Mất Ngủ – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.
Mất ngủ
Một bức vẽ về người mất ngủ từ thế kỷ 14
Khoa/NgànhKhoa tâm thần, Y học giấc ngủ
Triệu chứngRắc rối ngủ, ngủ ngày, năng lượng thấp, cáu gắt, sầu[1]
Biến chứngTai nạn giao thông[1]
Nguyên nhânKhông xác định, Căng thẳng (tâm lý), Đau mãn tính, Suy tim, Cường giáp, Ợ nóng, Hội chứng chân không yên, others[2]
Phương pháp chẩn đoánDựa trên triệu chứng, nghiên cứu giấc ngủ[3]
Chẩn đoán phân biệtDelayed sleep phase disorder, restless leg syndrome, Ngừng thở lúc ngủ, Bệnh tâm thần[4]
Điều trịSleep hygiene, cognitive behavioral therapy, Thuốc ngủ[5][6][7]
Dịch tễ~20%[8][9][10]

Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là một chứng bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.

Tỉ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị ngầy ngật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.[11]

Nữ giới bị mất ngủ nhiều hơn nam giới, nhất là ở tuổi gần mãn kinh. Nguyên nhân có lẽ do những bệnh liên quan hơn là do thiếu hocmon. Càng lớn tuổi nguy cơ mất ngủ càng cao.

Nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Yếu tố tạo khuynh hướng/nguy cơ mất ngủ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thói quen, thái độ về giấc ngủ do giáo dục từ nhỏ
  • Các chứng sợ sệt, lo nghĩ
  • Di truyền (cha me bị mất ngủ)

Yếu tố gây mất ngủ tức thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Một thay đổi cấp tính nào đó sẽ tạo mất ngủ: lo nghĩ (tiền bạc, gia đình, tình yêu, nghề nghiệp), chỗ ở ồn ào, lệch múi giờ v.v...) - nếu thay đổi này chỉ trong thời gian ngắn, chứng mất ngủ có thể sẽ không thành kinh niên.

Yếu tố gây mất ngủ lâu dài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tâm lý

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhầm lẫn về lý do mất ngủ
  • Quá lo sợ vì mình bị mất ngủ (theo dõi đồng hồ suốt đêm; càng tức bực vì mất ngủ càng khó ngủ)
  • Chưa đi ngủ đã cho rằng mình sẽ không ngủ được
  • Lo nghĩ, chật vật, buồn rầu

Cách sinh sống và thói quen

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngủ, thức không có giờ giấc đều - khi sớm, khi muộn
  • Đi làm nhiều ca khác nhau (sáng - đêm)
  • Thức dậy nhưng vẫn nằm lâu trên giường
  • Ngủ trưa quá nhiều
  • Không có thời gian thư giãn trước khi ngủ
  • Không có thời giờ lo nghĩ trong ngày, chờ đến đêm, leo lên giường rồi mới bắt đầu suy tính công việc
  • Hay ăn đêm làm bụng no khó chịu, chà răng trước khi ngủ làm tỉnh táo

Một số bệnh ảnh hưởng đến thần kinh trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Suy nhược cơ thể
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Xuất huyết đường tiêu hóa

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Mất ngủ nguyên phát (primary insomnia) có 3 dạng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Không rõ nguyên nhân (idiopathic): từ thời thơ ấu không có lý do chính xác
  • Tâm sinh lý (psycho-physiological): do bất thường trong khả năng thích ứng với điều kiện của hoàn cảnh (thí dụ: cái giường trở thành một nơi tạo kích thích hơn là nơi để nghỉ ngơi)
  • Nghịch lý (paradoxical): dù kết quả thử nghiệm (dùng máy đo ngủ - polysomnography) cho thấy bệnh nhân ngủ ngon, nhưng khi thức dậy vẫn cho là mình mất ngủ

Mất ngủ thứ phát (secondary) do những lý do bên ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thiếu khả năng giải quyết vấn đề đang làm lo nghĩ
  • Thói quen làm mất ngủ (ăn khuya, làm ca đêm, nghe nhạc ồn khi ngủ, chà răng trước khi ngủ v.v...)
  • Bệnh tâm thần (trầm cảm...)
  • Bệnh tật thể chất (đau, mỏi, tê v.v...)
  • Dùng thuốc hay hóa chất (cà phê, trà, quen dùng thuốc ngủ, thuốc cấm v.v...)

