Mật Tông Là Gì? Mật Tông Là Tà đạo Hay Chính đạo? - Sống Đẹp
Có thể bạn quan tâm
- Mật Tông là gì?
- Mật Tông Trung Quốc
- Mật Tông Tây Tạng
- Mật Tông Nhật Bản
- Mật Tông Việt Nam
- Mật Tông là tà đạo hay chính đạo?
- Mật Tông trong giáo lý nhà Phật
Mật Tông là một loại pháp môn đặc biệt được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 5, 6 tại Ấn Độ. Mật Tông là sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại Thừa. Tuy nhiên khái niệm về Mật Tông vẫn còn rất mơ hồ và xa lạ đối với nhiều người. Vậy Mật Tông là gì? Mật Tông là tà đạo hay chính đạo?
Mật Tông là gì?
Mật Tông hay còn được gọi là Mật giáo Chân ngôn môn, Kim cương, Mật thừa,.. được hình thành tại Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 5, 6. Mật Tông là một pháp tu bí mật của Phật giáo, dạy về cách "bắt ấn" và "trì chú",... Pháp tu này có tính chất liễu nghĩa, căn cứ vào nơi tâm pháp bí truyền.
Mật Tông chia thành hai phái đó là Chân ngôn thừa và Kim cương thừa. Sự phát triển của Mật Tông gắn liền với các luận sư nổi tiếng như Thiên Vô Úy (637-735), Kim Cương Trí (671-741), Bất Không Kim Cương (705-774), Liên Hoa Sinh (cuối thế kỷ thứ VIII), Atisa, (cuối thế kỷ thứ XI). Họ đều là những người có công đưa Mật Tông trở thành tôn giáo chính của Tây Tạng và phát triển ở nhiều quốc gia Châu Á khác.
Mật Tông Trung Quốc
Mật Tông du nhập vào Trung Quốc từ khoảng thế kỷ 7 và trở thành đạo giáo thịnh hành vào khoảng thế kỷ 8 . Ba vị cao tăng Ấn Độ sang truyền Pháp lúc bấy giờ là Thiện Vô Úy (637-735), Kim Cương Trí (663-723) và Bất Không Kim Cương (705-774) được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ.
Trong đó Thiện Vô Úy được coi là sư tổ của của Mật Tông Trung Hoa và là người đã dịch ra chữ Hán cuốn Đại Nhật Kinh - kinh căn bản của tông này.
Đến đời sư Nhất Hạnh, đệ tử của Thiện Vô Úy thì hai dòng kinh Mật Tông Ấn Độ Chân Ngôn thừa và Kim Cương thùa được nhập lại làm một.
Vào đời nhà đường, Mật Tông cực kỳ phát triển. Tuy nhiên thời gian hưng thịnh của nó kéo dài không được bao lâu, về sau thì thoái trào dần và tưởng chừng như suy vi hẳn.
Mật Tông Tây Tạng
Trước khi Mật giáo được truyền vào Tây Tạng thì mảnh đất này thực sự chưa có một tôn giáo nào đậm nét. Lúc đó nơi này chỉ có đạo Bon là đạo giáo lâu đời của người dân bản xứ. Thời đó người ta chỉ biết thờ cúng nhưng lại không có một bị thần nhất định, thậm chí là thờ cúng cả hung thần ác quỷ.
Mật Tông được truyền vào Tây Tạng vào khoảng thế kỷ thứ 8. Vị vua Tisongdetsen (740-786) có mời 2 vị cao tăng của Ấn Độ là Đại Sư Liên Hoa Sinh và Antarakshita. Tại đây Kim cương thừa đã hòa nhập với Phật giáo Đại thừa và được gọi với cái tên mới là Lạt Ma giáo.
Thời điểm lúc bấy giờ Tây tạng có 4 tông phái Mật Tông chính đó là:
Phái Nyingmapa (Ninh mã phái) do Đại sư Liên Hoa Sinh sáng lập năm 749.Phái Kagyu (Ca nhĩ cư phái)Phái Sakya (Tát ca phái)Phái Guelugpa (Cách-lỗ phái) do ngài Tsongkhapa lập ra vào thế kỷ 14.
Vào thời gian ấy, Phật giáo không được chú trọng bởi dân chúng cho rằng đạo Phật vẫn còn nhiều tín điều sai lầm, huyễn hoặc. Khi đó Sư đã sử dụng tư tưởng của mình để khai sáng và khuyên nhủ người tu hành nên tinh tiến tu, tích cực thiền đạo, trai giới đạo hạnh. Cuối cùng cuộc cải cách tôn giáo của ngài cũng đã có hiệu quả. Về sau phái của Sư đổi tên thành Lạt Ma Giáo và trở thành người đứng đầu Tây Tạng, nắm giữ quyền cai trị dân chúng.
Mật Tông Nhật Bản
Tại Nhật Bản, dòng Chân Ngôn thừa của Mật Tông đã du nhập vào quốc gia này từ thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9.
Hai người có công truyền giáo và hoằng pháp đó chính là Đại Sư hay Tối Trừng (767-823) là sơ tổ của Thai Mật và Đại Sư Không Hải, người đã từng sang Trung Quốc tầm sư học đạo và làm đệ tử của Đại sư Huệ Quả. Sau khi về nước ông lập ra trường phái Chân ngôn tông. Tông phái này rất hưng thịnh và là một trong những tông phái quan trọng của Phật giáo Nhật Bản.
Trong Mật Tông, các yếu tố quan trọng bao gồm phép niệm chân ngôn, phép bắt ấn và sử dụng Mạn Đồ La (là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ) cũng như các lần quán đỉnh (là một nghi thức tôn giáo trong các buổi lễ long trọng).
