Thủng Màng Nhĩ ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Thủng màng nhĩ ở trẻ em là tình trạng thường gặp khi cha mẹ đưa con đi khám với bác sĩ Tai Mũi Họng. Cha mẹ cần phải quan tâm nhiều hơn vì thủng màng nhĩ có thể ảnh hưởng nhiều đến thính lực của trẻ.
Màng nhĩ và chức năng của màng nhĩ
Màng nhĩ là một màng phân chia giữa tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ có hình bầu dục, hơi lồi, giống như một hình nón với các phần rỗng của nón quay ra phía ngoài, và nghiêng một góc 30 độ so với đáy ống tai.
Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám hồng, có thể nhìn xuyên qua. Màng nhĩ có chiều cao khoảng 9mm và rộng khoảng 8mm. Màng nhĩ mỏng như giấy nhưng có 3 lớp rất chắc chắn.
Ở trẻ em, màng nhĩ mỏng và có độ đàn hồi, trở nên dày hơn và cứng hơn khi trưởng thành. Vòng hình khuyên giữ màng nhĩ cố định tạo thành một lớp màng không thấm nước và kín giữa tai giữa và tai ngoài.
Chức năng của màng nhĩ là truyền tải âm thanh từ không khí vào tai qua ba xương nhỏ bên trong tai giữa, rồi vào cửa sổ hình bầu dục trong ốc tai chứa đầy chất dịch lỏng.
Mục đích của quá trình là chuyển đổi và khuếch đại rung động trong không khí thành rung động trong chất lỏng. Ba xương nhỏ trong tai giữa lần lượt có tên là xương búa, xương đe và xương bàn đạp.
Ngoài ra, màng nhĩ còn có chức năng ngăn chặn vi khuẩn và các vật thể lạ bên ngoài xâm nhập vào tai. Khi bị thủng màng nhĩ, vi khuẩn có thể tấn công và gây tai giữa giữa ở trẻ.
Thủng màng nhĩ ở trẻ em là gì
Trẻ bị thủng màng nhĩ là tình trạng xuất hiện một lỗ thủng hay rách trên màng nhĩ, giống như màng trống mỏng phân cách ống tai và tai giữa.
Màng nhĩ thủng khiến khả năng rung của màng nhĩ sẽ suy giảm, gây mất thính lực tạm thời ở trẻ.
Thủng màng nhĩ có thể gây ra mất thính lực và làm cho tai giữa dễ bị nhiễm trùng hoặc chấn thương khác.
Ở trẻ em, thủng màng nhĩ có thể tự chữa lành trong vòng một vài tuần mà không cần điều trị. Đôi khi, có thể cần một thủ tục để đẩy mạnh chữa lành của màng nhĩ vỡ, hoặc cần sửa chữa phẫu thuật cho màng nhĩ vỡ.
Khi trẻ có dấu hiệu thủng màng nhĩ, phụ huynh nên cho bé đi khám tai mũi họng trẻ em tại các phòng khám uy tín để được các bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh.
Dấu hiệu trẻ bị thủng màng nhĩ
- Thủng màng nhĩ đột ngột gây đau nhói trong tai, ù tai, chảy máu tai, giảm thính lực tạm thời (điếc),phản ứng chậm với âm thanh
- Rách màng nhĩ đơn thuần thì điếc nhẹ, nếu tổn thương sâu đến tai trong thì điếc nặng hơn.
- Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa cấp thì sẽ có triệu chứng sốt nóng, đau nhức trong tai, ù tai, nghe kém. Các triệu chứng giảm bớt khi màng nhĩ thủng, mủ thoát ra ngoài.
- Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn
- Nôn, buồn nôn, chóng mặt
Khi có các dấu hiệu trên, cha mẹ không nên tự chẩn đoán và tìm cách chữa thủng màng nhĩ tại nhà cho con. Cha mẹ cần lưu ý quan sát, nếu bệnh không thể tự khỏi thì cần có sự tư vấn của bác sĩ Tai Mũi Họng trẻ em.
Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị thủng màng nhĩ mà cha mẹ cần hết sức chú ý để phòng bệnh cho con.
- Chấn thương do vật sắc nhọn đâm vào. Thông thường, khi cha mẹ sử dụng dụng cụ lấy ráy tay có thể bất cẩn làm thủng màng nhĩ của bé.
