Mất Tiếng Mãi Không Khỏi Là Do đâu? Xem Ngay Cách Cải Thiện!
Có thể bạn quan tâm
Mất tiếng mãi không khỏi thường do dây thanh bị viêm nhiễm hoặc lạm dụng giọng nói trong thời gian dài. Theo chuyên gia, khi bị khàn giọng mất tiếng, bạn cần tìm cách khắc phục sớm để bảo vệ giọng nói của mình, tránh các di chứng về sau. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể ngay sau đây!
Thế nào là khàn tiếng, mất tiếng?
Mất tiếng là tình trạng dây thanh bị sưng to do phù nề hoặc viêm nhiễm, khiến giọng nói thay đổi. Khi đó, giọng nói của người bệnh có thể bị khàn, rè hoặc thậm chí mất hẳn giọng.
Nếu tình trạng mất tiếng mãi không khỏi, đây có thể là hồi chuông cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến thanh quản. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị khàn tiếng, mất tiếng sớm sẽ giúp giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Mất tiếng là tình trạng dây thanh bị sưng to do viêm nhiễm, khiến giọng nói bị thay đổi
Mất tiếng mãi không khỏi là do đâu?
Tình trạng khàn tiếng, mất tiếng mãi không khỏi có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như thói quen lạm dụng giọng nói, bệnh về thanh quản hoặc dây thanh,… Cụ thể:
Lạm dụng giọng nói quá mức
Việc sử dụng giọng nói với âm lượng lớn kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của dây thanh, khiến cơ quan này bị căng thẳng quá mức dẫn đến tổn thương. Khi dây thanh quản không còn hoạt động tốt như trước, giọng nói của bạn sẽ bị biến dạng, trở nên khó nghe, khàn tiếng, hụt hơi, âm thanh phát ra không rõ ràng và mất tiếng.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là một nguyên nhân phổ biến khác gây ra tình trạng khàn giọng mất tiếng. Đa phần các trường hợp mắc viêm thanh quản đều bắt nguồn từ sự xâm nhập gây nhiễm trùng của các loại vi rút, khiến cho dây thanh bị sưng viêm. Nếu viêm thanh quản không được điều trị sớm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính khiến cho tình trạng mất tiếng trở nên khó khắc phục hơn.
Viêm thanh quản là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng khàn giọng mất tiếng
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản
Khi acid dạ dày trào ngược lên vùng cổ họng có thể dẫn đến các triệu chứng điển hình như khó nuốt, đau họng và mất tiếng. Những vấn đề này xảy ra là do dịch acid trào ngược từ dạ dày gây kích ứng hoặc làm tổn thương cổ họng.
Xuất huyết dây thanh
Một nguyên nhân khác cũng góp phần khiến bạn bị mất tiếng là xuất huyết dây thanh. Căn bệnh này thường gây ra triệu chứng mất tiếng đột ngột sau khi dây thanh gặp phải những tác động lớn từ việc la hét, lạm dụng giọng nói của người bệnh.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên, hiện tượng khàn giọng mất tiếng cũng có thể xảy ra do một số yếu tố khác như:
- Mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, viêm mũi hoặc viêm họng.
- Có các khối u hoặc mô sẹo hình thành sau phẫu thuật thanh quản, chẳng hạn như polyp dây thanh.
- Dây thần kinh thanh quản bị tê liệt do khối u tuyến giáp hoặc chấn thương.
- Dị tật thanh quản bẩm sinh.
- Thường xuyên hút thuốc lá gây kích ứng niêm mạc họng và thanh quản.
Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, có nhiều hoá chất độc hại.
- Lạm dụng rượu bia hoặc các đồ uống lạnh.
- Do thời tiết thay đổi thất thường, nóng – lạnh đột ngột.
