Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Là Sợi Dây Nối Liền Các Tầng Lớp Xã Hội ...
Có thể bạn quan tâm
Khuyến nghị
× Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng sau khi xem xong nội dung câu trả lời! OKKỷ niệm 90 năm ngày truyền thống mặt trận Tổ quốc Việt Nam
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
LÀ SỢI DÂY NỐI LIỀN CÁC TẦNG LỚP XÃ HỘI VỚI ĐẢNG,
LÀ CHỖ DỰA VỮNG CHẮC CỦA NHÀ NƯỚC
Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước; ngày 18-11-1930, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị về vấn đề thành lập Hội Phản đế Đồng minh - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành về nhận thức và chỉ đạo thực tiễn cách mạng của Đảng. Từ đó tới nay, tuy có những hình thức và tên gọi khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng nhưng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam luôn là nơi tập hợp các giai tầng xã hội vì mục tiêu lớn của dân tộc.
Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) theo yêu cầu thực tiễn của phong trào cách mạng nên có sự thay đổi tên gọi từ Hội Phản đế Đồng minh (1930-1935) là tổ chức tập hợp mọi lực lượng đồng lòng liên minh phản đối đế quốc chủ nghĩa và mưu dân tộc độc lập thành Hội Phản đế Liên minh (3/1935-10/1936) để mở rộng tổ chức Hội tới cấp toàn Đông Dương. Trước tình hình thế giới diễn biến mau lẹ, phức tạp trong các năm 1936-1939, Đảng đã xác định mục tiêu chủ yếu và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam lúc này là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình, đồng thời chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương (1936-1938) nhằm tập hợp các lực lượng toàn Đông Dương vào cuộc đấu tranh chống đế quốc. Nhằm phù hợp với tình hình cách mạng thực tế, tháng 3/1938 Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương được đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1938-1940) để tập hợp, đoàn kết rộng rãi các giai tầng xã hội như công nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ tư sản nhỏ, đồng thời còn bắt tay với các đảng phái nhằm chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, cơm áo, hòa bình. Tháng 9/1940, khi phát xít Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp thoả hiệp với phát xít Nhật, thẳng tay đàn áp phong trào dân chủ của nhân dân ta, Mặt trận Dân chủ Đông Dương được đổi tên thành Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế (1940-1941), nhằm tập hợp hết thảy những lực lượng phản đế, phản phong kiến ở Đông Dương để đánh đổ đế quốc Pháp-phát xít Nhật và bè lũ tay sai phản lại quyền lợi dân tộc. Tháng 5/1941 Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh (1941-1951) bao gồm các hội cứu quốc của các tầng lớp nhân dân, nhằm giải quyết nhiệm vụ sống còn của dân tộc lúc này là giải phóng dân tộc.
Trong thời kỳ bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng tháng Tám, tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1946-1975) vai trò của Việt Minh trong đời sống chính trị của đất nước ngày càng được đề cao. Trong thời gian này, để đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng Bác Hồ và Trung ương Đảng chủ trương vận động thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) nhằm đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước và đồng bào yêu nước vô đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc để làm cho nước Việt Nam độc lập – thống nhất – dân chủ – phú cường. Tháng 3/1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt được thống nhất thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (1951-1955). Qua 9 năm kháng chiến, Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam trở thành một trong những trụ cột của Nhà nước dân chủ nhân dân, là sức mạnh vô biên của cuộc kháng chiến, kiến quốc; là cơ sở quần chúng rộng rãi làm thành một áo giáp vững bền của Đảng để đánh thắng bọn xâm lược và tay sai. Tới tháng 9/1955, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất họp tại Hà Nội đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để thay thế cho Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam và thông qua Cương lĩnh nhằm đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình trong cả nước để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, vận động các tầng lớp nhân dân thi đua yêu nước, tham gia khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa thực sự là cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Tại miền Nam, tháng 12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập để đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân với mục tiêu đấu tranh nhằm đánh đổ chế độ độc tài tay sai của đế quốc Mỹ vì hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Trong khí thế của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968, tháng 4/1968, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam cũng được ra đời nhằm đoàn kết, tranh thủ thêm tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc tiến bộ ở thành thị nhưng chưa tham gia Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam làm hậu thuẫn cho chính quyền cách mạng, đẩy mạnh hoạt động trên cả ba mặt quân sự, chính trị và ngoại giao, tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 04/2/1977 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam quyết định hợp nhất 3 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp Nhân dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, phát huy nhiệt tình cách mạng và tinh thần làm chủ, động viên nhân dân hăng hái tham gia xây dựng và củng cố chính quyền, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, khắc phục thiên tai, phát triển kinh tế…
Trải qua 90 năm không ngừng đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn nhất, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, thực hiện dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền là sợi dây nối liền các tầng lớp xã hội với Đảng, là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước, là nhân tố cơ bản để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Phạm Quốc Hùng
Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòngBài viết khác
- Biên bản tổng hợp kết quả mời báo giá cung cấp tấm lót (18-12-2024)
- Biên bản tổng hợp kết quả mời báo giá Cung cấp mực in laser trắng đen sử dụng cho máy in Canon LBP 121DN (18-12-2024)
- Thông báo mời chào giá gói thầu Cung cấp dầu massage (18-12-2024)
- Biên bản tổng hợp kết quả mời báo giá Cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2024 của Bệnh viện Hùng Vương (16-12-2024)
- Biên bản tổng hợp kết quả mời báo giá cải tạo hệ thống cung cấp nước tại Căn tin Bệnh viện Hùng Vương (16-12-2024)
Từ khóa » đảng Chủ Trương Thành Lập Mặt Trận Nhân Dân Phản đế đông Dương để
-
Những Chặng đường Lịch Sử Vẻ Vang Của Mặt Trận Dân Tộc Thống ...
-
LỊCH SỬ MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT VIỆT NAM
-
Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sự Ra đời Của Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Phản đế Đông Dương
-
Thành Lập Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Phản đế Đông Dương
-
Tài Liệu Tuyên Truyền Kỷ Niệm 90 Năm Ngày Thành Lập Mặt Trận Dân ...
-
Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương | Nhân Vật - Sự Kiện
-
Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất Việt Nam Tiêu Biểu Của Khối đại đoàn ...
-
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ VẺ VANG VÀ ĐÓNG GÓP TO ...
-
Độc Lập Dân Tộc – Mục Tiêu Chiến đấu, Ngọn Cờ Tập Hợp Lực Lượng ...
-
[DOC] 18/11/2020) I. MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT VIỆT NAM RA ĐỜI
-
Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất: Biểu Tượng Của Khối đại đoàn Kết Toàn ...
-
Sự Hình Thành Phát Triển, Hoàn Thiện đường Lối Chiến Lược Cách ...
-
DẤU MỐC 90 NĂM THÀNH LẬP MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM