Marketing Du Lịch 2020: Xu Hướng Marketing Ngành Du Lịch Với Công ...
Có thể bạn quan tâm
Người Du lịch
Marketing du lịch 2020: Xu hướng marketing ngành du lịch với công nghệ 4.0Marketing du lịch 2020: Xu hướng marketing ngành du lịch với công nghệ 4.0 Marketing du lịch bao gồm chuỗi hoạt động truyền thông quảng cáo, chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp dịch vụ du lịch như công ty cho thuê xe hơi, khách sạn, hãng hàng không, quản lý, tổ chức, điều hành tour du lịch, travel agency… Công nghệ 4.0 với Big Data (Dữ liệu lớn), Internet of Things (Vạn vật kết nối), Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo), sẽ tác động mạnh mẽ tới trải nghiệm du lịch của khách hàng, cũng như chiến lược marketing của công ty du lịch. Marketing du lịch là gì? Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) tại hội thảo Ottawa đã định nghĩa tiếp thị du lịch là “một triết lý quản lý theo nhu cầu của khách hàng, có thể thông qua nghiên cứu, dự báo và lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ du lịch phù hợp với mục đích của tổ chức và sự hài lòng của khách du lịch” Theo Paynter (1993), “marketing du lịch là một quy trình có hệ thống bao gồm mục tiêu tiếp thị, chiến lược, lịch trình, phương tiện tiếp thị, tập trung vào phân khúc thị trường cụ thể và dựa trên lợi tức đầu tư đáng kể”. Xu hướng marketing ngành du lịch với công nghệ 4.0 Tóm lại, hiểu một cách đơn giản marketing du lịch là một hệ thống những hoạt động như nghiên cứu phân tích, đánh giá, lựa chọn sản phẩm và dịch vụ du lịch… nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời cũng đạt được những mục tiêu của các tổ chức, doanh nghiệp. 4P trong marketing du lịch Product Du lịch là một ngành đặc thù với những sản phẩm riêng biệt so với các ngành hàng khác. Nó bao gồm một loạt các yếu tố như là khách sạn, cuộc sống về đêm, danh lam thắng cảnh, di sản lịch sử, đồ ăn ngon,… Nếu các yếu tố được liệt kê ở trên làm hài lòng khách hàng, sản phẩm đó sẽ có giá trị. Price Giá trong trường hợp du lịch là số tiền mà khách hàng trả cho các tour. Việc gói có giá cao, giá đúng hay giá thấp được quyết định bởi kinh nghiệm của khách du lịch. Giá cả đưa ra phải được dựa trên cơ sở như tiêu chuẩn chỗ ở, tiêu chuẩn thực phẩm, tiêu chuẩn vận chuyển, giải trí và những nhu cầu được đáp ứng. Một số điểm đến có mức giá cao nhưng bên cạnh đó một số có giá khiêm tốn. Place Trong trường hợp của ngành du lịch, phân phối là một khía cạnh khó khăn. Về định nghĩa, phân phối liên quan đến việc làm cho sản phẩm đến tay khách hàng. Nó bao gồm các hoạt động khác nhau được thực hiện để làm cho sản phẩm có thể truy cập và có sẵn cho khách hàng mục tiêu. Du lịch là một sản phẩm dịch vụ, và các kênh của nó là các nhà điều hành du lịch, đại lý, nhà bán buôn, trang web của công ty du lịch, blog,… Promotion Hoạt động truyền thông bao gồm việc giáo dục, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo trên các phương tiện truyền thông in ấn, quản cáo điện tử, catalog, bán lẻ, quan hệ công chúng,… Hiện nay có một loạt các phương tiện truyền thông có sẵn và đang được sử dụng bởi ngành du lịch như mạng xã hội (Facebook, Instagram,…), các trang web, blog du lịch, Tripadvisor,…. Vai trò của marketing du lịch Marketing du lịch hiện đang giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức Xác định được khách hàng mục tiêu Marketing du lịch giúp bạn xác định được những khách hàng lý tưởng, phù hợp với những gì mà doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp. Tùy thuộc vào những dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp, tệp khách hàng cũng sẽ khác nhau. Chính vì thế, xác định khách hàng mục tiêu sẽ luôn là công việc đầu tiên mà doanh nghiệp, tổ chức cần phải làm và quy trình marketing du lịch sẽ giải quyết cho bạn bài toán đó. Thu hút khách hàng mới Làm sao để những khách hàng biết về một địa điểm du lịch mới? Câu trả lời chính là phát triển những hoạt động quảng bá trên các phương tiện truyền thông. