Màng Nhĩ: Bộ Phận Quan Trọng Trong Tai Người - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Màng nhĩ có cấu tạo như thế nào
- Màng nhĩ và bệnh lý điếc
- Những trường hợp ảnh hưởng đến chức năng của màng nhĩ
Tai người là một trong những bộ phận được cấu tạo khá tinh tế. Trong hốc tai có những chi tiết rất nhỏ nhưng phối hợp với nhau rất nhịp nhàng. Một trong những chi tiết quan trọng giúp tai người tiếp nhận được âm thanh, đó là bộ phận màng nhĩ. Vậy màng nhĩ có cấu tạo và chức năng như thế nào? Xin hãy xem bài viết bên dưới.
Màng nhĩ có cấu tạo như thế nào
Cấu tạo màng nhĩ
Màng nhĩ là lớp màng, cũng là ranh giới phân chia giữa tai ngoài và tai giữa, có hình bầu dục, hơi lồi, giống như một hình nón với các phần rỗng của nón quay ra phía ngoài, và nghiêng một góc 30 độ so với đáy ống tai. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám hồng. Thường, chúng ta có thể nhìn xuyên qua.
Màng nhĩ có chiều cao khoảng 9mm (1/4 inch), và rộng khoảng 8 mm (3/8 inch), mỏng như giấy nhưng rất chắc. Màng nhĩ có cấu tạo từ ba lớp. Lớp đầu tiên là lớp da của ống tai, nằm phía ngoài. Tiếp theo, là một lớp sợi cứng. Các sợi ngoài cùng giống như các nan hoa của bánh xe. Các sợi bên trong là đồng tâm, xòe ra trong vòng tròn mở rộng. Kết hợp với nhau, chúng tạo thành một lớp màng đặc biệt chắc, đảm bảo không bị rách theo thời gian dưới tác động áp lực của nước, không khí, và nhiễm trùng. Cuối cùng là lớp bên trong được gọi là màng nhầy, nằm ở khoang tai giữa.
Mô và xương liên kết với màng nhĩ
Ở tai bình thường, xương búa treo từ đầu tới điểm khoảng 2/3 màng nhĩ hướng xuống. Tại điểm đầu xương búa gắn với màng nhĩ, màng nhĩ được kéo về phía tai giữa, tạo thành chóp phía trong của hình nón.
Ánh sáng của đèn soi tai phản chiếu từ đầu xương búa đến đáy màng nhĩ gọi là tam giác sáng. Tam giác sáng này hiện diện ở hầu hết các tai bình thường.
Mô của 4/5 dưới của màng nhĩ chắc và được gọi là màng căng (pars tensa). 1/5 trên mềm vì bị thiếu lớp xơ được gọi là màng chùng.
Ở trẻ em, màng nhĩ mỏng và có độ đàn hồi. Nó sẽ trở nên dày hơn và cứng hơn khi trưởng thành. Vòng hình khuyên giữ nó cố định tạo thành một lớp màng không thấm nước và kín giữa tai giữa và tai ngoài.
Phân vùng c
Sẽ hơi thiếu sót khi nhắc đến màng nhĩ mà không nhắc đến phân vùng của màng nhĩ. Màng nhĩ được chia làm 4 phần để giúp chúng ta dễ dàng mô tả vị trí liên quan các phần giải phẫu hay các vị trí được quan tâm.
Cho màng nhĩ là một vòng ở bên đầu, trục dọc sẽ theo cán búa bắt đầu ở 1h cho chúng ta phần trước và sau. Trục ngang bắt đầu tại hướng 4h, chia màng nhĩ phần trên và dưới.
Việc phân chia để xác định phần bị tổn thương, nếu có. Chẳng hạn như khi màng nhĩ thủng, sẽ xác định được chính xác vị trí lỗ thủng để có thể can thiệp dễ dàng.
