Marketing Trực Tiếp Là Gì? Các Bước Xây Dựng Một Chiến Lược ...

Ngày nay hầu hết tất cả các doanh nghiệp trên thị trường đều ứng dụng chiến lược Marketing nhằm thu hút khách hàng và mang đến doanh thu khổng lồ. Trên thực tế, hiện nay có 2 hình thức Marketing được ứng dụng chủ yếu là Marketing gián tiếp và Marketing trực tiếp. Để hiểu rõ được Marketing trực tiếp là gì và các bước xây dựng đạt hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Mục Lục

Marketing trực tiếp là gì?

Marketing trực tiếp hay trong tiếng Anh là Direct Marketing. Theo như Hiệp hội Marketing của Hoa Kỳ định nghĩa, đây là hệ thống tương tác Marketing sử dụng một hoặc nhiều phương tiện quảng cáo để tác động trực tiếp đến khách hàng và thu lại những con số đo lường thực tế ở bất kỳ nơi nào.

Marketing trực tiếp là gì?

Marketing trực tiếp là gì?

Định nghĩa này được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1967 trong bài diễn văn của ông Lester Wunderman. Ông cũng chính là người tiên phong sử dụng tiếp thị trực tiếp cho những thương hiệu nổi tiếng hiện nay như American Express và Columbia Records. Tính đến thời điểm hiện tại, hình thức Marketing này được chia làm 2 nhóm công cụ chính bao gồm:

  • Nhóm truyền thống: Bao gồm những công cụ phổ biến như Brochure/ catalogue (Mail order), Thư trực tiếp (Direct mail) hoặc postcard, Bản tin (Newsletter), Tiếp thị tận nhà (hay Door to door marketing), Quảng cáo phúc đáp (hay Direct Response Advertising), Tiếp thị từ xa (hay Telemarketing), Phiếu giảm giá (Coupon).
  • Nhóm công cụ hiện đại: Đây là một trong những nhóm công cụ chính và rất phát triển gần đây. Nhóm công cụ này bao gồm những công cụ phổ biến như Mạng xã hội (Social Media), Gửi email (Email Marketing), Gửi tin nhắn (SMS Marketing).

⇒ Xem thêm: Design marketing là gì? Các kỹ năng cần có ở một design marketing

Mục tiêu của marketing trực tiếp:

Đối với Marketing trực tiếp, mục tiêu quan trọng nhất của nó là biến những khách hàng tiềm năng của tổ chức, doanh nghiệp trở thành người trực tiếp mua, sử dụng những sản phẩm và dịch vụ của họ.

Mục tiêu của tiếp thị trực tiếp là biến khách hàng tiềm năng thành người dùng trực tiếp 

Mục tiêu của tiếp thị trực tiếp là biến khách hàng tiềm năng thành người dùng trực tiếp 

Mục tiêu này được đề ra vì truyền thông trực tiếp chính là kênh thông tin để quảng bá hình ảnh và thương hiệu vô cùng hiệu quả trong quá trình xây dựng những chiến lược kinh doanh về Marketing. Nhờ vào những mục tiêu trên mà hình thức tiếp thị trực tiếp thị trực tiếp này có những đặc điểm sau:

  • Doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với tất cả khách hàng mà không cần phải qua trung gian.
  • Thu thập được một số thông tin cần thiết của người tiêu dùng để hỗ trợ hoạt động chăm sóc khách hàng sau bán như địa chỉ, số điện thoại,…
  • Hoạt động tiếp thị trực tiếp sẽ nhận được hành vi của khách hàng. Nhờ vào khả năng tương tác trực tiếp nên các marketers trực tiếp hoàn toàn nhận biết được hành vi mua, like, share hoặc quan tâm đến sản phẩm được dễ dàng hơn.
  • Thiết lập được cơ sở dữ liệu về khách hàng. Theo đó những marketer sẽ tiến hành thu thập một số thông tin cần thiết về khách hàng để lập kế hoạch, phân tích và đánh giá cho những chương trình mới.
  • Hoạt động tiếp thị trực tiếp thể hiện ở mọi nơi. Khi đó doanh nghiệp cũng như người mua hàng tương tác với nhau dễ dàng hơn thông qua các phương tiện trực tuyến.

Ưu, nhược điểm của marketing trực tiếp:

Ngày nay đây được xem là phương thức Marketing vô cùng quyền lực. Điều này được chứng minh trong báo cáo từ Hiệp hội Marketing khi doanh thu thực tế của Direct Marketing trong năm 2006 ở Mỹ lên tới 6,5 tỷ USD. 

