Tại Sao Cần Mài Kẽ Răng để Niềng Răng? Có Nguy Hiểm Không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha quen thuộc giúp khắc phục triệt để tình trạng răng bị hô, vẩu, móm, mọc lộn xộn, lệch lạc… Tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định mài kẽ răng trước khi niềng. Câu hỏi mà nhiều người đang băn khoăn không biết: mài kẽ răng để niềng răng có nguy hiểm không? Và vì sao cần thực hiện? Mọi người đọc ngay thông tin chi tiết dưới đây sẽ có câu trả lời chính xác nhất nhé.

Tại sao cần mài kẽ răng để niềng răng? Có nguy hiểm không? 1

Mục lục

  • Mài kẽ răng là gì? Tại sao cần mài kẽ răng trước khi niềng răng?
  • Những trường hợp nào cần mài kẽ răng trước khi niềng
  • Mài kẽ răng để niềng răng được thực hiện ra sao?
  • Mài kẽ răng khi niềng có đau không, có nguy hiểm không?
  • Những lưu ý trước và sau khi mài kẽ răng
    • Lưu ý trước khi mài kẽ răng
    • Lưu ý sau khi mài kẽ răng
    • Bác sĩ Phạm Hồng Đức – chuyên gia chỉnh nha AAO

Mài kẽ răng là gì? Tại sao cần mài kẽ răng trước khi niềng răng?

Cắt kẽ răng tên tiếng Anh là “Interproximal Reduction – IPR” hay còn được gọi là mài kẽ răng nhằm tạo khoảng trống giữa các răng. Các bác sĩ sẽ tiến hành mài hai bên của răng nhằm thu gọn kích thước đồng thời tạo khoảng trống giúp cho việc di chuyển răng thuận lợi hơn. Với thủ thuật này, men răng ở 2 cạnh bên được mài bớt khoảng từ 0.3 – 0.5mm trước khi niềng răng. Số lượng răng cắt kẽ dao động từ khoảng 4 – 10 răng tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Nếu thắc mắc tại sao cần mài kẽ răng trước khi niềng răng thì câu trả lời chính là hỗ trợ việc di chuyển các khí cụ như hệ thống mắc cài, dây thun…, tạo hình răng, hạn chế khe hở ở phần nướu mà không làm ảnh hưởng đến các mô răng.

Tuy nhiên bạn cũng không cần lo lắng vì không phải ai cũng phải mài kẽ răng. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định có cần mài kẽ răng hay không. Do vậy bạn cần chọn địa chỉ nha khoa thực sự uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao cùng với sự trợ giúp của các trang thiết bị hiện đại nhé.

Mài kẽ răng là gì? Tại sao cần mài kẽ răng trước khi niềng răng? 1

Những trường hợp nào cần mài kẽ răng trước khi niềng

Như đã trình bày ở trên, mài răng giúp hàm răng của bạn có thêm không gian để gắn các khí cụ khi niềng răng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần mài mà chỉ dành cho những người rơi vào hoàn cảnh sau:

– Răng cửa có hình tam giác: Mài kẽ răng giúp răng có được hình dáng đúng chuẩn nhất, không bị lệch lạc, xấu xí. Đồng thời cũng tạo kẽ hở chân răng khi niềng, giảm khả năng sâu răng, duy trì độ vững chắc của khung hàm.

Những trường hợp nào cần mài kẽ răng trước khi niềng 1

– Răng hô nhẹ: Lúc này mặt răng bị chìa ra phía ngoài nên việc mài răng giúp “kéo”, thu gọn hơn răng vào bên trong, đồng thời không tác động quá nhiều đến răng gốc.

– Răng có kích thước không đồng đều: Mài răng giúp thu gọn kích thước những chiếc răng quá to và mang lại sự đều đặn nhất cho các rẳn. Ngoài ra chúng cũng giúp tạo khoảng trống vừa phải giúp răng dễ dàng xoay chuyển.

– Răng mọc lộn xộn nhẹ không cần phải nhổ răng để lấy khoảng trống: Lúc này mài kẽ răng là lựa chọn hoàn hảo nhất mà vẫn giữ được khớp nhai tốt nhất.

Những trường hợp nào cần mài kẽ răng trước khi niềng 2

Vậy là mọi người đã hiểu rõ những trường hợp nào cần phải mài kẽ răng để niềng răng. Tuy nhiên để biết chính xác mình cần mài răng hay không thì bạn hỏi cụ thể các bác sĩ có kiến thức chuyên sâu nhé.