Tình trạng khàn giọng mất tiếng có thể xảy ra khi thời tiết thay đổi thất thường
>>> Xem thêm: Ngạc nhiên: Khản tiếng mất giọng có thể xuất phát từ những thói quen phổ biến này
Các biện pháp giúp cải thiện tình trạng mất tiếng
Hiện nay, các cách giúp cải thiện mất tiếng thường tập trung vào việc làm dịu cổ họng và thanh quản, từ đó phục hồi lại hoạt động của dây thanh. Để đạt được mục tiêu trên, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
Làm dịu cổ họng và giúp giảm kích ứng dây thanh quản
Để giảm kích ứng cho dây thanh quản và làm dịu cơn đau họng, bạn có thể áp dụng những biện pháp như:
- Uống nước ấm giúp làm mềm và xoa dịu sự khó chịu cho niêm mạc thanh quản. Bạn có thể uống nước lọc hoặc trà thảo mộc đều rất tốt trong thời điểm này.
- Dùng viên ngậm giúp tăng tiết nước bọt và làm ẩm cổ họng. Điều này cũng giúp cho các cơn đau hay khó chịu ở vùng họng được giảm thiểu đáng kể, từ đó làm giọng nói của bạn bớt khàn hơn.
- Sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ vào ban đêm giúp giữ ẩm và xoa dịu cổ họng cũng như dây thanh. Phương pháp này có thể giúp tiếng nói của bạn trở nên rõ ràng và trong hơn vào mỗi buổi sáng thức dậy.
Sử dụng máy làm ẩm không khí giúp xoa dịu sự khó chịu ở cổ họng và giảm mất tiếng
Xây dựng một lối sống lành mạnh
Một trong những điều quan trọng mà bạn cần lưu ý khi bị mất tiếng là để giọng nói được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng cần thiết lập một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để cải thiện giọng nói nhanh hơn. Cụ thể:
- Tránh ăn đồ cay nóng, chẳng hạn như quế, ớt,… Những thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng xấu tới thanh quản, đồng thời góp phần kích thích tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản và làm trầm trọng hơn triệu chứng mất tiếng.
- Hạn chế tối đa việc uống bia rượu, cà phê và ngừng hút thuốc lá. Những chất này có thể gây khô rát vùng cổ họng và làm cứng dây thanh, khiến giọng nói trở nên khàn và khó nghe.
- Súc miệng hàng ngày với nước muối pha loãng nhằm làm giảm tình trạng sưng viêm dây thanh gây khàn giọng mất tiếng.
Dùng mẹo dân gian chữa trị mất tiếng
Bên cạnh những phương pháp trên, người bị mất tiếng cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian để đẩy lùi bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc giúp bạn khắc phục mất tiếng nhanh chóng:
Trị mất tiếng bằng chanh tươi kết hợp mật ong
Chanh tươi và mật ong là 2 nguyên liệu quý, có chứa nhiều chất chống oxy hoá, vitamin A, C, E,… giúp diệt khuẩn và xoa dịu những tổn thương ở dây thanh quản. Do đó, sự kết hợp của 2 dược liệu này có thể cho ra bài thuốc chữa mất tiếng hữu hiệu.
Bạn chỉ cần chuẩn bị từ 1 – 2 quả chanh, sau đó thái thành các lát mỏng và đem ngâm trong mật ong khoảng vài giờ đồng hồ. Bạn có thể ngậm hỗn hợp chanh – mật ong nhiều lần trong ngày cho đến khi tình trạng mất tiếng được cải thiện.
Áp dụng bài thuốc từ chanh tươi kết hợp mật ong giúp đẩy lùi mất tiếng hiệu quả
Trị mất tiếng bằng bài thuốc lê hấp đường phèn
Lê không chỉ là một loại trái cây bổ dưỡng mà còn chứa nhiều hoạt chất quý giúp đẩy lùi khàn giọng mất tiếng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng một trái lê tươi, gọt sạch vỏ và bổ làm đôi, sau đó đem hấp cách thuỷ cùng đường phèn trong vòng 15 – 20 phút. Phần nước cốt thu được bạn uống 1 – 2 lần trong ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Trị mất tiếng bằng mật ong hấp lá hẹ
Lá hẹ là một thảo dược có khả năng kháng viêm, chống vi rút mạnh mẽ. Khi được kết hợp với mật ong có thể giúp bạn điều trị mất tiếng hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy khoảng 3 – 5 nhánh lá hẹ, sau đó rửa sạch và thái thành khúc nhỏ. Tiếp theo, bạn đổ mật ong ngập lá hẹ và trộn đều, đem hấp cách thuỷ cho tới khi lá hẹ chín nhừ. Bạn có thể uống hỗn hợp này từ 2 – 3 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng khàn giọng mất tiếng biến mất.