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng để di chuyển từ nơi này sang nơi khác và dùng internet để nghiên cứu về mọi điểm đến. Facebook, Instagram, Twitter, Youtube và các nền tảng trực tuyến khác tràn ngập những câu chuyện và đánh giá thú vị từ khách du lịch trên toàn thế giới. Các công ty du lịch, khách sạn, tổ chức địa phương,… cần tận dụng công nghệ để quảng bá các điểm mới chưa được nhiều người biết đến. Điều này giúp tăng nhận thức cho khách du lịch cũng như thu hút khách hàng tiềm năng. Quảng bá thương hiệu địa phương Marketing du lịch có đóng góp to lớn cho việc phát triển cũng như quảng bá các thương hiệu địa phương. Cụ thể, marketing và bán hàng trong du lịch sẽ giúp làm nổi bật những điểm độc đáo của địa phương, từ đó khiến cho địa phương đó trong mắt khách hàng là một nơi đáng để đi du lịch. Ví dụ về marketing du lịch thành công sẽ mang lại những lợi ích rất lớn cho ngành du lịch địa phương, bao gồm khách sạn, nhà hàng, các quán bar và các cung cấp liên quan. Thúc đẩy kinh doanh Marketing du lịch sẽ thúc đẩy kinh doanh. Nếu khách hàng hài lòng với dịch vụ của bạn, họ sẽ truyền bá khắp thế giới về doanh nghiệp của bạn, cho dù đó chỉ là một homestay hoặc quán rượu. Điều này sẽ giúp cho bạn có nhiều khách hàng hơn và cung cấp cho bạn một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Chiến lược marketing du lịch Xác định điểm khác biệt: Marketing du lịch là làm những việc gì? Có thể nói rằng bước đầu của một chiến dịch marketing ngành du lịch đó chính là xác định được điểm khác biệt của điểm đến. Có rất nhiều yếu tố để một điểm đến trở nên nổi bật, đó có thể là các hoạt động văn hóa độc đáo, di tích lịch sử, các yếu tố thiên nhiên (bãi biển, núi,…). Bạn hãy cố gắng xác định và làm nổi bật càng nhiều điểm khác biệt càng tốt. Một trong những khái niệm chiến lược marketing du lịch quan trọng nhất đó là xác định đối tượng mục tiêu của bạn. Hãy suy nghĩ về những khách hàng muốn đến thăm điểm du lịch của bạn và họ đến vì mục đích gì. Thông thường, bạn sẽ cần chia điều này thành nhiều đối tượng khác nhau, mỗi người có thể có những lý do khác nhau để muốn đi đến địa điểm của bạn. Bạn cũng cần xem xét tới những tệp khách du lịch khác nhau, ví dụ như là khách du lịch gia đình, khách du lịch sinh viên, khách kinh doanh,… Hình thành quan hệ đối tác du lịch: Các mối quan hệ cùng có lợi sẽ cho phép các doanh nghiệp và tổ chức trong ngành du lịch quảng bá chéo tới các đối tượng phân khúc của nhau thay vì bắt đầu lại từ đầu. Chiến lược truyền thông trên mạng xã hội: Digital marketing du lịch tận dụng các phương tiện mạng xã hội đang dần trở nên phổ biến và hình thức tốt nhất chính là truyền miệng. Khi khách hàng chia sẻ các trải nghiệm trực tuyến của họ thông qua các hình ảnh và video đã tạo nên cho người khác cảm giác FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ). Đây là một ý tưởng tuyệt vời để đầu tư vào việc marketing dựa vào người ảnh hưởng. Bạn nên nhắm mục tiêu vào những người có lượt theo dõi ấn tượng và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của bạn. Thiết lập các chiến dịch quảng cáo: Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông có thể thu hút sự chú ý của khách du lịch trên toàn thế giới. Một lưu ý là quảng cáo cần phải hướng tới thông điệp doanh nghiệp của bạn. Một quảng cáo tốt sẽ có tính nhất quán, thiết kế tốt cùng với một thông điệp vững chắc. Đầu tư vào hình ảnh và video: Để kể một câu chuyện về doanh nghiệp liên quan tới du lịch, không có cách nào tốt hơn là thông qua hình ảnh và video. Video và hình ảnh sẽ giúp bạn giới thiệu những điều thú vị, độc đáo của điểm đến đối với khách hàng. Thế nào là thị trường du lịch? Các đặc điểm của thị trường du lịch (Nguồn: Trippoint) Tạo dựng trang web lấy khách hàng là trung tâm: Khi muốn tìm hiểu về doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, khách