- Xã hội
- Tuyển sinh
- Đọc 30s
- Soi - Xét
- Sống 4 màu
- Hỏi/Đáp
- Người tốt - Việc tốt
- Cải chính - Xin lỗi
- Kho tri thức
- Thâm cung
- Di sản
- Ta & Tây
- Giải mã
- Phong thủy
- Tri thức Việt - Toàn cầu
- Thiền
- Khoa học & Công nghệ
- Kinh doanh
- Tiền - Vàng
- Nhà - Đất
- Đại gia
- Tiêu dùng
- Hàng hót
- Quân sự
- Tin tức
- Vũ khí
- Quân đội
- Quân sự Việt Nam
- Thế giới
- Thế giới 24h
- Nóng - Sâu
- Hồ sơ
- Đời sống
- Ô tô - Xe máy
- Đời sống
- Tin tức
- Làm đẹp - giảm cân
- Mẹ & Bé
- Ăn ngon
- Dinh dưỡng - Thuốc
- Yêu - tám
- Giải trí
- Chat Sao
- VBiz
- Showbiz ngoại
- Mốt và phong cách
- Phim - nhạc
- Cộng đồng trẻ
- Nhịp sống
- Sốt mạng
- Yêu
- Thể thao
- Chơi - Phượt
- Bạn đọc - Điều tra
TRENDING KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH CỦA DÂN TỘC KỲ HỌP THỨ 8 QUỐC HỘI KHÓA XV XƯỞNG DĂM GỖ TRÁI PHÉP Ở HÒA BÌNH
- Trang chủ
- Kho tri thức
- Thiền
Thần chú Mật tông có sức mạnh không? Cập nhật lúc: 19:00 02/07/2014
TIN LIÊN QUAN
Thần chú linh nghiệm hàng phục rắn độc, “rắn thần“
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton học thiền định và ăn chay
Các câu chú mà Phật giáo dùng đều có danh hiệu Phật và Bồ Tát, đều có lời quy y Tam Bảo ở trong đó.
Nhưng những câu chú đó đều dịch âm từ chữ Phạn, chứ không phải dịch ra nghĩa chữ Hán.
Có công dụng gia trì hay không? Thứ bậc đạt được thực tướng vô tướng tuy là cao như vậy, nhưng lại là căn bản của Phật giáo, cơ sở của Phật giáo, bởi vì Phật giáo chủ trương xa lìa dục vọng, không mong cầu và nương tựa ai, không chấp thụ gì cho nên được giải thoát, không chấp trước có hay không, thiện hay ác, được hay mất, yêu hay ghét. Vì vậy mà nói Phật giáo là không thiên lệch một bên nên gọi Phật pháp và vô biên, hoàn toàn tự tại, thực ra không cần được ai gia trì cũng không gia trì cho ai.
|
Nhưng người ta sống cuộc đời phàm tục, tuy vẫn hiểu rằng cảnh giới thoát, xa rời dục vọng không mong cầu gì cuối cùng mới là tự tại. Nhưng một khi xảy ra những chuyện không may như đau ốm, bệnh tật, gia đình mắc nạn, công tác gặp khó khăn, thì một cách tự nhiên người ta mong cầu được sự hỗ trợ từ bên ngoài, được sự gia hộ của Phật, Bồ Tát, Thần và Thánh. Do đó gia hộ và hộ trì tuy không phải cứu cánh của Phật pháp, nhưng cũng vì thuận theo nhu cầu của chúng sinh, vì phương tiện cứu độ chúng sinh nên Phật giáo không phủ định hoặc bác bỏ tác dụng và ý nghĩa của gia trì và phù hộ. (*) Thần lương thiện chỉ giúp đỡ người, không hại. Công năng của gia trì là sức mạnh của thần chú, sức mạnh của lời nguyện và sức mạnh của tâm. Người trì chú có công đức sâu dày thì bản thân của chú sinh ra lực cảm ứng có thể cảm thông với quỷ thần, giúp đỡ và gia trì người ta. Sức mạnh của lời nguyện có thể giúp thông cảm với sự gia hộ của chư Phật, Bồ Tát và các vị thần hộ pháp. Sức mạnh