Con số này so với năm 2005 tăng tới 6% và đến năm 2007 lại tiếp tục tăng lên tới 7,4% tương đương 7 tỷ USD doanh thu. Trong khi đó doanh thu trung bình từ những hoạt động tiếp thị và quảng cáo nói chung chỉ tăng khoảng 3,9%.

Ưu và nhược điểm của tiếp thị trực tiếp trên thị trường hiện nay

Ưu và nhược điểm của tiếp thị trực tiếp trên thị trường hiện nay

Như vậy có thể thấy hình thức Marketing này mang đến nhiều lợi ích rất lớn cho các tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên nó vẫn có một số ưu và nhược điểm nhất định như.

Ưu điểm:

  • Doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhanh chóng một lượng lớn khách hàng có nhu cầu và quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ và tiết kiệm được những chi phí không cần thiết.
  • Biết được cách thức phân chia thành những nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể để tiến hành tiếp thị trực tiếp đáp ứng được nhu cầu thật sự của nhóm khách hàng. Theo đó có thể phân chia theo nhân khẩu học, hành vi du lịch, hành vi mua sắm,…
  • Doanh nghiệp dễ dàng đưa ra được những kế hoạch, chiến lược kinh doanh, phương án tốt nhất nhờ vào kết quả của tiếp thị trực tiếp để có thể tiếp cận được đến khách hàng dựa trên môi trường của digital marketing.
  • Việc chia nhỏ đối tượng sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp thử nghiệm được những nhóm khách hàng khác nhau để có được số liệu tương quan cho những chiến lược quảng cáo.
  • Giúp tiết kiệm, đơn giản hóa và là hình thức tối ưu, linh hoạt nhất. Đặc biệt là khi sử dụng Email hàng loạt tới khách hàng của mình.
  • Giúp tổ chức và doanh nghiệp lên được nội dung quảng cáo, tối ưu thông điệp cho những nhóm đối tượng cụ thể.
  • Tiếp thị trực tiếp thường sẽ mang đến hiệu quả truyền thông tốt hơn so với những phương tiện khác. Đặc biệt là đối với những hình thức truyền thống như Email, telesale hoặc sử dụng mạng xã hội.

Tiếp thị trực tiếp mang đến hiệu quả truyền thông tốt hơn phương tiện khác

Tiếp thị trực tiếp mang đến hiệu quả truyền thông tốt hơn phương tiện khác

Nhược điểm:

  • Sử dụng hình thức tiếp thị trực tiếp quá thường xuyên có khả năng sẽ gây quấy rầy đến khách hàng hơn so với việc gửi Email,  nhận thư quảng cáo hoặc marketing qua điện thoại.
  • Thư điện tử và thư trực tiếp tuy có sự linh hoạt nhưng lại rất dễ gây nhàm chán khi không có hình ảnh và chỉ sử dụng một nội dung duy nhất. Chính vì vậy sẽ rất nhanh chóng bị bỏ quên thay vì báo giấy.
  • Gây ảnh hưởng ít nhiều đến lợi nhuận của toàn bộ chiến dịch khi phải gia tăng thêm chi phí Marketing.
  • Chất lượng của danh sách data khách hàng: Thay vì tự khai thác, một số tổ chức, doanh nghiệp hiện nay thường lựa chọn mua data của khách hàng dẫn đến tình trạng không có tính xác thực nếu không cập nhật thường xuyên.
  • Khi cảm thấy bị phiền, khách hàng có thể chặn những cuộc gọi tư vấn hoặc không có sự tin tưởng.

Nhược điểm của tiếp thị trực tiếp là danh sách data của toàn bộ khách hàng

Nhược điểm của tiếp thị trực tiếp là danh sách data của toàn bộ khách hàng

Các hình thức marketing trực tiếp:

Các hình thức marketing trực tiếp trên thị trường hiện nay không chỉ còn đơn thuần là đặt hàng theo catalog, gửi thư trực tiếp mà còn bao gồm những hoạt động khác như:

Gửi thư trực tiếp (Direct Mail):

Gửi thư trực tiếp hay Direct Mail là hình thức mà các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng những lá thư tay để gửi đến khách hàng cũ, các khách hàng trong thư qua bưu điện, chuyển phát nhanh. Đây được xem là hình thức quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty vô cùng hiệu quả. 