hàng thường tìm đến trang web đầu tiên. Trang web của bạn có nhanh không, liệu đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không? Nếu không, bạn cần cải thiện nó ngay lập tức. Trang web chính là nền tảng của một chiến lược marketing thu hút, thế nên tốt hơn hết là hãy làm hài lòng những người “bước chân” vào trang web của bạn. Xu hướng về marketing du lịch: Lột xác với công nghệ 4.0 Tăng cường trải nghiệm cá nhân hóa Để thành công, ngành du lịch phải liên tục cải thiện trải nghiệm toàn diện của khách hàng và đáp ứng nhu cầu cá nhân riêng biệt của từng khách hàng. Thông qua việc sử dụng và phân tích dữ liệu lớn, các công ty ngành du lịch có thể tìm hiểu thêm về sở thích của đối tượng mục tiêu trong từng phân đoạn nhỏ hoặc thậm chí một số trường hợp về từng cá nhân. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp điều chỉnh các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, trải nghiệm đặc biệt và cụ thể dành riêng cho đối tượng phù hợp. Ví dụ: khu nghỉ mát ở Mũi Né có thể xác định rằng cơ sở khách hàng của họ phần lớn bao gồm những người trẻ tuổi, do đó, họ có thể cân nhắc tổ chức một lễ hội âm nhạc với ngôi sao Pop, rock, hiphop nổi tiếng để thu hút nhiều khách du lịch hơn. Cải thiện trải nghiệm tiêu dùng thông qua cá nhân hóa cũng có thể cho phép các doanh nghiệp du lịch bán hàng nhiều lần thông qua sự trung thành và truyền miệng của khách hàng. Hỗ trợ du lịch theo thời gian thực tế Dữ liệu lớn được ghi lại từ thiết bị di động có thể cung cấp cho các doanh nghiệp du lịch thông tin chi tiết về vị trí hiện tại của khách hàng khi họ đi du lịch. Một số công ty du lịch đang khai thác dữ liệu thời gian thực này để cung cấp đề nghị giá tốt và hỗ trợ du lịch. Ví dụ: nếu ứng dụng du lịch xác định rằng điện thoại thông minh của bạn nằm cạnh khu vui chơi, nhà hàng hoặc điểm du lịch nổi tiếng nào đó, nó có thể gửi gợi ý hoặc ưu đãi đặc biệt để bạn tiết kiệm thời gian và tiền khi ghé thăm những địa điểm này. Một số cũng sử dụng các mẹo du lịch hữu ích hoặc liên kết đến các dịch vụ địa phương mà bạn có thể thấy hứng thú. Đặt chỗ thuận tiện hơn Bởi vì các hãng hàng không và khách sạn có hệ thống tập trung tất cả dữ liệu của họ ở một nơi, khách hàng có thể tận hưởng quy trình đặt phòng dễ dàng hơn nhiều. Cho dù trực tuyến, qua điện thoại hay thông qua nền tảng của bên thứ ba, khách hàng không phải lo lắng về vấn đề đặt chỗ. Tất cả các thông tin bắt nguồn từ cùng một nguồn, trong đó thiết lập sự nhất quán cho trải nghiệm người dùng và đem lại sự hài lòng. Công nghệ 4.0 giúp mọi thứ kết nối với IOT (Internet of Things) Trong thời gian đến địa điểm du lịch xa lạ, khách du lịch có thể xác định vị trí và tìm kiếm thông tin về mọi thứ họ cần từ điện thoại thông minh của họ một cách dễ dàng. Hiện nay, một số công cụ marketing tại điểm công cộng như wifi marketing có thể giúp bạn thu thập dữ liệu về thói quen của du khách và phản ứng của họ với các điểm tham quan khác nhau, xác định nhu cầu và tối ưu hóa trải nghiệm của khách du lịch. Quản trị marketing du lịch là gì? Công nghệ 4.0 giúp mọi thứ kết nối với IOT Các công ty phát triển ứng dụng IoT đang sử dụng công nghệ này trong việc xây dựng các ứng dụng có tính cạnh tranh cao giúp bạn kết nối với các thiết bị khác nhau trong chuyến du lịch của mình. Cho dù đó là bay nối chuyến hoặc thay đổi chuyến bay đơn giản, khách hàng cũng sẽ nhận được thông báo thời gian thực tế, trạng thái chuyến bay. Điều này cũng sẽ hỗ trợ hướng dẫn khách du lịch đến cổng phù hợp tại sân bay, cách lên máy bay, hoàn thành thủ tục an ninh, v.v. Đây cũng là xu hướng về marketing du lịch 2020. Thao Nguyen – MarketingAI Nguồn: Marketing AI |
Công nghệ 4.0 với Big Data (Dữ liệu lớn), Internet of Things (Vạn vật kết nối), Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo), sẽ tác động mạnh mẽ tới trải nghiệm du lịch của khách hàng, cũng như chiến lược marketing của công ty du lịch.