Chứng mất ngủ ở trẻ em

[sửa | sửa mã nguồn]

Có hai loại:[12]

  • Do thiếu kỷ luật từ cha mẹ (Limit-Setting Sleep Disorder): Trẻ ngủ không đúng giờ, hay đòi thức và chơi tới khuya và chỉ ngủ khi quá mệt
  • Do thiếu dấu hiệu (Sleep-Onset Association Disorder): Trẻ không ngủ vì không có hay thấy một vật mình thích, như búp bê, mền, hay được hát ru, đu đưa v.v...

Đi vào giấc ngủ là một động tác sinh lý tự nhiên của cơ thể nhưng lúc còn sơ sinh cần được rèn luyện. Trẻ phải học cách cảm nhận một số dấu hiệu làm ngủ tự nhiên và tập ngủ theo những dấu hiệu ấy.[13]

Khi cha mẹ chăm lo vỗ về quá độ sẽ làm trẻ bị mất khả năng ngủ tự nhiên và trẻ sẽ chỉ ngủ khi có những dấu hiệu đặc biệt do cha mẹ làm ra như hát ru, đu đưa, vỗ về.

Một số nghiên cứu gần đây về giấc ngủ của trẻ sơ sinh cho thấy trẻ sẽ ngủ ngon hơn nếu cha mẹ không đu đưa hay vỗ về.

Theo Tập San Y Học Úc (MJA 2005; 182:215-18), nếu cha mẹ tuân theo chỉ dẫn trong một tiết giảng dạy về phương pháp ru con, trẻ sơ sinh ngủ thêm được 80 phút mỗi ngày. Cha mẹ không nên động chạm đến trẻ khi gần ngủ và khi trẻ khóc, cha mẹ cố gắng cứ để cho khóc trong khoảng ít nhất là 5 phút.

Gần một nửa số cha mẹ than phiền về tình trạng con mình ngủ không ngon làm quấy giấc ngủ cả nhà, có thể đem đến bệnh trầm cảm sau khi sanh cho người mẹ, tan vỡ hạnh phúc gia đình và những vụ đối xử tệ hại với con cái v.v...