Thông thường sẽ có những loại thư cơ bản như lời cảm ơn, sách hướng dẫn sử dụng, bưu thiếp,… Chiến dịch này là hình thức bán hàng trực tiếp trong marketing tuy nhiên phương pháp cổ điển này hiện đang dần bị bỏ quên.

Marketing tận nhà:

Marketing tận nhà hay Door to Door Leaflet Marketing. Đây là hình thức tiếp thị và là phương thức bán hàng trực tiếp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đối với những mặt hàng như thực phẩm và thường tập trung phân phối theo từng khu vực.

Gửi thư điện tử (Email Marketing)

Một trong những hình thức tiếp thị trực tiếp phổ biến nhất hiện nay đó chính là gửi thư điện tử hay Email Marketing. Đối với hình thức này, các Marketer sẽ sử dụng thư điện tử để tiếp cận đến khách hàng. 

Tuy nhiên một hạn chế là tỷ lệ mở của những những Email chỉ giao động trong khoảng 3 đến 5%. Những bức thư này thường đi vào mục Spam của khách hàng. Chính vì vậy đã có rất nhiều giải pháp Email Marketing để có thể khắc phục được tình trạng này phần nào.

Email Marketing là hình thức tiếp thị trực tiếp hiệu quả hiện nay

Email Marketing là hình thức tiếp thị trực tiếp hiệu quả hiện nay

Khác với hình thức thư cổ điển, thư điện tử thường đơn giản và nhanh nhạy hơn. Từ đó giúp công ty hiểu được nhu cầu của khách hàng, truyền tải thông tin quảng cáo nhanh hơn và nhận được phản hồi đơn giản hơn.

Gọi điện thoại trực tiếp:

Gọi điện thoại trực tiếp hay Telemarketing là phương thức bán hàng trực tiếp qua điện thoại. Hình thức này giúp tiếp cận cũng như giao tiếp được với khách hàng dù ở khoảng cách nào. Tuy nhiên cũng có mặt bất lợi đó chính là quá nhiều người gọi sẽ khiến khách hàng cảm thấy bị phiền, và có thể chặn những cuộc gọi tư vấn hoặc không có sự tin tưởng.

Ngoài ra gọi điện thoại trực tiếp còn là cơ sở để xây dựng data khách hàng và đáp ứng cho những chiến dịch sms về sau.

Phiếu khảo sát khách hàng trực tiếp:

Sử dụng những phiếu khảo sát khách hàng trực tiếp là một trong những cách thức tiếp thị vô cùng nổi bật. Đối với những tổ chức, doanh nghiệp dịch vụ, hình thức này còn hỗ trợ họ biết được những hạn chế, sai sót và đưa ra biện pháp sửa chữa được phù hợp nhất.

Tổ chức những sự kiện ngoài trời dành cho khách hàng:

Đối Marketing trực tiếp, một trong những cách thức được hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp dịch vụ sử dụng ít nhất một lần trong năm đó chính là tổ chức chức các sự kiện ngoài trời dành cho khách hàng. Theo đó có thể áp dụng đồng thời những cách thức như phiếu khảo sát, gửi thư điện tử, phiếu thưởng hiện vật,… 

Các hình thức tiếp thị trực tiếp trên thị trường hiện nay

Các hình thức tiếp thị trực tiếp trên thị trường hiện nay

Các bước để xây dựng một chiến lược marketing trực tiếp đạt hiệu quả:

Xây dựng chiến lược tiếp thị trực tiếp là một trong những cách thức giúp thu hút khách hàng và mang đến doanh thu khổng lồ cho các tổ chức, doanh nghiệp. Để thực hiện chiến lược này được hiệu quả, cần áp dụng theo những bước cơ bản sau.

Bước 1: Tiến hành xác định mục tiêu chiến lược.

Mục tiêu nghiên cứu thị trường:

Các tổ chức, doanh nghiệp dịch vụ hiện nay khi sử dụng hình thức tiếp thị trực tiếp sẽ thu thập được những thông tin quan trọng như: Hành vì, phản hồi, đặc điểm cũng như xu hướng mua hàng của người tiêu dùng,… 

Điều này vừa giúp các tổ chức, doanh nghiệp thấu hiểu được thị trường mục tiêu mà bản thân đang hướng tới vừa hiểu được nhu cầu và hành vi của nhóm khách hàng tiềm năng một cách sâu sắc. Từ đó đưa ra những chiến lược, kế hoạch Marketing trúng đích nhằm thỏa mãn được khách hàng.