Marketing du lịch là gì?
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) tại hội thảo Ottawa đã định nghĩa tiếp thị du lịch là “một triết lý quản lý theo nhu cầu của khách hàng, có thể thông qua nghiên cứu, dự báo và lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ du lịch phù hợp với mục đích của tổ chức và sự hài lòng của khách du lịch”
Theo Paynter (1993), “marketing du lịch là một quy trình có hệ thống bao gồm mục tiêu tiếp thị, chiến lược, lịch trình, phương tiện tiếp thị, tập trung vào phân khúc thị trường cụ thể và dựa trên lợi tức đầu tư đáng kể”.
Xu hướng marketing ngành du lịch với công nghệ 4.0
Tóm lại, hiểu một cách đơn giản marketing du lịch là một hệ thống những hoạt động như nghiên cứu phân tích, đánh giá, lựa chọn sản phẩm và dịch vụ du lịch… nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời cũng đạt được những mục tiêu của các tổ chức, doanh nghiệp.
4P trong marketing du lịch
Product
Du lịch là một ngành đặc thù với những sản phẩm riêng biệt so với các ngành hàng khác. Nó bao gồm một loạt các yếu tố như là khách sạn, cuộc sống về đêm, danh lam thắng cảnh, di sản lịch sử, đồ ăn ngon,… Nếu các yếu tố được liệt kê ở trên làm hài lòng khách hàng, sản phẩm đó sẽ có giá trị.
Price
Giá trong trường hợp du lịch là số tiền mà khách hàng trả cho các tour. Việc gói có giá cao, giá đúng hay giá thấp được quyết định bởi kinh nghiệm của khách du lịch. Giá cả đưa ra phải được dựa trên cơ sở như tiêu chuẩn chỗ ở, tiêu chuẩn thực phẩm, tiêu chuẩn vận chuyển, giải trí và những nhu cầu được đáp ứng. Một số điểm đến có mức giá cao nhưng bên cạnh đó một số có giá khiêm tốn.
Place
Trong trường hợp của ngành du lịch, phân phối là một khía cạnh khó khăn. Về định nghĩa, phân phối liên quan đến việc làm cho sản phẩm đến tay khách hàng. Nó bao gồm các hoạt động khác nhau được thực hiện để làm cho sản phẩm có thể truy cập và có sẵn cho khách hàng mục tiêu. Du lịch là một sản phẩm dịch vụ, và các kênh của nó là các nhà điều hành du lịch, đại lý, nhà bán buôn, trang web của công ty du lịch, blog,…
Promotion
Hoạt động truyền thông bao gồm việc giáo dục, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo trên các phương tiện truyền thông in ấn, quản cáo điện tử, catalog, bán lẻ, quan hệ công chúng,… Hiện nay có một loạt các phương tiện truyền thông có sẵn và đang được sử dụng bởi ngành du lịch như mạng xã hội (Facebook, Instagram,…), các trang web, blog du lịch, Tripadvisor,….
Vai trò của marketing du lịch
Marketing du lịch hiện đang giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức
Xác định được khách hàng mục tiêu
Marketing du lịch giúp bạn xác định được những khách hàng lý tưởng, phù hợp với những gì mà doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp. Tùy thuộc vào những dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp, tệp khách hàng cũng sẽ khác nhau. Chính vì thế, xác định khách hàng mục tiêu sẽ luôn là công việc đầu tiên mà doanh nghiệp, tổ chức cần phải làm và quy trình marketing du lịch sẽ giải quyết cho bạn bài toán đó.