Hỏi đáp: Khi niềng, kẽ răng lộ tam giác đen là do đâu, khắc phục thế nào?

Mài kẽ răng để niềng răng được thực hiện ra sao?

Nhiều người nghe đến mài kẽ răng để niềng răng thì cảm thấy hơi lo lắng một chút. Vậy thì quy trình thực hiện sẽ như thế nào?

– Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang – Bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể nhất về tình trạng bệnh lý của toàn bộ hàm răng. Nếu thấy cần phải mài kẽ răng thì bác sĩ tiến hành xác định xem cần mài những răng nào và mài khoảng bao nhiêu milimet một cách chính xác nhất. Sau đó lên phác đồ niềng răng cụ thể theo lộ trình thời gian.

– Bước 2: Kí hợp đồng với khách hàng – Bác sĩ cùng với khách hàng kí hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi và phòng tránh rủi ro nếu có cho khách hàng.

– Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ hàm răng – Y tá và bác sĩ sẽ làm sạch hoàn toàn hàm răng trước khi tiến hành mài răng.

– Bước 4: Tiêm thuốc tê lên toàn bộ khung hàm – Điều này giúp cho bệnh nhân tránh được tối đa tình trạng ê buốt trong quá trình mài.

– Bước 5: Tiến hành mài răng – Bác sĩ sử dụng máy mài nha khoa để mài đi phần cổ, thân, cạnh rìa cắn của răng theo tỉ lệ nhất định đã tính toán trước đó.

– Bước 6: Tiến hành niềng răng – Bác sĩ tiếp tục gắn các khí cụ niềng răng lên một hàm răng để khách hàng làm quen trước. Sau đó khoảng 1 – 2 tuần mới gắn nốt phần còn lại giúp bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái.

– Bước 7: Tái khám và điều chỉnh niềng răng – Bác sĩ sẽ kiểm tra lại tình trạng niềng răng, siết dây cung để quá trình này diễn ra an toàn, thuận lợi nhất.

* Tỷ lệ mài

Mài răng để niềng răng là một kỹ thuật tương đối khó đòi hỏi bác sĩ phải cẩn thận cũng như đạt được tỉ lệ mài đúng chuẩn.

– Với răng cần mài là răng cửa và răng nanh thì tỉ lệ mài răng tối đa như sau:

  • Phần cổ răng: khoảng từ 6 mm – 0.8 mm
  • Thân răng: khoảng từ 1 mm – 1.3 mm
  • Cạnh rìa cắn: khoảng từ 2 mm – 1.6 mm

– Với răng cần mài là răng hàm thì tỉ lệ mài răng tối đa như sau:

  • Cổ răng: khoảng từ 6 mm – 0.8 mm
  • Phần thân răng: khoảng từ 3 mm – 1.6 mm
  • Cạnh rìa cắn từ: khoảng từ 4 mm -1.8 mm

Quá trình mài kẽ răng để niềng răng phải đảm bảo thực hiện trong điều kiện lý tưởng nhất là: trang thiết bị hiện đại, bác sĩ có trình độ, tay nghề cao, kết quả mài răng tốt nhất không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cung hàm.

Mài kẽ răng để niềng răng được thực hiện ra sao? 1

Mài kẽ răng khi niềng có đau không, có nguy hiểm không?

Mài kẽ răng khi niềng có đau không, có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Hay mài răng có làm răng yếu đi, có gây đau buốt, có gây sâu răng không?

Mài răng là quá trình mà bác sĩ phải có được sự tính toán một cách hợp lý nhất để không ảnh hưởng đến tủy hay cấu trúc bên trong răng. Mặc dù tác động trực tiếp đến cấu trúc, hình thể của mô răng nhưng mài răng không hề ảnh hưởng đến răng thật cũng như sức khỏe răng miệng của bản thân nếu tuân thủ đúng tỉ lệ và đảm bảo chất lượng.

Mài kẽ răng khi niềng răng sẽ không có cảm giác đau thực sự rõ ràng bởi trước đó bạn đã được vệ sinh sạch sẽ răng miệng và được bác sĩ tiêm tê cẩn thận. Trong quá trình thực hiện, mọi thứ diễn ra hoàn toàn tự nhiên, thoải mái.