- Chấn thương do áp lực quá mạnh tác động lên màng nhĩ như: tát mạnh vào tai, âm thanh quá lớn như bom mìn, hay lặn quá sâu, đi máy bay...
- Viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm V.A gây tụ dịch ở hòm nhĩ gây ra thủng màng nhĩ ở trẻ.
- Chấn thương vùng đầu quá nặng gây ra thay đổi trong cấu trúc tai giữa và tai trong, có thể gây ảnh hưởng tới màng nhĩ.
Xem thêm Video:
Trẻ thủng màng nhĩ vì những món đồ chơi
- Thực hiện: VTC14
- Thời lượng: 1 phút 16 giây
Thủng màng nhĩ ở trẻ có nguy hiểm không?
Trẻ bị thủng màng nhĩ có thể tự lành lại sau vài ngày nếu được chăm sóc cẩn thận và đúng cách. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thủng màng nhĩ lâu ngày không khỏi, bị nhiễm trùng gây viêm xương chũm.
Thủng màng nhĩ không chỉ làm giảm sức nghe của trẻ mà còn gây ra nhiều biến chứng nặng nề hơn khi viêm nhiễm lan sang các vùng lân cận.
Thủng màng nhĩ có thể dẫn tới các biến chứng viêm tai xương chũm, viêm màng não, áp xe não, liệt mặt, viêm xoang tĩnh mạch bên,...
Thủng màng nhĩ không nguy hiểm nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, phụ huynh không nên chủ quan. Cách tốt nhất là sớm cho con đi khám với các bác sĩ Nhi hoặc bác sĩ Tai Mũi Họng để được tư vấn phương pháp điều trị.
Cách điều trị thủng màng nhĩ ở trẻ
Thủng màng nhĩ ở mức độ nhẹ có thể không cần điều trị vì có thể tự lành trong khoảng một vài tuần nếu biết cách vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, khô thoáng, không bị viêm nhiễm.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc giảm triệu chứng đau, thuốc kháng sinh, kết hợp với sự chăm sóc của cha mẹ tại nhà để trẻ nhanh khỏi bệnh.
Với những trường hợp thủng màng nhĩ nặng hơn, phương pháp điều trị tốt nhất là phẫu thuật để làm kín lỗ thủng màng nhĩ.
Khi không còn lỗ thủng, vi trùng sẽ không xâm nhập vào tai giữa và như vậy tai sẽ khô hoàn toàn, không có biến chứng. Màng nhĩ liền kín, diện tích màng nhĩ tiếp xúc với âm thanh tăng lên và người bệnh sẽ nghe rõ hơn.
Hầu hết thủng màng nhĩ ở trẻ sẽ tự lành trong vòng một vài tuần mà không điều trị. Nếu những vết rách hay thủng màng nhĩ không tự lành, bác sĩ sẽ tiến hành làm thủ thuật để khâu lỗ thủng.
Các cách điều trị có thể bao gồm:
Vá màng nhĩ
Nếu vết rách hoặc thủng màng nhĩ không tự đóng, bác sĩ tai mũi họng có thể đóng nó với một bản vá giấy. Các thủ thuật có thể cần phải được lặp lại 3 - 4 lần trước khi lỗ thủng được đóng kín.
Phẫu thuật
Nếu vá lỗ thủng màng nhĩ không kết quả hoặc bác sĩ tai mũi xác định rằng vết rách không thể chữa lành với bản vá, bạn sẽ được đề nghị phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất được các bác sĩ sử dụng là tạo hình màng nhĩ.
Bác sĩ phẫu thuật ghép một bản vá nhỏ của da vào màng nhĩ. Thủ thuật này được thực hiện trên bệnh nhân ngoại trú, nghĩa là bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày làm thủ thuật.
Điều trị thủng màng nhĩ ở trẻ em tại các bệnh viện uy tín
Thủng màng nhĩ, nếu không được điều trị, về lâu dài chuỗi xương truyền âm thanh trong tai giữa sẽ bị hư hại, mất liên tục. Ngoài ra, thủng màng nhĩ có thể gây cứng khớp chuỗi xương truyền âm thanh dẫn tới tình trạng điếc ở trẻ em.
Bởi vậy, khi các bậc phụ huynh thấy trẻ có những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nên nhanh chóng đi khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu ban đầu về bệnh, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ Nhi khoa khám chữa bệnh từ xa để biết cách điều trị và chăm sóc trẻ bị thủng màng nhĩ tại nhà.