Chức năng của màng nhĩ
Sự rung động của âm thanh, năng lượng âm thanh, được tăng dần bởi vành tai và sự cộng hưởng của ống tai, làm cho màng nhĩ dễ di chuyển ra sau và ra trước đáp ứng với những rung động. Màng nhĩ được gắn với xương búa ở tai giữa.
Nói đơn giản hơn, sự rung động của sóng âm được thu nhận bởi vành tai ngoài. Luồng sung động đó được khuếch đại qua ống tai, vào bên trong, làm rung màng nhĩ. Sự rung động làm chuỗi xương búa rung theo và ghi nhận các xung động. Các tế bào thần kinh tiếp nhận các xung động đó, chuyển thành âm thanh tai người tiếp nhận và phân biệt được.
Màng nhĩ và bệnh lý điếc
Các dạng bệnh lý điếc thường gặp:
- Điếc dẫn truyền: Do sự không hoạt động hoặc tắc nghẽn phần nào đó ở tai ngoài hoặc tai giữa, làm ngăn cản đường truyền của âm thanh. Hầu hết các nguyên nhân ngăn cản đường truyền âm thanh này có thể giải quyết bằng điều trị y khoa.
- Điếc tiếp nhận hay còn gọi là điếc thần kinh giác quan: Do sự tổn thương tai trong làm âm thanh truyền đến tai không biến đổi được thành các xung điện.
- Điếc hỗn hợp: Do sự tổn thương kết hợp cả tai ngoài hoặc tai giữa với tai trong. Loại điếc này có cả đặc điểm của điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận.
- Điếc thần kinh trung ương: Não không thể xử lý, nhận và hiểu âm thanh hoặc câu nói một cách chính xác.
- Điếc vô cơ (non-organic hearing loss): thường gọi là điếc chức năng. Bệnh chủ yếu do một vài nguyên nhân tâm lý. Không có tổn thương các cơ quan liên quan tới cơ chế nghe.
Như vậy, điếc có thể do màng nhĩ, hoặc không. Nếu vấn đề do màng nhĩ, điếc thuộc loại điếc dẫn truyền hoặc điếc hỗn hợp.
Xem thêm: Thủng màng nhĩ do chấn thương có nguy hiểm không ?
Những trường hợp ảnh hưởng đến chức năng của màng nhĩ
Các dị tật tai
Những dị tật tai làm ảnh hưởng đến chức năng màng nhĩ như:
- Các dị tật như chít hẹp hay không có ống tai ngoài.
- Dị dạng hay không có vành tai.
- Vành tai dạng súp lơ (bông cải).
Những dị tật này có thể gây nghe kém. Bộ phận loa tai không hấp thụ được lỗ ống tai bị trục trặc sẽ gây cản và phản dội của các sóng âm. Khiến việc nghe không được tinh tế.
Do chất bẩn ở tai (ráy tai)
Nút ráy tai là nguyên nhân phổ biến dẫn đến điếc dẫn truyền. Thông thường, ráy tai di chuyển ra cửa ống tai ngoài một cách tự nhiên. Đôi khi, ráy tai tích tụ trong ống tai, tạo thành nút bịt kín một phần hay toàn ống tai.
Ráy tai là một chất màu vàng, nâu hoặc đỏ đậm nếu ráy tai bị ướt hoặc màu đen nếu ráy tai cứng và khô (phổ biến ở những người lớn tuổi).
Nếu ống tai chỉ bị tắc nghẽn một phần, bệnh nhân sẽ nghe bình thường hoặc chỉ bị nghe kém nhẹ. Nếu ống tai bị tắc nghẽn hoàn toàn, bệnh nhân chắc chắn sẽ không nghe được. Do đó việc vệ sinh ráy tai cần được làm thường xuyên. Các làm vệ sinh ráy tai chúng tôi sẽ cung cấp trong một bài riêng đễ hướng dẫn cụ thể mọi người, tránh các tổn thương ở ống tai và màng nhĩ.
Khi đi khám thính giác, cần phải vệ sinh tai kĩ, trước khi được kiểm tra sức nghe hoặc gắn thiết bị trợ thính.