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thuốc an thần

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “What Is Insomnia?”. NHLBI. ngày 13 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ “What Causes Insomnia?”. NHLBI. ngày 13 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ “How Is Insomnia Diagnosed?”. NHLBI. ngày 13 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ Watson, Nathaniel F.; Vaughn, Bradley V. (2006). Clinician's Guide to Sleep Disorders (bằng tiếng Anh). CRC Press. tr. 10. ISBN 9780849374494.
  5. ^ “How Is Insomnia Treated?”. NHLBI. ngày 13 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ Qaseem, A; Kansagara, D; Forciea, MA; Cooke, M; Denberg, TD; Clinical Guidelines Committee of the American College of, Physicians (ngày 3 tháng 5 năm 2016). “Management of Chronic Insomnia Disorder in Adults: A Clinical Practice Guideline From the American College of Physicians”. Annals of Internal Medicine. 165 (2): 125–33. doi:10.7326/M15-2175. PMID 27136449.
  7. ^ Wilson, JF (ngày 1 tháng 1 năm 2008). “In the clinic: Insomnia”. Annals of Internal Medicine. 148 (1): ITC13–1–ITC13–16. doi:10.7326/0003-4819-148-1-200801010-01001. PMID 18166757.
  8. ^ “Dyssomnias” (PDF). WHO. tr. 7–11. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2009.
  9. ^ Roth, T. (2007). “Insomnia: Definition, prevalence, etiology, and consequences”. Journal of Clinical Sleep Medicine. 3 (5 Suppl): S7–10. PMC 1978319. PMID 17824495.
  10. ^ Tasman, Allan; Kay, Jerald; Lieberman, Jeffrey A.; First, Michael B.; Riba, Michelle (2015). Psychiatry, 2 Volume Set (ấn bản thứ 4). John Wiley & Sons. tr. 4253. ISBN 9781118753361.
  11. ^ nsomnia by Dr Lynne Paisley, Dr Anup Desai and Dr Delwyn Bartlett ngày 11 tháng 11 năm 2005 Pdf Lưu trữ 2017-03-21 tại Wayback Machine
  12. ^ “Insomnia Information”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2006.
  13. ^ “For best results, don't rock-a-bye baby”. Australian Doctor. Truy cập 12 tháng 2 năm 2015.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mất ngủ.
  • Sleep Deeper
  • Insomnia Manual and Reference Lưu trữ 2006-04-17 tại Wayback Machine Peter J. Hauri, Ph.D. Mayo Sleep Disorders Center - Rochester, Minnesota
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến y học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Hệ thần kinh
HTK trung ương
  • Màng não
  • Dây sống
    • Tủy sống
  • Não
    • Trám não
      • Hành não
      • Cầu não
      • Tiểu não
    • Trung não
    • Não trước
      • Gian não
        • Võng mạc
        • Dây thần kinh thị giác
      • Đoan não
    • Limbic system
HTK ngoại biên
Thể chất
  • Dây thần kinh cảm giác
  • Dây thần kinh vận động
  • Dây thần kinh sọ
  • Dây thần kinh gai
Tự chủ
  • Giao cảm
  • Đối giao cảm
  • Hệ thần kinh đường ruột
Thể loại Thể loại * Trang Commons Hình ảnh
  • x
  • t
  • s
Rối loạn tâm thần và hành vi (tham khảo ICD-10 • ICD-9)
Rối loạn tâm thần thực thểbao gồm rối loạn tâm thầntriệu chứng(F00-F09)Suy giảm trí nhớ (Bệnh Alzheimer • Sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch • Bệnh Pick • Bệnh Creutzfeldt-Jakob • Bệnh Huntington • Bệnh Parkinson • Sa sút trí tuệ do bệnh AIDS • Sa sút trí tuệ trán-thái dương • Wandering (dementia) • Sundowning • Wandering (dementia)) • Mê sảng • Post-concussion syndrome • Hội chứng não thực tổn
