Người Bị Khản Tiếng Uống Thuốc Gì Mới Tốt? - Thaythuocvietnam
Có thể bạn quan tâm
Khản tiếng là tình trạng rất phổ biến, bất cứ ai cũng có thể mắc phải ít nhất một lần trong đời. Khản tiếng liên quan đến sự thay đổi trong giọng nói, thông thường biểu hiện này không đáng lo ngại, nhưng nếu kéo dài thì đó có thể là cảnh báo của nhiều bệnh lý. Liệu khản tiếng uống thuốc gì thì khỏi? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Bị khản tiếng uống thuốc gì hiệu quả?Nội dung bài viết
- 1. Khản tiếng, mất tiếng là do đâu?
- 2. Khản tiếng uống thuốc gì?
- 3. Thuốc trị khản tiếng có tác dụng phụ hay không?
- 4. Xây dựng lối sống lành mạnh khắc phục khản tiếng, mất tiếng tại nhà
1. Khản tiếng, mất tiếng là do đâu?
Nếu giọng nói đột ngột trở nên thô ráp, khàn, thều thào, đồng thời cảm thấy khô, rát cổ họng thì bạn đang bị khản tiếng. Khản tiếng khiến giọng nói của bạn không mượt, nhiều trường hợp thậm chí còn bị mất tiếng ảnh hưởng tới giao tiếp.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khản tiếng. Đầu tiên phải kể đến các nguyên nhân do nhiễm trùng đường hô hấp trên như: Viêm họng, viêm thanh quản… khiến dây thanh âm sưng tấy làm thay đổi cách mà không khí thoát ra bên ngoài để tạo ra âm thanh.
Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác cũng có thể gây ra khản tiếng là:
- Nói quá nhiều, nói to, la hét hoặc sử dụng giọng nói thường xuyên.
- Trào ngược dạ dày, acid từ dạ dày đi vào thực quản và gây kích ứng thanh quản.
- Một số bệnh và hội chứng thần kinh như Parkinson làm khu vực điều khiển các cơ thanh quản bị tổn thương.
- Các hạt, u, polyp ở dây thanh âm có thể làm thay đổi giọng nói của bạn do thay đổi kích thước cặp dây thanh.
- Liệt dây thanh quản, một hoặc cả hai không hoạt động bình thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Ung thư tuyến giáp, Parkinson, đột quỵ não…
- Chảy máu dây thanh âm có thể gây mất tiếng.
- Ung thư thanh quản, nếu khản tiếng kéo dài hơn 3 tuần có thể là dấu hiệu của ung thư, bạn cần đi khám ngay lập tức.
Như vậy, khản tiếng là biểu hiện của các bệnh khác nhau, muốn điều trị khản tiếng, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.
2. Khản tiếng uống thuốc gì?
Khản tiếng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến cuộc sống và công việc của người mắc. Vì thế, rất nhiều người đặt ra câu hỏi: “Khản tiếng uống thuốc gì thì hết?”. Thực chất, khản tiếng không phải bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Vì vậy, nếu điều trị được nguyên nhân của bệnh lý gây khản tiếng thì tình trạng này sẽ hết. Bệnh nhân cần đến khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
- Nếu khản tiếng do viêm đường hô hấp trên thì bạn có thể được bác sĩ kê thuốc kháng sinh điều trị nếu nguyên nhân do vi khuẩn hoặc áp dụng các biện pháp tăng cường sức đề kháng nếu là do virus.
- Trường hợp bị khản tiếng đơn thuần do bạn sử dụng giọng nói quá nhiều thì nên nghỉ ngơi, tránh la hét hay quát to và cần uống nhiều nước để làm ẩm niêm mạc họng.
- Các nguyên nhân do những bệnh lý tiêu hóa (trào ngược dạ dày) hay thần kinh (Parkinson) bạn nên đến gặp chuyên gia để có phương pháp điều trị hợp lý.
- Với u, hạt, polyp thanh quản cần theo dõi, thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc phẫu thuật khi cần thiết.
- Liệt dây thanh âm có thể điều trị bằng vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.