Thu hút khách hàng mới
Làm sao để những khách hàng biết về một địa điểm du lịch mới? Câu trả lời chính là phát triển những hoạt động quảng bá trên các phương tiện truyền thông. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng để di chuyển từ nơi này sang nơi khác và dùng internet để nghiên cứu về mọi điểm đến. Facebook, Instagram, Twitter, Youtube và các nền tảng trực tuyến khác tràn ngập những câu chuyện và đánh giá thú vị từ khách du lịch trên toàn thế giới. Các công ty du lịch, khách sạn, tổ chức địa phương,… cần tận dụng công nghệ để quảng bá các điểm mới chưa được nhiều người biết đến. Điều này giúp tăng nhận thức cho khách du lịch cũng như thu hút khách hàng tiềm năng.
Quảng bá thương hiệu địa phương
Marketing du lịch có đóng góp to lớn cho việc phát triển cũng như quảng bá các thương hiệu địa phương. Cụ thể, marketing và bán hàng trong du lịch sẽ giúp làm nổi bật những điểm độc đáo của địa phương, từ đó khiến cho địa phương đó trong mắt khách hàng là một nơi đáng để đi du lịch. Ví dụ về marketing du lịch thành công sẽ mang lại những lợi ích rất lớn cho ngành du lịch địa phương, bao gồm khách sạn, nhà hàng, các quán bar và các cung cấp liên quan.
Thúc đẩy kinh doanh
Marketing du lịch sẽ thúc đẩy kinh doanh. Nếu khách hàng hài lòng với dịch vụ của bạn, họ sẽ truyền bá khắp thế giới về doanh nghiệp của bạn, cho dù đó chỉ là một homestay hoặc quán rượu. Điều này sẽ giúp cho bạn có nhiều khách hàng hơn và cung cấp cho bạn một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Chiến lược marketing du lịch
Xác định điểm khác biệt: Marketing du lịch là làm những việc gì? Có thể nói rằng bước đầu của một chiến dịch marketing ngành du lịch đó chính là xác định được điểm khác biệt của điểm đến. Có rất nhiều yếu tố để một điểm đến trở nên nổi bật, đó có thể là các hoạt động văn hóa độc đáo, di tích lịch sử, các yếu tố thiên nhiên (bãi biển, núi,…). Bạn hãy cố gắng xác định và làm nổi bật càng nhiều điểm khác biệt càng tốt.
Một trong những khái niệm chiến lược marketing du lịch quan trọng nhất đó là xác định đối tượng mục tiêu của bạn. Hãy suy nghĩ về những khách hàng muốn đến thăm điểm du lịch của bạn và họ đến vì mục đích gì. Thông thường, bạn sẽ cần chia điều này thành nhiều đối tượng khác nhau, mỗi người có thể có những lý do khác nhau để muốn đi đến địa điểm của bạn. Bạn cũng cần xem xét tới những tệp khách du lịch khác nhau, ví dụ như là khách du lịch gia đình, khách du lịch sinh viên, khách kinh doanh,…
Hình thành quan hệ đối tác du lịch: Các mối quan hệ cùng có lợi sẽ cho phép các doanh nghiệp và tổ chức trong ngành du lịch quảng bá chéo tới các đối tượng phân khúc của nhau thay vì bắt đầu lại từ đầu.
Chiến lược truyền thông trên mạng xã hội: Digital marketing du lịch tận dụng các phương tiện mạng xã hội đang dần trở nên phổ biến và hình thức tốt nhất chính là truyền miệng. Khi khách hàng chia sẻ các trải nghiệm trực tuyến của họ thông qua các hình ảnh và video đã tạo nên cho người khác cảm giác FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ). Đây là một ý tưởng tuyệt vời để đầu tư vào việc marketing dựa vào người ảnh hưởng. Bạn nên nhắm mục tiêu vào những người có lượt theo dõi ấn tượng và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của bạn.
Thiết lập các chiến dịch quảng cáo: Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông có thể thu hút sự chú ý của khách du lịch trên toàn thế giới. Một lưu ý là quảng cáo cần phải hướng tới thông điệp doanh nghiệp của bạn. Một quảng cáo tốt sẽ có tính nhất quán, thiết kế tốt cùng với một thông điệp vững chắc.
Đầu tư vào hình ảnh và video: Để kể một câu chuyện về doanh nghiệp liên quan tới du lịch, không có cách nào tốt hơn là thông qua hình ảnh và video. Video và hình ảnh sẽ giúp bạn giới thiệu những điều thú vị, độc đáo của điểm đến đối với khách hàng.