của tâm có thể ảnh hưởng tới xu thế của tâm, tăng sức mạnh, ý chí, thay đổi quan niệm, chuyển hung thành các tiêu trừ tai họa, chữa lành bệnh, tất cả là do sức mạnh của tâm làm chủ. Sức mạnh của trì "gia hộ và hộ trì" là ở chỗ làm cho tâm của người được gia trì có chuyển biến, và nhờ đó tăng cường sức mạnh của người được gia trì. Cái gọi là sự gia hộ của thần lực chủ yếu là giúp cho thân tâm được gia trì được ổn định, vượt qua được khó khăn, tăng cường được dũng khí và nghị lực để đối phó với hiện thực, chứ không làm cho người ta khuất phục hay trốn tránh với hiện thực, chứ không làm cho người ta khuất phục hay trốn tránh hiện thực. Đương nhiên có thể nhờ có sức mạnh của gia trì mà áp lực được dịu đi, bớt căng hơn và cuối cùng được triệt tiêu. Theo lập trường của tín ngưỡng dân gian thì sức mạnh của gia trì là tha lực chứ không phải tự lực. Đó là sức mạnh thần chú, sức mạnh của lời nguyện và tâm người gia trì và nhằm giải quyết vấn đề của người được gia trì. Đó là mong cầu và niềm tin của người ta nói chung. Bởi vì bản thân không mất công tu hành, không phải trả giá gì hết mà lại vượt qua được mối nguy cơ lớn. Đó là nguyên nhân của tín ngưỡng quỷ thần ở con người bình thường. Thế nhưng sức mạnh của gia trì, chỉ có thể đối phó với tai họa nhất thời thôi chứ không phải vĩnh cửu, cũng như dựa vào thế lực của người có quyền uy, để trốn tránh xã hội đen tối hoặc để tránh sự truy lùng của chủ nợ. Một khi mà thế lực che chở không còn nữa hoặc bị suy yếu thì tai họa sẽ đổ ập đến ghê gớm hơn nữa. Biện pháp của Phật giáo thì khác. Nếu bị kê oan gia hay chủ nợ quấy nhiễu gây trở ngại thì người ta trì có thể dùng sức mạnh của lòng từ bi và công phu tu hành của mình để cảm hóa, làm cho oan gia, người chủ nợ rũ sạch hết tâm báo thù và đòi trả oán, khiến họ thoát khỏi sự ràng buộc mà được sinh ở cõi thiện đạo, nhờ đó mà người được gia trì sẽ tai qua nạn khỏi. Nhưng sau đó phải quy y Tam Bảo, tu trì Phật pháp tạo phúc cho chúng sinh, nếu không mà tiếp tục tạo nghiệp ác thì càng chịu quả báo nặng nề hơn nữa. Có người trì chú Đại Bi trong bát nước, có người dùng sức mạnh của lời nguyện, biến một pháp khí hay đồ vật thông thường thành vật linh thiêng rồi dùng để trị bệnh, đuổi tà, cầu an, giáng phúc. Đó là do sức mạnh của lời nguyện và sức mạnh tu trì, phúc đức, tâm lực của người được gia trì khiến vật phẩm của anh ta sản sinh ra lực lượng. Hiệu lực của vật thiêng nhiều hay ít, kéo dài thời gian bao nhiêu là do phạm vi của cảm ứng. Đó là tác động chủ yếu do tha lực. Nhưng nếu người được gia trì không chịu thu thập điều thiện, tránh xa điều ác thì sự may mắn của anh ta chỉ là tạm thời. Nếu anh ta cứ tiếp tục làm ác thì hậu quả xảy ra càng trầm trọng hơn. Vì vậy gia trì chỉ là phương tiện có hiệu lực tạm thời, không phải là biện pháp căn bản.
