trước quá nhiều.
4) Tôi thấy chỉnh nha phải nhổ răng nhiều quá. Như vậy có ảnh hưởng sức khỏe của răng, sức nhai của hàm không?
Trên thực tế, không có bác sĩ chỉnh nha nào muốn nhổ răng của bệnh nhân, trừ khi thật sự cần thiết. Tuy nhiên, xét về lâu dài, một hàm răng có khớp cắn tốt sẽ vẫn tốt hơn một hàm răng "có nhiều răng" nhưng tiếp xúc giữa các răng không tốt.
Sức nhai của hàm răng sẽ phụ thuộc vào bề mặt răng "thật sự tiếp xúc" với hàm đối diện khi ăn nhai. Nghĩa là nếu bạn có chiếc răng khểnh hay răng bị lệch vào trong hay ra ngoài, thì những răng đó "không có tiếp xúc nhai".
Hình: răng khểnh không có tiếp xúc nhai, không được tính vào "sức nhai" của bệnh nhân.
Khi chỉnh nha, bác sĩ có thể nhổ đi chiếc răng bạn đang dùng để ăn nhai, nhưng sau đó sẽ kéo chiếc răng khểnh (hoặc răng bị lệch lạc khác) vào "vị trí ăn nhai". Vì vậy, sức nhai sẽ được phục hồi sau khi chỉnh nha.
Hình: răng sau khi chỉnh nha có khớp cắn tốt, đa phần được bệnh nhân nhận xét là "cải thiện chức năng ăn nhai" sau khi chỉnh nha.
Sức khỏe của răng: một chiếc răng sẽ có được "độ bền" lâu dài và tuổi thọ cao nếu trục răng được đặt ở vị trí thẳng góc so với cung hàm. Ví dụ trường hợp răng cửa bị chìa ra trước, dưới tác dung của lực nhai, phần chân răng có thể bị ảnh hưởng, và "sức khỏe" của răng có thể không được tốt bằng một chiếc răng có trục dựng thẳng so với nền xương hàm.
Hình: răng bị chìa có lực nhai không thẳng góc với nền hàm, về lâu dài có thể bị tiêu xương, tụt nướu ảnh hưởng thẩm mỹ và sức khỏe của răng. Thông thường, khi bệnh nhân lớn tuổi và kết hợp với nhiều yếu tố khác như tuổi tác, bệnh lý kèm theo thì răng mới biểu hiện rõ.
Khi chỉnh nha , bác sĩ sẽ cố gắng dựng trục răng phù hợp với nền xương hàm, nhằm giúp cho răng có "sức khỏe" khi ăn nhai tốt nhất.
Hình: Một trường hợp răng bị chìa 2 hàm, bác sĩ nhổ 4 răng để dựng trục răng. Thực tế, phụ huynh và bệnh nhân thường ít khi đồng ý nhổ 4 răng chỉ để cải thiện "độ chìa" của răng vì thẩm mỹ vẫn đang ở tình trạng "chấp nhận được"!
Ngoài ra, trên thực tế đôi khi không thể đạt được độ nghiêng trục lý tưởng, vì cần phải dựa vào khoảng trống trên cung hàm. Nếu răng cửa bệnh nhân bị chìa quá nhiều và đã mài kẽ hết mức có thể, bệnh nhân cần chấp nhận răng hơi chìa ở mức độ nào đó. Thông thường, lý do là bệnh nhân đến quá trễ, khi răng đã bị chìa quá nhiều.
Như vậy, niềng răng không phải là một dụng cụ "thần kỳ" có thể di chuyển răng mà không có khoảng trống. Niềng răng không thể giúp răng cửa lùi lại, dù chỉ là 0.5mm nếu bác sĩ không tạo ra khoảng trống. Khoảng trống có thể được hình thành từ mài kẽ răng, hoặc nhổ răng, hoặc nghiêng răng ( mở rộng hàm ). Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn cách phù hợp.
* Lưu ý: Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng từng người.
Bài viết bởi BS Võ Tuấn Anh - Nha khoa Lan Anh
tag: nha khoa tốt ở tphcm, niềng răng có đau không
Từ khóa » Tác Hại Của Mài Kẽ Răng
-
Mài Kẽ Răng – Tất Cả Những Thông Tin Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Mài Kẽ Răng để Niềng Có đau Không? Có Hại Gì Không? - Nha Khoa Trẻ
-
MÀI KẼ RĂNG ĐỂ CHỈNH NHA CÓ HẠI KHÔNG?
-
4 điều Bạn Nên Biết Về Cắt Kẽ Răng Khi Niềng - Nha Khoa Việt Smile
-
Tại Sao Cần Mài Kẽ Răng để Niềng Răng? Có Nguy Hiểm Không?
-
Mài Kẽ - Ưu Và Nhược điểm - Chỉ định & Chống Chỉ định Khi Niềng Răng
-
Mài Kẽ Răng để Niềng Có Hại Không? - Yên Tâm Sống Khỏe
-
Cắt Kẽ Răng để Niềng Là Gì? Mài Kẽ Răng Có đau Không? Có Hại Không?
-
Mài Kẽ Răng Khi Niềng Răng Có đau Không? - Nha Khoa Thúy Đức
-
Tác Hại Của Niềng Răng: 6 Vấn đề Sau Niềng Mà Nha Sĩ Không Bao ...
-
Mài Kẽ Răng Là Gì? Những Kiến Thức Bạn Nên Biết Về Mài Kẽ để Niềng ...
-
Một Số điều Quan Trọng Cần Biết Trước Khi Mài Kẽ Răng Chỉnh Nha
-
Tác Hại Của Việc Mài Răng Là Gì?
-
Mài Răng Có ảnh Hưởng Gì Không? Câu Trả Lời Từ CHUYÊN GIA