Sản phẩm thảo dược có thành phần chính là rẻ quạt giúp cải thiện mất tiếng hiệu quả
Hiện nay, một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện mất tiếng hiệu quả, an toàn là sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh là một lựa chọn tiêu biểu nhất.
Tiêu Khiết Thanh là sản phẩm chuyên biệt, được ra đời dựa trên phương pháp y học cổ truyền kết hợp với ứng dụng sản xuất hiện đại, giúp đem lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ cải thiện mất tiếng. Thành phần chủ đạo trong sản phẩm là rẻ quạt (xạ can) – một cây thuốc quý trong đông y, đem lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, rẻ quạt có tính kháng khuẩn, chống nấm và chống vi rút tốt, giúp ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp và cải thiện rõ rệt triệu chứng mất tiếng.
Rẻ quạt trong Tiêu Khiết Thanh giúp hỗ trợ điều trị khàn giọng mất tiếng hữu hiệu
Mặt khác, dịch chiết từ rẻ quạt còn có tác dụng tăng tiết nước bọt, tiêu đờm và cải thiện chức năng hô hấp hiệu quả. Nhờ đó mà người bị mất tiếng có thể khắc phục nhanh chóng được tình trạng bệnh của mình. Ngoài ra, công dụng của rẻ quạt trong Tiêu Khiết Thanh cũng được tăng cường đáng kể khi kết hợp với các dược liệu quý khác như: Sói rừng, bán biên liên, bồ công anh. Sự kết hợp hài hoà này giúp tăng cường sức đề kháng cho các dây thanh âm bị suy yếu, đồng thời cải thiện nhanh triệu chứng khàn giọng mất tiếng.
Thực tế, đã có nhiều người lấy lại giọng nói trong sáng của mình sau khi sử dụng Tiêu Khiết Thanh, tiêu biểu là ông Phạm Văn Hộ (ở Nam Định). Mời bạn lắng nghe chia sẻ của ông Hộ qua video sau:
Khàn tiếng, mất tiếng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người thường xuyên phải nói nhiều hoặc mắc các bệnh về thanh quản. Nếu tình trạng khàn giọng mất tiếng điều trị chậm trễ, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác. Mọi thắc mắc về hiện tượng mất tiếng và sản phẩm Tiêu Khiết Thanh, bạn vui lòng để lại thông tin bên dưới, chuyên gia sẽ hỗ trợ giải đáp một cách nhanh nhất!
Nguồn tham khảo
https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/why-am-i-losing-my-voice
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/laryngitis/diagnosis-treatment/drc-20374267
https://www.medicalnewstoday.com/articles/hoarse-voice
Từ khóa » Viêm Họng Mất Tiếng Uống Thuốc Gì
-
Cách điều Trị Viêm Họng Mất Tiếng Và Những Lưu ý Khi Mắc Phải
-
Khàn Tiếng (khàn Giọng): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa
-
Mẹo Trị Viêm Họng Khan Tiếng Mất Tiếng Từ Nguyên Liệu Vườn Nhà
-
Khàn Giọng Mất Tiếng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Giải Pháp
-
Khàn Giọng Mất Tiếng: Nguyên Nhân, Cách điều Trị, Phòng Bệnh Hiệu ...
-
Bị Khàn Tiếng Uống Gì để Mau Khỏi Bệnh? - Hello Bacsi
-
Cách Chữa Viêm Thanh Quản Khàn Tiếng | Vinmec
-
Bị Viêm Họng Mất Tiếng Phải Làm Sao
-
Người Bị Khản Tiếng Uống Thuốc Gì Mới Tốt? - Thaythuocvietnam
-
Tìm Hiểu Về Khàn Tiếng Mất Giọng Và Cách đối Phó Hiệu Quả
-
Đừng Chủ Quan Khi Bị Khàn Giọng
-
Mẹo Dùng Mật Ong Chữa Khàn Tiếng, Mất Giọng Cực Đơn Giản
-
Khản Giọng Mất Tiếng Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi? Xem Ngay Câu Trả ...
-
Hết Khốn Khổ Vì đau Họng, Khản Giọng, Mất Tiếng - Hànộimới