Trì chú có công hiệu hay không? Trì chú xuất hiện nói chung là thông qua môi giới những nhân vật đặc biệt được tin là có phép linh thiêng, có khả năng tiếp xúc với thần linh và được thần linh trao truyền cho mật chú. Ở các nước phương Đông hay phương Tây, nhiều mật chú được lưu truyền, tin tưởng và sử dụng. Ở Trung Quốc, cả phù và chú đều được sử dụng, phù là phù hiệu vẽ bằng bút, nó cũng đại biểu cho một sức mạnh thần kinh nhất định, dân gian tin rằng phù chú có sức mạnh đuổi tà, tránh dữ, giáng phúc cũng như một số loại thuốc dân tộc có tác dụng trị bệnh vậy. Khi đức Phật Thích Ca còn tại thế, có một số ít đệ tử cũng dùng phù chú, nhưng đức Phật không cho phép. Sau khi đức Phật diệt độ, những người theo đạo Phật dần dần trở nên phức tạp, số người trước kia là phù thủy, đạo sĩ ngoại đạo sau quy y theo Phật xuất gia làm Tỳ kheo. Nhưng họ vẫn tiếp tục dùng phù chú để chữa bệnh. Trong quyển 27 bộ "Tứ phần luật" và trong cuốn 46 bộ "Thập tụng luật" có ghi các truyện dùng chú trị bệnh. Theo quan điểm cơ bản của Phật giáo, khi có bệnh phải đến thầy thuốc, gặp tai nạn thì phải sám hối, phải có lòng thành, làm điều thiện mới có thể chuyển hung thành cát, giải trừ được oan trái và nghiệp chướng. Vì vậy, trên nguyên tắc không coi trọng việc dùng mật chú. Thế nhưng nếu thường xuyên trì tụng những câu thuật chú nhất định thì cũng có thể tạo được sức mạnh của thuật chú, trong đó tất nhiên có sức mạnh của thần linh. Nhưng trọng yếu là sức mạnh của tâm niệm tập trung của người trì chú. Nếu chuyên tâm nhất trí thường xuyên trì tụng một thuật chú thì có thể đạt tới hiệu quả thiền định thống nhất thân và tâm, từ hữu niệm tiến tới vô niệm. Vì vậy, trong giai đoạn phát triển về sau của Phật giáo, người ta không phản đối pháp môn trì chú, hơn nữa các câu chú chữ Phạn có ý nghĩa tổng trì nghĩa là thâu tóm tất cả, cho nên dùng pháp môn trì chú thì có thể thâu tóm tất cả các pháp. Bất kỳ câu chú nào mà tu trì đúng pháp và thường xuyên thì sẽ có hiệu quả lớn. Chủ yếu là do công phu trì chú, kết hợp với giữ giới, tu định mà sinh ra lòng từ bi và trí tuệ và tất nhiên có thể giúp tiêu trừ mọi nghiệp chướng, nhờ đó có thể thông cảm với sức mạnh bản nguyện của chư Phật, Bồ Tát. Thế nào gọi là Vua của chú (chú vương) ? Theo ý nghĩa tổng trì thì bất cứ câu chú nào, nếu trì tụng thật chuyên, thành ra có sức mạnh, cũng đều là chú vương, trừ các câu tà chú, dùng để lợi mình hại người hoặc để báo thù, rửa hận ra thì bất cứ câu chú nào đều có thể trì tụng được cả. Vào thời kỳ đầu Phật Giáo mới truyền vào Trung Quốc, người ta không coi trọng trì chú. Nếu trì chú thì bị phê phán là tạp tu, mặc dù vào thời Ngụy Tấn cuốn "Kinh chú Khổng tước vương" đã được dịch ra còn cuốn "Đại bi chú" được dịch ra chữ Hán vào đời Đường Cao Tôn. Đó là những tài liệu sớm nhất về Mật Giáo được truyền đến Trung Quốc. Nhưng mãi tới đời Tống, với sự đề xướng của Đại Sư Tứ Minh Tri Lễ, thuộc Tông Thiên Thai thì việc trì chú mới phổ cập. Vào cuối đời nhà Đường "Chú Lăng Nghiêm" đã được truyền ở Trung Quốc. Đến sau đời Tống "Kinh Lăng Nghiêm" được phổ biến, xem trọng, mới được