Do sử dụng cácchất tác độngtâm thần(F10-F19)Alcohol (Ngộ độc rượu cấp tính • Say rượu • Chứng nghiện rượu • Ảo giác do rượu • Hội chứng cai rượu • Sảng rượu • Hội chứng Korsakoff • Lạm dụng rượu) • Thuốc giảm đau nhóm opioids (Quá liều opioid • Rối loạn sử dụng opioid) • Thuốc an thần/Thuốc ngủ (Dùng benzodiazepine quá liều • Nghiện benzodiazepine • Cai benzodiazepine) • Cocain (Nghiện cocain) • Các chất gây nghiện (Ngộ độc/Dùng thuốc quá liều • Lạm dụng chất • Phụ thuộc thể chất • Cai)
Tâm thần phân liệt,rối loạn loại phân liệtvà các rối loạn hoang tưởng(F20-F29)Tâm thần phân liệt  • Rối loạn nhân cách phân liệt (ScPD)  • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt (STPD)  • Rối loạn hoang tưởng • Chứng điên tay đôi (Folie à deux) • Rối loạn phân liệt cảm xúc
Rối loạn khí sắc (Rối loạn cảm xúc)(F30-F39)Hưng cảm (Hưng cảm nhẹ)  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực  • Trầm cảm • Trầm cảm theo mùa • Khí sắc chu kỳ • Dysthymia
Các rối loạn bệnh tâm căncó liên quan đến stressvà rối loạn dạng cơ thể(F40-F48)
Rối loạn lo âuSợ khoảng trống • Rối loạn hoảng sợ • Cơn hoảng loạn • Rối loạn lo âu lan tỏa • Lo hãi xã hội • Ám ảnh sợ xã hội
Rối loạn dạng cơ thểRối loạn cơ thể hóa • Mặc cảm ngoại hình (Mặc cảm thiếu cơ bắp • Hội chứng dương vật nhỏ) • Bệnh tưởng • Ám ảnh sợ bệnh • Hội chứng Da Costa • Đau do căn nguyên tâm lý
KhácRối loạn ám ảnh cưỡng chế • Phản ứng stress cấp tính • Rối loạn stress sau sang chấn • Rối loạn thích ứng • Rối loạn chuyển hóa ( Hội chứng Ganser) • Suy nhược thần kinh
Hội chứng hành vi kếthợp với rối loạn sinh lývà nhân tố cơ thể(F50-F59)
Rối loạn ăn uốngChán ăn tâm thần • Ăn vô độ
Rối loạn giấc ngủRối loạn giấc ngủ (Ngủ lịm • Mất ngủ) • Rối loạn xảy ra trong giấc ngủ (Rối loạn hành vi giấc ngủ REM • Hoảng sợ khi ngủ) • Ác mộng
Rối loạn chứcnăng tình dụcLiệt dương (rối loạn cương dương)  • Xuất tinh sớm • Chứng co đau âm đạo • Giao hợp đau • Chứng cuồng dâm • Lãnh cảm (Rối loạn hưng phấn tình dục ở phụ nữ)
Sau sinhTrầm cảm sau sinh • Loạn thần sau sinh
Rối loạn nhân cáchvà hành vi ởngười trưởng thành(F60-F69)Rối loạn nhân cách • Hành vi hung hãn thụ động • Chứng ăn cắp vặt • Chứng giật râu tóc • Rối loạn nhân tạo • Hội chứng Munchausen • Định hướng giới tính loạn trương lực bản thân • Lệch lạc tình dục • Thị dâm • Ái vật • Phô dâm • Ái nhi • Khổ dâm • Bạo dâm • Ái lão • Loạn dục cọ xát • Loạn dục với súc vật • Loạn dục cải trang
Chậm phát triển tâm thần(F70-F79)Chậm phát triển tâm thần
Rối loạn phát triển tâm lý(F80-F89)
Rối loạn phát triển đặc hiệuRối loạn phát âm và ngôn ngữ (Rối loạn ngôn ngữ biểu hiện • Chứng mất ngôn ngữ • Mất khả năng biểu đạt cảm xúc qua ngôn ngữ • Nghe nhưng không hiểu nhiều • Hội chứng Landau-Kleffner, Vong ngôn) • Chứng khó học (Chứng khó đọc • Chứng khó viết • Hội chứng Gerstmann) • Mất ngôn ngữ vận động (Rối loạn phát triển về phối hợp)
Rối loạn phát triển lan tỏaTự kỷ • Hội chứng Rett • Hội chứng Asperger