Mật Tông là giáo pháp chủ yếu được các sư phụ truyền lại cho các học trò bằng lời, do đó nó không được truyền bá một cách rộng rãi. Tuy nhiên sau này do nhiều pháp sư lạm dụng sự huyền bí của chân ngôn nên Mật Tông dần không được phát triển và chỉ truyền thụ cho những người có duyên với môn pháp này.
Mật Tông Việt Nam
Mật Tông cũng được truyền bá vào Việt Nam từ khá sớm. Trong cuốn Thiền uyển tập anh, vào thế kỷ thứ VI, vị sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (người Ấn Độ) đã đến Việt Nam và dịch kinh Đại thừa phương quảng tổng trì tại chùa Pháp Vân. Đây là một bộ kinh của Mật Giáo và liên quan nhiều đến Thiền. Thời Đinh, Tiền Lê, Mật Tông đã khá thịnh hành tại Việt Nam. Những trụ đá được phát hiện tại Hoa Lư, Ninh Bình vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước chính là minh chứng cho điều đó.
Dĩ nhiên Mật Tông được du nhập vào Việt Nam không chỉ bởi ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, mà còn từ Phật giáo Chiêm Thành, những Tăng sĩ ngoại quốc và những vị sư Việt Nam thọ học từ Ấn Độ.
Mật tông lưu truyền vào Huế từ thập niên 60, Hội Phật Học Nam Việt có thỉnh chư Tăng từ Huế vào chùa Xá Lợi làm lễ Trai Đàn Cứu Tế, những vị Tăng này đã hành lễ theo nghi thức Mật Tông của người Trung Hoa.
Thích Viên Đức có dịch một Bộ Mật Tông gồm những sách: Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm yếu, Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni Hội Thích, Kinh Mạt Pháp Nhất Tự Đà La Ni.
Mật Tông là tà đạo hay chính đạo?
Có nhiều tài liệu ghi chép rằng Mật Tông là một loại tà đạo, lấy danh nghĩa là thờ Phật nhưng thực tế là thờ tà đạo, chống lại Phật pháp chính thống. Ở những nơi có thờ Mật tông vẫn luôn có hình tượng Đức Phật. Đây là cách trá hình, làm cho người đời tưởng là nơi thờ Phật. Tuy nhiên thực tế tượng các Đức Phật đều không linh, chỉ có chỗ thờ Mật tông là có tính linh.
Tà đạo là những tổ chức được con người lập ra, dựa vào những Thượng Phật bậc cao đã thoái hóa phù hộ. Họ xây các đền chùa thờ dưới sự phù hộ của các Thượng Phật này để lôi kéo các tín đồ tu Phật đi theo chúng.
Trong mỗi đền chùa đều có thờ một Thượng Phật nói trên, có một Thánh chủ trì là người phàm trần đã tu đến bậc La Hán chỉ đạo hoạt động và hương khói. Nơi thờ Mật tông trong đền chùa thường được đặt ngầm dưới lòng đất hoặc trong một không gian riêng ngoài nơi thờ Phật.
Mật Tông trong giáo lý nhà Phật
Trong giáo lý nhà Phật, Mật Tông thuộc Bồ Tát Thừa. Khi Phật giáo truyền vào Trung Hoa, ngài Trí Giả chia giáo pháp đức Phật ra thành 8 hệ thống đưa người tu hành đến giác ngộ và giải thoát, bao gồm:
- Đốn giáo
- Tiệm giáo
- Bí Mật giáo
- Bất định giáo
- Tạng giáo
- Thông giáo
- Biệt giáo
- Viên giáo
Trong 8 hệ thống trên, hệ thống Mật Giáo đứng hàng thứ 3. Trong đời hành đạo Đức Phật có giáo hóa về những bài pháp về Mật chú, Mật ngữ. Sau này từ những Mật chú, Mật Ngữ đó các vị trưởng lão đã đi truyền bá rộng rãi, lập thành tông phái và gọi nó là Mật Tông.
Tại Việt Nam, có khá nhiều đạo tràng Thiền tông, Tịnh độ tông kết hợp với Mật tông. Mật tông cũng như các tông phái khác của Phật giáo, đều do Đức Phật giáo hóa, đệ tử tu theo, giúp giải thoát cho con người khỏi khổ đau, giải thoát sinh tử khỏi luân hồi.
Từ khóa » Chú Mật Tông Là Gì
-
Mật Tông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mật Tông Là Gì? Thần Chú Mật Tông & Các Nguyên Tắc Tu Trì - CoHoc.VN
-
Tìm Hiểu Về Thần Chú Mật Tông - .vn
-
Tìm Hiểu Về Mật Tông Theo Nghĩa Dễ Hiểu Nhất
-
16 Câu Thần Chú Mật Tông Và Phật Giáo Phổ Biến Nhất
-
Các Câu Chú Mật Tông - Phật Giáo
-
Thích Nhật Từ - HIỂU ĐÚNG VỀ THẦN CHÚ & MẬT TÔNG Hỏi
-
MẬT TÔNG - Kim Cương Thừa- Thần Chú Đọc Sao Cho Đúng?
-
Mật Tông Là Gì ⚡️ Lịch Sử Hình Thành & Phát Triển Mật Tông
-
Thần Chú Của Mật Tông (Phần 1) | Phật Giáo Việt Nam
-
Thần Chú Mật Tông - Quý Vị Nào Biết Tên Bài Thần Chú Hoan Hỉ Cho ...
-
Mật Tông Là Gì? Chi Tiết Tổng Hợp đầy đủ Thông Tin - - Trúc Chỉ Hà Nội
-
Than Chu Mat Tong: Thần Chú Mật Tông Có Sức Mạnh Không
-
[PDF] MẬT TÔNG KIM CANG THỪA CHÚ GIẢI