Thế nào là thị trường du lịch? Các đặc điểm của thị trường du lịch (Nguồn: Trippoint)
Tạo dựng trang web lấy khách hàng là trung tâm: Khi muốn tìm hiểu về doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, khách hàng thường tìm đến trang web đầu tiên. Trang web của bạn có nhanh không, liệu đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không? Nếu không, bạn cần cải thiện nó ngay lập tức. Trang web chính là nền tảng của một chiến lược marketing thu hút, thế nên tốt hơn hết là hãy làm hài lòng những người “bước chân” vào trang web của bạn.
Xu hướng về marketing du lịch: Lột xác với công nghệ 4.0
Tăng cường trải nghiệm cá nhân hóa
Để thành công, ngành du lịch phải liên tục cải thiện trải nghiệm toàn diện của khách hàng và đáp ứng nhu cầu cá nhân riêng biệt của từng khách hàng. Thông qua việc sử dụng và phân tích dữ liệu lớn, các công ty ngành du lịch có thể tìm hiểu thêm về sở thích của đối tượng mục tiêu trong từng phân đoạn nhỏ hoặc thậm chí một số trường hợp về từng cá nhân. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp điều chỉnh các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, trải nghiệm đặc biệt và cụ thể dành riêng cho đối tượng phù hợp.
Ví dụ: khu nghỉ mát ở Mũi Né có thể xác định rằng cơ sở khách hàng của họ phần lớn bao gồm những người trẻ tuổi, do đó, họ có thể cân nhắc tổ chức một lễ hội âm nhạc với ngôi sao Pop, rock, hiphop nổi tiếng để thu hút nhiều khách du lịch hơn. Cải thiện trải nghiệm tiêu dùng thông qua cá nhân hóa cũng có thể cho phép các doanh nghiệp du lịch bán hàng nhiều lần thông qua sự trung thành và truyền miệng của khách hàng.
Hỗ trợ du lịch theo thời gian thực tế
Dữ liệu lớn được ghi lại từ thiết bị di động có thể cung cấp cho các doanh nghiệp du lịch thông tin chi tiết về vị trí hiện tại của khách hàng khi họ đi du lịch. Một số công ty du lịch đang khai thác dữ liệu thời gian thực này để cung cấp đề nghị giá tốt và hỗ trợ du lịch.
Ví dụ: nếu ứng dụng du lịch xác định rằng điện thoại thông minh của bạn nằm cạnh khu vui chơi, nhà hàng hoặc điểm du lịch nổi tiếng nào đó, nó có thể gửi gợi ý hoặc ưu đãi đặc biệt để bạn tiết kiệm thời gian và tiền khi ghé thăm những địa điểm này. Một số cũng sử dụng các mẹo du lịch hữu ích hoặc liên kết đến các dịch vụ địa phương mà bạn có thể thấy hứng thú.
Đặt chỗ thuận tiện hơn
Bởi vì các hãng hàng không và khách sạn có hệ thống tập trung tất cả dữ liệu của họ ở một nơi, khách hàng có thể tận hưởng quy trình đặt phòng dễ dàng hơn nhiều. Cho dù trực tuyến, qua điện thoại hay thông qua nền tảng của bên thứ ba, khách hàng không phải lo lắng về vấn đề đặt chỗ. Tất cả các thông tin bắt nguồn từ cùng một nguồn, trong đó thiết lập sự nhất quán cho trải nghiệm người dùng và đem lại sự hài lòng.
Công nghệ 4.0 giúp mọi thứ kết nối với IOT (Internet of Things)
Trong thời gian đến địa điểm du lịch xa lạ, khách du lịch có thể xác định vị trí và tìm kiếm thông tin về mọi thứ họ cần từ điện thoại thông minh của họ một cách dễ dàng. Hiện nay, một số công cụ marketing tại điểm công cộng như wifi marketing có thể giúp bạn thu thập dữ liệu về thói quen của du khách và phản ứng của họ với các điểm tham quan khác nhau, xác định nhu cầu và tối ưu hóa trải nghiệm của khách du lịch.