Ngoài ra, mài kẽ răng để niềng răng cũng không gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi mỗi chiếc răng được cấu tạo bởi 3 lớp là: men răng, ngà răng và tủy răng theo thứ tự từ ngoài vào trong. Mài kẽ răng chỉ thực hiện ở phần men răng ngoài cùng với tỉ lệ rất nhỏ, không được quá 2mm nên không xâm lấn đến ngà răng hay tủy răng. Sau khi mài răng, các bác sĩ sẽ tiến hành gắn các khí cụ niềng răng nhằm rút ngắn tối đa thời gian. Trong suốt quá trình niềng răng, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng một cách tối ưu để không làm cho răng bị đau buốt hay gây sâu răng dù bạn đã tiến hành mài răng. Do vậy chỉ cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín và thực hiện đúng theo chỉ dẫn, mọi người không cần phải lo lắng sau khi mài kẽ răng làm răng bị yếu đi, đau buốt hay gây sâu răng.

Lưu ý: Nếu mà sau khi mài răng xong, bạn gặp phải trường hợp chức năng ăn nhai suy yếu, răng nhạy cảm, dễ xỉn màu, dễ bị kích thích khi gặp thực phẩm nóng lạnh. Điều này có thể do thực hiện sai kỹ thuật, mài răng quá sâu, tay nghề bác sĩ kém… Lúc này, bạn cần đến nha khoa để kiểm tra lại và chọn địa chỉ uy tín hơn nhé.

Mài kẽ răng khi niềng có đau không, có nguy hiểm không? 1

Những lưu ý trước và sau khi mài kẽ răng

Mài kẽ răng để niềng răng có thể đem lại kết quả tốt nhất nhưng nếu không thực hiện đúng sẽ gây ra những hậu quả không ai mong muốn. Do vậy bạn cần lưu ý những điều sau.

Lưu ý trước khi mài kẽ răng

– Bạn cần tìm hiểu kĩ các kiến thức về mài kẽ răng, niềng răng, các trường hợp cần mài kẽ răng.

Mài kẽ răng để niềng răng chủ yếu áp dụng cho các trường hợp răng bị sai lệch nhẹ. Ngoài ra bạn cần có phần men răng tốt mới có thể thực hiện. Mài kẽ răng cũng không dành cho các bạn nhỏ vì lúc này răng của bé chưa phát triển hoàn thiện.

– Tìm hiểu các địa chỉ nha khoa trên website, fanpage, group để chọn cơ sở uy tín nhất. Hiện nay, thông tin xuất hiện khắp mọi nơi và không khó để tìm được những điều bạn mong muốn. Tuy nhiên hãy lưu ý chọn lọc đúng thông tin, đừng để các hình thức quảng cáo trá hình, sai sự thật ảnh hưởng đến lựa chọn của bạn.

Lưu ý sau khi mài kẽ răng

– Bạn chú ý chăm sóc răng miệng thật tốt để tránh trường hợp răng bị sâu và viêm nhiễm.

– Chỉ nên ăn các loại thực phẩm mềm, mịn như cháo, súp, nước sinh tố, thịt băm viên, sữa chua, phô mai, bơ… Vì không ăn được nhiều trong thời gian này nên bạn chú ý đa dạng thức ăn cùng chất dinh dưỡng. Không ăn những đồ quá cứng, quá dẻo như bánh quy, kẹo cao su, mía, táo… vì răng phải vận động mạnh để nghiền nát mọi thứ sẽ ảnh hưởng đến hệ thống niềng răng.

Lưu ý sau khi mài kẽ răng 1

Bác sĩ Phạm Hồng Đức – chuyên gia chỉnh nha AAO

  • Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam
  • Bác sĩ đầu tiên tại Đông Nam Á đạt thứ hạng Blue Diamond trên bản đồ Invisalign toàn cầu
  • Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021
  • Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
  • Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
  • Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
  • Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn 6500 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
  • Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Nha khoa Thúy Đức liên tục cập nhật những công nghệ hiện đại nhất như máy lấy dấu răng iTero 5D Plus, máy chụp toàn hàm Panorama… giúp quá trình chẩn đoán, lên phác đồ điều trị của bác sĩ trở nên chính xác hơn.

Đội ngũ bác sĩ và y tá của Nha khoa Thúy Đức luôn làm việc tận tình, chăm sóc chu đáo đảm bảo sẽ giúp khách hàng cảm thấy yên tâm, thoải mái. Quá trình mài kẽ răng để niềng răng cần những bác sĩ với chuyên môn, kiến thức cao và tay nghề tỉ mỉ, chắc chắn.

HÃY TRỞ THÀNH PHIÊN BẢN TỐT HƠN CỦA CHÍNH MÌNH CÙNG THUÝ ĐỨC NHÉ!

Nếu gặp bất kỳ vấn đề gì với niềng răng hãy đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất  ĐĂNG KÝ

Từ khóa » Tác Hại Của Mài Kẽ Răng