các chùa trì chú. Đến cuối đời nhà Minh, cuốn "Thiền môn Nhật tụng" đã gồm có nhiều câu chú rồi. Dưới các đời Đường, Tống, Phật Giáo truyền vào Nhật Bản không lưu hành các câu chú. Ngoài Mật tông ra, các câu chú không được xem trọng. Tịnh độ tông thì chuyên niệm Phật, Thiền Tông thì chuyên tham thiền, Tông Thiên Thai thì chuyên tu chỉ và quán. Vào thời kỳ Trung Quốc cận đại, người ta trì chú đồng thời kiêm tu các pháp môn khác, đó là điều mà các giới Phật giáo Nhật Bản rất lấy làm lạ. Đó là do ở Trung Quốc, có nhiều tỉ dụ của công việc trì tụng chú Đại Bi nên chúng tôi không phản đối pháp môn trì chú. Hiện nay trong các câu chú được sử dụng ở Trung Quốc, đại bộ phận là danh hiệu các thần linh, vì theo tư tưởng của Đại thừa thì sức mạnh của tất cả mọi thiện pháp và tác dụng của công đức đều phát xuất từ quyền hiện và hóa hiện của chư Phật, Bồ Tát. Các câu chú mà Phật giáo dùng đều có danh hiệu Phật và Bồ Tát, đều có lời quy y Tam Bảo ở trong đó, nhưng đều dịch âm từ chữ Phạn, chứ không phải dịch ra nghĩa chữ Hán. Tỉ dụ "Nam mô Phật đà, Nam mô Đạt ma, Nam mô Tăng già" là chữ Phạn về quy y Tam Bảo. Nếu tụng "Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát" thì lời lẽ ý tứ rõ ràng hơn. Người trì chú đúng đắn, tốt nhất là phát âm theo nguyên âm tiếng Phạn. Tụng tiếng Phạn, mọi âm tiết đều có tác dụng và ý nghĩa của nó. Như trong từ A di đà, cần phát âm A cho chuẩn. Thế nhưng trong tất cả các pháp môn, tâm là chủ, thanh là thứ yếu. Hàng nghìn năm lại đây, người Trung Quốc niệm "Nam mô A di đà Phật" không hề thấy xảy ra hậu quả hoặc tác dụng xấu nào cả. Hiện nay, chú Đại Bi được người Trung Quốc, người Tây Tạng, người Nhật, người Triều Tiên, người Việt Nam trì tụng với âm thanh khác nhau, nhưng đều đạt tới hiệu quả giống nhau. Còn việc trao truyền chú thuật là tập tục của Lạt ma Giáo Tây Tạng của những vị Lạt Ma cao cấp. Thầy trò truyền cho nhau pháp gọi là Du Già mật, hay là Vô thượng Du Già Mật, theo những nghi thức nhất định và tự tu hành nhất định.
Theo Phật Giáo Việt Nam Tin tài trợ
-
Chân dung Tân chủ tịch BIM Group
VNDirect: Dự phòng nợ xấu của ACV tăng 55% so đầu năm
Danh tính liên danh lại trúng gói thầu bồi dưỡng độc hại của BV Chợ Rẫy
-
Sau nhiều lùm xùm, Eximbank được tăng vốn lên trên 18.688 tỷ đồng
Thủy điện Thác Mơ sắp chia cổ tức đợt 1 năm 2024
Dùng hóa đơn bất hợp pháp, Fico bị phạt 539 triệu đồng
-
Bình Thuận: Gói thầu nâng cấp, kiên cố kênh 812 đã có chủ
Lộ diện nhà thầu trúng gói vắc xin dịch vụ 9,91 tỷ BV Đa khoa Lâm Đồng
Khởi tố, bắt tạm giam giám đốc ban và Cty Dũng Lợi vi phạm về đấu thầu
Theo dòng sự kiện
- Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật (08/03, 11:14)
- Niệm Phật bốn chữ hay sáu chữ? (11/03, 09:46)
- Chỉ làm công quả thì không thể có nhiều tiền (12/03, 14:37)
>> xem thêm
Bình luận về bài viết này
Chia sẻ Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Sử dụng lại thông tin email và họ tên từ lần bình luận gần nhất Gửi Nhập lại Họ tên (
*) Email (
*) Hoàn thành
BÀI ĐỌC NHIỀU
-
Khám phá ngôi miếu thiêng lớn nhất Việt Nam
-
Tùy duyên trong Phật giáo là thế nào?