Ráy tai phủ màng nhĩ rất khó di chuyển ra phía ngoài và dễ gây ra nghe kém trước khi chúng được các bác sĩ lấy ra khỏi tai. Nếu có ráy tai, bạn cần phải khám ở các chuyên gia tai mũi họng để được nội soi ống tai và vệ sinh đúng cách. Không được cố sức lấy ráy tai trong trường hợp này, rất dễ gây tổn thương màng nhĩ.
Tật về da ở ống tai
Dị ứng da hoặc viêm da làm cho tai ngoài ngứa và đau. Da của ống tai ngoài trở nên đỏ và sưng nề. Tình trạng này sẽ không gây nghe kém trừ khi bị sưng nhiều bịt kín ống tai. Có thể thực hiện các test đo chức năng tai nếu chỗ sưng không bịt kín ống tai.
Viêm tai ngoài là sự nhiễm trùng làm sưng nề các thành của ống tai ngoài. Viêm tai ngoài sẽ không gây nghe kém nếu chỗ sưng không bịt kín ống tai.
Polyps (khối u) là các mô phát triển ra khỏi một bề mặt. Khi bệnh nhân có bất kỳ khối u hoặc xương phát triển bất thường thì bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ. Không được tự ý bóc tách khối u trước khi được xét nghiệm rõ khối u lành tính hay ác tính.
Vấn đề lão hóa
Xẹp ống tai ngoài liên quan tới quá trình lão hóa. Đó là các mô xung quanh ống tai bị suy nhược và sa xuống làm cho thành ống tai bị sụp. Các mô sụn vành tai cũng có thể bị suy giảm và mềm hơn, thậm chí chảy xệ.
Phần vạt mô có thể bịt kín một phần ống tai hoặc bịt kín hoàn toàn ống tai. Để quan sát ống tai trong trường hợp này có thể nhấc vành tai lên xuống.
Thủng hay rách màng nhĩ
Đây là bệnh lý thường gặp ở màng nhĩ. Các nguyên nhân có thể do: nhiễm trùng tai, dị vật tai, gãy xương tai, gần tiếng nổ lớn hoặc do bị đánh vào tai.
Các lỗ thủng nhỏ làm giảm độ nhậy nghe khoảng 10-15 dB. Các lỗ nhỏ thường lành trong khoảng một vài tuần. Các lỗ lớn hơn đòi hỏi phải phẫu thuật vá màng nhĩ, để bịt lỗ thủng. Khi bị thủng, hệ thống xương búa bên trong không còn tiếp nhạn được xung động hay tiếp nhận kém. Trong trường hợp màng nhĩ rách hoàn toàn và kéo dài, có thể dẫn đến rối loạn chức năng tiếp nhận của hệ thống xương tai. Do đó, khi có nghi ngờ vấn đề màng nhĩ, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để xác định tổn thương và phục hồi kịp thời.
Các chấm đơn trông giống như một lỗ, nhưng chúng phản chiếu ánh sáng từ ống soi tai, giống như gương. Những chấm đơn này là các lỗ thủng đã lành và chỉ là một lớp dày. Chúng cũng được gọi là”màng gương”. Khi thấy “màng gương” có nghĩa là trong quá khứ bạn đã có tổn thương. Qua đó cũng đánh giá được các tổn thương và ảnh hưởng hiện tại của cấu trúc màng.
Khối u trong tai
Một khối u hay cholesteatoma xảy ra ở tai giữa, đôi khi phá vỡ phần trên của màng nhĩ, xâm lấn vào ống tai ngoài.
Nếu bệnh nhân có những triệu chứng này nên tới gặp bác sĩ ngay. Đây thường là những khối u ác tính. Một số cần được điều trị triệt để vì các khối u này có xu hướng ác tính cao, khả năng xâm lấn nhanh các cấu trúc lân cận.