Quản trị marketing du lịch là gì? Công nghệ 4.0 giúp mọi thứ kết nối với IOT
Các công ty phát triển ứng dụng IoT đang sử dụng công nghệ này trong việc xây dựng các ứng dụng có tính cạnh tranh cao giúp bạn kết nối với các thiết bị khác nhau trong chuyến du lịch của mình. Cho dù đó là bay nối chuyến hoặc thay đổi chuyến bay đơn giản, khách hàng cũng sẽ nhận được thông báo thời gian thực tế, trạng thái chuyến bay. Điều này cũng sẽ hỗ trợ hướng dẫn khách du lịch đến cổng phù hợp tại sân bay, cách lên máy bay, hoàn thành thủ tục an ninh, v.v. Đây cũng là xu hướng về marketing du lịch 2020.
Thao Nguyen – MarketingAI
Nguồn: Marketing AI
Trở về đầu trang Marketing du lịch công nghệ 4.01 Tổng số:1 lượt | ||||||||||
|
Các tin khác
- 6 xu hướng du lịch của du khách Việt và châu Á yêu thích năm 2025
- Nếu muốn thấy sức hút của Việt Nam với thế giới, hãy đến Phú Quốc
- Di sản - động lực cốt lõi cho phát triển du lịch bền vững ở Quảng Ninh
- Du khách Việt đang 'viết lại cẩm nang du lịch' năm 2025
- "Cơn sốt Nha Trang" sẽ đưa du khách Trung Quốc đến Việt Nam
- Tour Tết Ất Tỵ hướng đến trải nghiệm mới lạ và bền vững
- Tăng cường ứng dụng công nghệ số để phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
- Du lịch Việt Nam sắp “về đích”
- Du lịch Bình Định tạo bước đột phá mạnh mẽ trong năm 2024
- Quản lý chuỗi cung ứng dịch vụ lưu trú tại thị trường du lịch Việt Nam: Cơ hội và thách thức
| |||||||
| |||||||
| |||||||
| |||||||
| |||||||
| |||||||
| |||||||
| |||||||
| |||||||
| |||||||
|
Tin đọc nhiều
- Hành trình về "địa chỉ đỏ" - Khu di tích quốc gia...
Ngày 22/12/1944, tại rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã...
175 - Đình Mai Xá, Kim Động thờ phụng Ngũ vị Tôn quan...
Ngôi đình cổ tại làng Mai Xá, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên thờ phụng 5 vị...
141 - Mở đường bay mới từ Thượng Hải đến Hà Nội/TP. Hồ...
Chiều 7/12, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Lê Phúc đã...
133 - Về với Đền thờ liệt sĩ tại đèo Pha Đin huyền...
Đền thờ Liệt sĩ tại Khu lịch sử - văn hóa Đèo Pha Đin (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) là...
126 - Khám phá 3 ngôi Đình cổ cấp quốc gia ở xã Song...
Xã Song Mai sở hữu 3 ngôi đình cổ, được xếp hạnh di tích lịch sử cấp quốc gia là đình Mai...
125
- Trang thông tin du lịch - Email: didulich.net@gmail.com
Từ khóa » Chiến Lược 4p Marketing Du Lịch
-
Xây Dựng Chiến Lược 4P (MIX) Trong Marketing Du Lịch
-
Xây Dựng Marketing 4p Trong Du Lịch
-
Mô Hình 4P : Xây Dựng Marketing 4p Trong Du Lịch - Nguyễn Thuyên
-
Đề Xuất 8/2022 # Xây Dựng Chiến Lược 4P (Mix) Trong Marketing ...
-
Xu Hướng 8/2022 # Xây Dựng Chiến Lược 4P (Mix) Trong ...
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing 4Ps, 7Ps Của Công Ty Du Lịch ...
-
Chiến Lược Marketing Hỗn Hợp 4P Marketing Mix - Tài Liệu Text
-
Tìm Hiểu Về Chiến Lược 4P Trong Marketing Khi Ra Sản Phẩm Mới
-
Nội Dung Và Chiến Lược Marketing Du Lịch Tại Việt Nam HIỆU QUẢ ...
-
4P Trong Marketing Khách Sạn Là Gì? Vận Dụng Như Thế Nào? - EzCloud
-
Cách Lập Chiến Lược 7P Trong Marketing Du Lịch Hiệu Quả
-
4P Trong Marketing Là Gì? Ví Dụ Về 4P Marketing Của Starbucks
-
7 Chiến Lược Marketing Của Công Ty Du Lịch Phổ Biến Nhất - Asia Lion
-
[PDF] Giải Pháp Marketing - Mix Thu Hút Khách Du Lịch Nội địa Của Công