-
9 điều nên nhớ khi làm người
-
Tứ Diệu Đế, bài học đầu tiên (1)
-
Giá trị vi diệu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm“
Tin tức Thiền mới nhất
- Người xưa dạy: 3 loại vấn đề nhất định không được giúp (20/10, 07:06)
- Thông điệp ý nghĩa từ Nghệ thuật cắm hoa Ikebana tại triển lãm "Mạch lạc" (13/09, 14:00)
- Trên đời có 3 thứ tuyệt đối không nên đùa giỡn (30/06, 13:52)
- “Đàn ông nhìn trời, đàn bà nhìn đất” có nghĩa là gì? (30/06, 13:44)
- Ở đời, chơi với 4 kiểu người này dễ gặp tai họa (22/06, 13:54)
- ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui! (04/06, 11:30)
- Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản (19/05, 06:00)
- 4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn (14/04, 13:52)
- Nghèo không tiếc 3 tiền, giàu không vào 3 cửa (10/04, 13:44)
- Trong kiếp nhân sinh, giữ được 3 điều này là may mắn nhất (03/04, 13:52)
Bình luận(0)
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Cuộc sống của bà Lê Hoàng Diệp Thảo hậu ly hôn nghìn tỷ
Ukraine chưa kịp ăn mừng, đã dính đòn “hồi mã thương” của Nga
“Kiểm kê” khối tài sản gần 400 tỷ của Lý Nhã Kỳ
Việt Nam phát hiện loài cây chưa từng xuất hiện trên thế giới
Phát hiện tấm vải ngàn tuổi, sửng sốt thấy 8 chữ tiên tri năm 2040
Người về quê nghỉ Tết bất ngờ khi được CSGT... chặn dừng
Nhan sắc vợ thứ hai kém 14 tuổi của nhạc sĩ Huy Tuấn
Danh tính cô gái cười tươi rói ngay sau khi rời tòa ly hôn
Phát hiện loài động vật mới chấn động nhất Việt Nam 2023
Salon tóc để nhân viên nữ mặc mát mẻ khiến khách phẫn nộ
Cô gái ngày xưa Đoàn Văn Hậu từng lỡ dở giờ ra sao?
Loài động vật “dai sức” nhất hành tinh, cần đến 8 giờ để giao phối
-
Cận cảnh biệt phủ 10.000 m2 của Thanh Bạch và “bà trùm” Thúy Nga
-
Dùng AI phục dựng đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, giật mình dung mạo
-
Vũ khí của Quân đội Nga gây chấn động chiến tuyến Ukraine
-
Góc ảnh đặc biệt gây kinh ngạc về cuộc sống ở Triều Tiên
-
4 tuổi giàu nhất từ Rằm tháng Giêng Giáp Thìn, đổi đời chóng mặt
-
Đi tập gym, cô gái Quảng Ninh tự tin diện đồ "bằng bàn tay"
-
Bất ngờ cuộc sống của người lao động ở Triều Tiên
-
Mất tích gần 30 năm trong vũ trụ, phi hành gia bất ngờ tái xuất?
-
Tuyệt chủng 11 triệu năm trước, thú quý hiếm bỗng “tái xuất” ở Việt Nam
-
Israel thua trận đầu ở Gaza, Hamas tiêu diệt tổng cộng 24 xe tăng
-
Loài cây kịch độc trong Sách Đỏ thế giới, ở Việt Nam mọc đầy
-
Hot girl Phú Thọ sở hữu nhan sắc vạn người mê