Vấn đề thay đổi cấu trúc tai sau phẫu thuật
Ống tai ngoài rộng sau phẫu thuật tai. Những người này thường không còn màng nhĩ hoặc chuỗi xương con trong tai giữa. Da của ống tai có thể rất nhạy cảm. Nếu bệnh nhân không có màng nhĩ thì cần có sự tư vấn và đồng ý của bác sĩ trước khi gắn máy trợ thính.
Thông thường, khi lỗ thủng của tai lành lại, hoặc tai bị nhiễm trùng tái đi tái lại màng nhĩ sẽ bị sẹo. Điều này hạn chế sự chuyển động của màng nhĩ và có thể gây nghe kém dẫn truyền nhẹ.
Tất cả các vấn đề về phẫu thuật tai, bạn phải đi tái khám để theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật. Đó là việc cần làm.
Xơ nhĩ (Tympanosclerosis)
Mô nhĩ bị thoái hóa do tích tụ calcium có màu trắng đục như phấn. Màng nhĩ bị xơ sẽ không còn mềm mỏng và cảm nhận rung động sẽ kém hơn. Do đó bạn sẽ nghe kém hơn.
Vấn đề xơ nhĩ có thể gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng xơ nhĩ có liên quan đến lão hóa và di truyền. Vấn đề này vẫn còn cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi đưa ra kết luận.
Những dị vật trong ống tai
Dị vật trong ống tai bao gồm từ bông ráy tai, cục gôm, côn trùng, hạt lúa mầm đến những thứ không rõ tên loại.
Một số loại côn trùng như gián, kiến, nhện, ruồi, ong… có thể lầm đường mà chui vào ống tai khi bạn ngủ quên. Khi bạn cố lấy chúng ta không đúng cách, có thể làm chúng sợ hãi mà chui sâu vào hơn, gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn. Cách tốt nhất là dùng một mảnh băng keo dính, dán lên phía ngoài vành tai, nghiêng đầu về bên có dị vật và sau đó đến bác sĩ. Nếu cố lấy, côn trùng đôi khi có thể bị mắc kẹt và chết bên trong ống tai hoặc thậm chí cắn, đốt vành tai. Qua đó gây nên những nhiễm trùng đáng sợ hơn.
Một số trường hợp khác
Tai bị chảy nước, máu, mủ… dù có mùi hay không có mùi cũng phải yêu cầu bệnh nhân tới găp bác sĩ.
Đây là các dấu hiện của viêm tai giữa và thường rất khó điều trị. Viêm tai giữa kéo dài, dĩ nhiên sẽ gây thủng màng nhĩ. Nhưng nếu tình trạng nhiễm trùng không được kiểm soát, nó có thể gây ra các biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Tai: cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý
Màng nhĩ là một bộ phận tinh tế của tai người. Chúng và hệ thống xương tai giúp con người cảm nhận được âm thanh tươi đẹp của thế giới. Thấy được chức năng quan trọng ấy, bạn cần phải giữ gìn màng nhĩ và tai một cách cẩn thận. Nếu có vấn đề, bạn cần gặp bác sĩ để khám và điều trị ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm./.
Từ khóa » Vị Trí Màng Nhĩ
-
Màng Nhĩ Có Cấu Tạo Như Thế Nào? | Vinmec
-
CẤU TẠO TAI: MÀNG NHĨ VÀ CÁC RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TAI ...
-
Thủng Màng Nhĩ Do đâu? Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh? | Medlatec
-
Thủng Màng Nhĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phòng Ngừa
-
Màng Tai – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thủng Màng Nhĩ Do Chấn Thương - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng
-
Giải đáp: Thủng Màng Nhĩ Có Bị điếc Không? | TCI Hospital
-
Thủng Màng Nhĩ ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Vì Sao Màng Nhĩ Dễ Bị Thủng? - Tuổi Trẻ Online
-
Thủng Màng Nhĩ Có Nghe được Không?
-
Các Bệnh Viêm Tai Ngoài Thường Gặp: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Phẫu Thuật Vá Màng Nhĩ Và Những Thông Tin Nên Tìm Hiểu - Diag
-
Thủng Màng Nhĩ