Mục tiêu tạo dựng mối quan hệ với khách hàng:

Xác định được mục tiêu của chiến lược sẽ giúp khách hàng tăng thêm được thiện cảm đối với tổ chức và doanh nghiệp của bạn. Bằng sự vui vẻ, hài lòng đối với những sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị cung cấp trong lần đầu tiên sẽ mang đến những lần mua về sau.

Bên cạnh đó việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng cũng chính là cầu nối giữa tổ chức và doanh nghiệp với bạn bè, người thân của họ. Đây sẽ là một mạng lưới khách hàng để bạn có những điều tuyệt vời nhất.

Xác định mục tiêu là bước đầu tiên trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị trực tiếp

Xác định mục tiêu là bước đầu tiên trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị trực tiếp

Mục tiêu bán hàng:

Sử dụng hình thức tiếp thị trực tiếp sẽ giúp các tổ chức và doanh nghiệp chủ động hơn khi tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó còn chủ động xây dựng những kế hoạch, chiến lược Marketing cho nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể như sử dụng phương pháp Marketing nào là phù hợp, thông điệp Marketing, ngân sách chi tiêu sao cho hợp lý…

Bước 2: Xây dựng data

Sau khi xác định được mục tiêu của chiến lược cần xây dựng danh sách data khách hàng. Theo đó một danh sách data khách hàng cần đáp ứng đầy đủ những thông tin như: địa chỉ, họ tên, nghề nghiệp, giới tính, học vấn, số điện thoại, hành vi, thu nhập, sở thích,…

Đối với việc xây dựng Data khách hàng có thể thực hiện thông qua:

  • Data của khách hàng đã mua sản phẩm và dịch vụ trước đó.
  • Data khách hàng đã tham gia những cuộc thi, ưu đãi và khuyến mãi của bạn.
  • Data của nhóm khách hàng đã từng truy cập vào website của doanh nghiệp.
  • Data nhóm khách hàng đã tham gia vào những cuộc khảo sát.
  • Data của khách hàng đã từng click vào nút “Quan tâm”,…

Xây dựng data khách hàng với những thông tin cần thiết để chiến lược được hiệu quả

Xây dựng data khách hàng với những thông tin cần thiết để chiến lược được hiệu quả

Bước 3: Chọn các công cụ marketing trực tiếp sao cho phù hợp.

Sau khi xây dựng data của khách hàng được hoàn thành, bước tiếp theo là chọn lựa công cụ tiếp thị trực tiếp sao cho phù hợp và mang đến hiệu quả cao nhất. 

Trên thị trường hiện nay, có 2 hình thức Marketing trực tiếp đó chính là nhóm truyền thống và nhóm hiện đại. Trong đó, các tổ chức, doanh nghiệp nên quan tâm chủ yếu đến những hình thức như:

  • Telesales tư vấn và giới thiệu đến khách hàng.
  • Quảng bá sản phẩm tại điểm bán, các trung tâm. Hình thức này rất phù hợp với những mặt hàng điện tử, quần áo, mỹ phẩm,…
  • Tổ chức các sự kiện để giới thiệu và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp.
  • Gửi email đến cho khách hàng với mục đích giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ hay cung cấp thông tin đến họ.

Lựa chọn công cụ marketing trực tiếp phù hợp với chiến lược

Lựa chọn công cụ marketing trực tiếp phù hợp với chiến lược

Bước 4: Đo lường hiệu quả của chiến lược.

Bước cuối cùng để xây dựng một chiến lược tiếp thị trực tiếp là thực hiện đo lường hiệu quả và phân tích, điều chỉnh nếu cần. 

Bất kỳ một chiến dịch Marketing dù trực tiếp hay gián tiếp cũng cần đạt được một kết quả thực tế nào đó. Từ đó giúp các tổ chức, doanh nghiệp định hướng được trong tương lai cho những kế hoạch Marketing khác. 

Xây dựng chiến lược tiếp thị trực tiếp bằng việc đo lường hiệu quả

Xây dựng chiến lược tiếp thị trực tiếp bằng việc đo lường hiệu quả

Marketing trực tiếp là một trong những phương pháp hiệu quả được rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng hiện nay. Praz.vn hy vọng thông qua cách thức xây dựng sao cho hiệu quả trên sẽ là những thông tin bổ ích dành cho bạn. 

Từ khóa » Mục Tiêu Marketing Trực Tiếp