Rối loạn hành vivà cảm xúc ở trẻem và thiếu niên(F90-F98)Rối loạn tăng động giảm chú ý (AHDH) • Rối loạn cư xử (một số nơi gọi là Rối loạn hành vi) • Rối loạn hành vi ở những người còn thích ứng xã hội • Rối loạn lo âu khi xa cách • Câm tùy lúc • Rối loạn gắn bó ở trẻ • Rối loạn Tic • Hội chứng Tourette • Rối loạn khả năng nói (Nói lắp • Nói lúng búng)  • Rối loạn hành vi cảm xúc biệt định khác, thường khởi phát trong tuổi trẻ em và thanh thiếu niên (Rối loạn thiếu sót chú ý không tăng hoạt động • Thủ dâm quá mức • Cắn móng tay • Ngoáy lỗ mũi • Mút móng tay)
  • x
  • t
  • s
Ngủ và rối loạn giấc ngủ
Các giai đoạn củachu kỳ giấc ngủ
  • Giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM)
  • Giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (NREM) (giấc ngủ yên tĩnh)
  • Giấc ngủ sâu (giấc ngủ sóng chậm)
Sóng não
  • Sóng alpha
  • Sóng beta
  • Sóng gamma
  • Sóng delta
  • Sóng theta
  • Phức hợp K
  • Sóng PGO
  • Đợt sóng nhanh (Sleep spindle)
  • Nhịp cảm giác vận động (Sensorimotor rhythm)
  • Nhịp mu
Rối loạn giấc ngủ
Giải phẫu
  • Nghiến răng
  • Thở bằng miệng
  • Ngừng thở khi ngủ
    • Rên rỉ liên quan đến giấc ngủ (Catathrenia)
    • Hội chứng giảm thông khí trung ương
    • Hội chứng giảm thông khí do béo phì
    • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
    • Thở ngắt quãng
  • Ngủ ngáy
Loạn miên
  • Buồn ngủ ban ngày quá mức
  • Ngủ quá nhiều
  • Mất ngủ
  • Hội chứng Kleine–Levin
  • Chứng ngủ rũ
  • Chứng ngủ nhiều nguyên phát
  • Hội chứng ăn đêm
  • Tiểu đêm
  • Nhận thức sai về trạng thái ngủ
Rối loạn giấc ngủnhịp sinh học(Rối loạn chu kỳthức-ngủ)
  • Hội chứng giấc ngủ đến sớm (Rối loạn thức - ngủ trễ pha)
  • Hội chứng rối loạn trì hoãn giấc ngủ (Rối loạn thức - ngủ trước pha)
  • Nhịp thức ngủ không đều
  • Jet lag (Hội chứng rối loạn cơ thể khi thay đổi múi giờ)
  • Rối loạn nhịp thức ngủ khác 24 giờ
  • Rối loạn giấc ngủ ca làm việc
Bệnh mất ngủ giả
  • Rối loạn ác mộng
  • Hoảng sợ ban đêm (hoảng sợ khi ngủ)
  • Rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ
  • Hội chứng rối loạn giấc ngủ REM
  • Chứng miên hành
  • Lái xe khi ngủ
  • Nói mớ khi ngủ (nói mơ khi ngủ, mớ ngủ)
Dấu hiệu lành tính
  • Giấc mơ
  • Hội chứng đầu phát nổ (hội chứng đầu nổ tung)
  • Giật cơ lúc ngủ
  • Hypnagogia (giai đoạn nửa tỉnh nửa mở kéo dài vài phút trước khi rơi vào giấc ngủ sâu) / Bắt đầu ngủ
  • Ảo giác khi sắp thức dậy (hypnopompia)
  • Chứng tê liệt khi ngủ (bóng đè)
  • Quán tính ngủ
  • Buồn ngủ (ngủ gà)
  • Sự cương âm vật vào ban đêm
  • Sự cương dương vật vào ban đêm ("chào cờ")
  • Mộng tinh
Y học giấc ngủ
  • Nhật ký giấc ngủ
  • Vệ sinh giấc ngủ
  • Gây ngủ
    • Thôi miên
    • Ru ngủ
    • Đa ký giấc ngủ
Khác
  • Y học giấc ngủ
  • Y học hành vi giấc ngủ
  • Nghiên cứu giấc ngủ
  • Khoa học thần kinh về giấc ngủ
Cuộc sốngthường ngày
  • Giường
    • Giường tầng
    • Đi văng
    • Giường canopy
    • Futon
    • Võng
    • Chõng tre
    • Nệm
    • Túi ngủ
  • Rệp giường
  • Bộ đồ giường
  • Phòng ngủ
  • Giờ ngủ
    • Hoãn giờ ngủ
    • Chuyện kể đêm khuya
  • Giấc ngủ hai pha và đa pha
  • Thời gian sinh học (chronotype)
  • Đồ vật an toàn (Comfort object)
  • Nhật ký giấc mơ
  • Giấc ngủ rất ngắn (microsleep)
  • Giấc ngủ ngắn (chợp mắt, nap)
  • Quần áo ngủ
  • Power nap (chợp mắt nạp năng lượng)
  • Ngủ trưa (siesta)
  • Ngủ và thở
  • Ngủ và sáng tạo
  • Ngủ và học hành
  • Ngủ và trí nhớ
  • Thiếu ngủ / Nợ ngủ
  • Ngủ khi làm việc
  • Ngủ nhờ (ngủ bụi)

Từ khóa » Khó Ngủ Trong Tiếng Anh Là Gì