- Ung thư thanh quản thì các lựa chọn điều trị là xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch hoặc phẫu thuật.
Khản tiếng có thể gây khó chịu trong sinh hoạt thường ngày, do đó để cải thiện triệu chứng, bạn có thể sử dụng một số biện pháp như: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, giữ ấm cổ họng, dùng các loại thảo dược thiên nhiên như chanh, mật ong…
3. Thuốc trị khản tiếng có tác dụng phụ hay không?
Như đã nói ở trên, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh dẫn tới khản tiếng là cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng này. Nguyên nhân gây khản tiếng rất đa dạng, đôi khi là sự kết hợp của nhiều yếu tố phức tạp. Thông thường, khản tiếng sẽ thuyên giảm trong 1-2 tuần, nếu kéo dài hơn, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.
Thuốc trị khản tiếng sẽ tùy thuộc vào từng bệnh lý. Mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ nhất định, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ khi được kê đơn hoặc xuất hiện các biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng như: Nôn, buồn nôn, chóng mặt, nổi mẩn ngứa…
Sử dụng thuốc trị khản tiếng an toànXem thêm
Khản tiếng mất tiếng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
4. Xây dựng lối sống lành mạnh khắc phục khản tiếng, mất tiếng tại nhà
Khản tiếng đem đến cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới giọng nói, ngữ điệu làm giảm hiệu quả giao tiếp. Sau đây là một số biện pháp giúp bạn khắc phục khản tiếng, mất tiếng tại nhà:
- Bỏ hoặc hạn chế hút thuốc lá.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và caffeine có thể gây kích ứng dây thanh.
- Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, ít nhất 1.5-2 lít nước/ ngày.
- Tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các món quá ngọt hoặc thô cứng như khoai tây chiên.
- Hạn chế nói to, nói nhiều trong thời gian dài.
- Giữ ấm cổ họng trong mùa lạnh.
- Sử dụng máy điều hòa độ ẩm, lọc không khí.
- Tập thể dục hàng ngày 15-30 phút, bổ sung vitamin C, E có trong hoa quả: Cam, bưởi, chanh… để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.
Khản tiếng không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng đôi khi lại là biểu hiện của nhiều bệnh tiềm ẩn như ung thư; nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Đừng chủ quan khi sức khỏe của bạn có bất kỳ sự thay đổi bất thường nào. Hãy xử lý khản tiếng sớm để giọng nói luôn trong trẻo, bạn nhé!
Xem thêm
Viêm thanh quản: nguyên nhân và điều trị
BS. Nguyễn Phương Thùy
Từ khóa » Viêm Họng Mất Tiếng Uống Thuốc Gì
-
Cách điều Trị Viêm Họng Mất Tiếng Và Những Lưu ý Khi Mắc Phải
-
Khàn Tiếng (khàn Giọng): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa
-
Mẹo Trị Viêm Họng Khan Tiếng Mất Tiếng Từ Nguyên Liệu Vườn Nhà
-
Khàn Giọng Mất Tiếng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Giải Pháp
-
Khàn Giọng Mất Tiếng: Nguyên Nhân, Cách điều Trị, Phòng Bệnh Hiệu ...
-
Bị Khàn Tiếng Uống Gì để Mau Khỏi Bệnh? - Hello Bacsi
-
Cách Chữa Viêm Thanh Quản Khàn Tiếng | Vinmec
-
Bị Viêm Họng Mất Tiếng Phải Làm Sao
-
Tìm Hiểu Về Khàn Tiếng Mất Giọng Và Cách đối Phó Hiệu Quả
-
Đừng Chủ Quan Khi Bị Khàn Giọng
-
Mẹo Dùng Mật Ong Chữa Khàn Tiếng, Mất Giọng Cực Đơn Giản
-
Khản Giọng Mất Tiếng Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi? Xem Ngay Câu Trả ...
-
Hết Khốn Khổ Vì đau Họng, Khản Giọng, Mất Tiếng - Hànộimới
-
Mất Tiếng Mãi Không Khỏi Là Do đâu? Xem Ngay Cách Cải Thiện!