Nếu bệnh không khỏi và có dấu hiệu nặng hơn, cha mẹ nên đưa con tới các địa chỉ khám Tai mũi họng trẻ em uy tín, được mọi người đánh giá cao và tin tưởng lựa chọn để khám chữa bệnh.
Hướng dẫn vệ sinh tai cho trẻ bị thủng màng nhĩ đúng cách
Vệ sinh tai mũi họng đúng cách là việc vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị thủng màng nhĩ cho trẻ, đặc biệt là khâu vệ sinh tai. Cha mẹ không chú ý vệ sinh tai cho bé có thể gây nhiễm trùng, khiến bệnh nặng hơn.
Vệ sinh thủng màng nhĩ cho trẻ, cha mẹ có thể thực hiện theo cách sau:
- Dùng khăn mềm, sạch, nhúng vào nước muối sinh lý pha nước ấm sau đó vắt thật khô và vệ sinh vùng bên ngoài tai
- Nhỏ nước muối sinh lý vào tai. Nếu có chỉ định của bác sĩ, cha mẹ có thể sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ, không nên tự ý sử dụng thuốc nhỏ tai điều trị thủng màng nhĩ
- Khi nhỏ tai, lưu ý nghiêng đầu để bên màng nhĩ thủng ở phía trên, giữ 1-3 phút sau đó nghiêng sang bên ngược lại để nước thừa chảy ra ngoài, sau đó dùng khăn lau lại
- Vệ sinh tai mỗi ngày 2-3 lần
- Không để nước tràn vào tai, nhất là nước bẩn. Cha mẹ nên tắm cho con cẩn thận, không cho con nghịch nước, đi bơi
- Không để trẻ bú nằm vì dễ khiến sữa chảy vào tai trẻ gây nhiễm trùng
- Không lấy ráy tai mạnh bằng vật sắc nhọn
- Tuyệt đối không tiếp xúc với tiếng ồn lớn, âm thanh mạnh, không tác động lực lớn lên tai
- Chú ý vệ sinh cả mũi họng vì tai mũi họng có mối quan hệ mật thiết với nhau
- Chế độ ăn uống hợp lý, ưu tiên các món ăn mềm, giàu dinh dưỡng, chống viêm và giúp vết thương mau lành
Phòng tránh thủng màng nhĩ ở trẻ em
Để phòng ngừa thủng màng nhĩ ở trẻ em, phụ huynh phải cảnh giác khi ngoáy những vật nhọn vào tai, tuyệt đối không tự ý ngoáy tai hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại và thận trọng khi sử dụng bông tăm.
Ngoài ra, cần phải tích cực điều trị các bệnh về mũi họng vì có thể gây viêm tai giữa mủ dẫn đến thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức nghe và có thể bị những biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm Video:
Ngoáy tai bằng bông tăm gây thủng màng nhĩ ở trẻ
- Thực hiện: VTC14
- Thời lượng: 4 phút 07 giây
Trên đây là chia sẻ của BookingCare về thủng màng nhĩ ở trẻ em. Hy vọng cha mẹ sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn để giữ gìn sức khỏe đôi tai cho con trẻ.
Từ khóa » Vị Trí Màng Nhĩ
-
Màng Nhĩ Có Cấu Tạo Như Thế Nào? | Vinmec
-
CẤU TẠO TAI: MÀNG NHĨ VÀ CÁC RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TAI ...
-
Thủng Màng Nhĩ Do đâu? Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh? | Medlatec
-
Màng Nhĩ: Bộ Phận Quan Trọng Trong Tai Người - YouMed
-
Thủng Màng Nhĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phòng Ngừa
-
Màng Tai – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thủng Màng Nhĩ Do Chấn Thương - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng
-
Giải đáp: Thủng Màng Nhĩ Có Bị điếc Không? | TCI Hospital
-
Vì Sao Màng Nhĩ Dễ Bị Thủng? - Tuổi Trẻ Online
-
Thủng Màng Nhĩ Có Nghe được Không?
-
Các Bệnh Viêm Tai Ngoài Thường Gặp: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Phẫu Thuật Vá Màng Nhĩ Và Những Thông Tin Nên Tìm Hiểu - Diag
-
Thủng Màng Nhĩ