Mặt Trụ Tròn Xoay | Tăng Giáp
Có thể bạn quan tâm
Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức
Đăng nhập
Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > TOÁN HỌC > LỚP 12 > Chủ đề 5. HÌNH HỌC KHÔNG GIAN > Bài 7. Hình trụ - khối trụ > Mặt trụ tròn xoayThảo luận trong 'Bài 7. Hình trụ - khối trụ' bắt đầu bởi Doremon, 24/1/15.
Trang 1 của 5 trang 1 2 3 4 5 Tiếp >-
Doremon Moderator Thành viên BQT
Tham gia ngày: 29/9/14 Bài viết: 1,299 Đã được thích: 210 Điểm thành tích: 63 Giới tính: Nam1/ Mặt trụ tròn xoay Trong mp(P) cho hai đường thẳng Δ và ℓ song song nhau, cách nhau một khoảng r. Khi quay mp(P) quanh trục cố định Δ thì đường thẳng ℓ sinh ra một mặt tròn xoay được gọi là mặt trụ tròn xoay hay gọi tắt là mặt trụ. Đường thẳng Δ được gọi là trục. Đường thẳng ℓ được gọi là đường sinh. Khoảng cách r được gọi là bán kính của mặt trụ. 2/ Hình trụ tròn xoay Khi quay hình chữ nhật ABCD xung quanh đường thẳng chứa một cạnh, chẳng hạn cạnh AB thì đường gấp khúcABCD tạo thành một hình, hình đó được gọi là hình trụ tròn xoay hay gọi tắt là hình trụ. Đường thẳng AB được gọi là trục. Đoạn thẳng CD được gọi là đường sinh. Độ dài đoạn thẳng AB = CD = h được gọi là chiều cao của hình trụ. Hình tròn tâm A, bán kính r = AD và hình tròn tâm B, bán kính r = BCđược gọi là 2 đáy của hình trụ. Khối trụ tròn xoay, gọi tắt là khối trụ, là phần không gian giới hạn bởi hình trụ tròn xoay kể cả hình trụ. 3/ Công thức tính diện tích và thể tích của hình trụ Cho hình trụ có chiều cao là h và bán kính đáy bằng r, khi đó: Diện tích xung quanh của hình trụ: ${S_{xq}}$ = 2πrh Diện tích toàn phần của hình trụ: ${S_{tp}} = {S_{xq}} + {S_d} = 2\pi rh + 2\pi {r^2}$ Thể tích khối trụ: V = Bh = πr$^2$h 4/ Tính chất: Nếu cắt mặt trụ tròn xoay (có bán kính là r) bởi một mp(α) vuông góc với trục Δ thì ta được đường tròn có tâm trên Δ và có bán kính bằng r với r cũng chính là bán kính của mặt trụ đó. Nếu cắt mặt trụ tròn xoay (có bán kính là r) bởi một mp(α) không vuông góc với trục Δ nhưng cắt tất cả các đường sinh, ta được giao tuyến là một đường elíp có trụ nhỏ bằng 2r và trục lớn bằng $\frac{{2r}}{{\sin \varphi }}$, trong đó φ là góc giữa trục Δ và mp(α) với 0 < φ < 90$^0$. Cho mp(α) song song với trục Δ của mặt trụ tròn xoay và cách Δ một khoảng k. + Nếu k < r thì mp(α) cắt mặt trụ theo hai đường sinh → thiết diện là hình chữ nhật. + Nếu k = r thì mp(α) tiếp xúc với mặt trụ theo một đường sinh. + Nếu k > r thì mp(α) không cắt mặt trụ. 5/ Một số thí dụ Thí dụ 1. Một khối trụ có chiều cao bằng 20 cm và có bán kính đáy bằng 10 cm. Người ta kẻ hai bán kính đáy OA và O’B’ lần lượt nằm trên hai đáy, sao cho chúng hợp với nhau một góc bằng 30$^0$. Cắt mặt trụ bởi một mặt phẳng chứa đường thẳng AB’ và song song với trục của khối trụ đó. a/ Tính diện tích của thiết diện tạo bởi mặt phẳng cắt hình trụ trên. b/ Hãy tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình trụ và thể tích của khối trụ Giải a/ Tính diện tích của thiết diện. Từ một đáy của khối trụ, ta vẽ hai bán kính OA, OB sao cho $\widehat {AOB} = {30^0}$. Gọi A’, O’, B’ lần lượt là hình chiếu vuông góc của A, O, B trên mặt đáy còn lại. Ta có: OA và O’B’ tạo với nhau một góc 30$^0$. Thiết diện là hình chữ nhật ABB’A’ có: $\begin{array}{l}A{B^2} = O{A^2} + O{B^2} - 2.OA.OB.\cos {30^0} = 100\left( {2 - \sqrt 3 } \right)\\ \Rightarrow AB = 10\sqrt {2 - \sqrt 3 } \left( {cm} \right)\end{array}$ . Mặt khác, ta có: $AA' = BB' = OO' = 20\left( {cm} \right) \Rightarrow {S_{ABB'A'}} = AB.BB' = 10\sqrt {2 - \sqrt 3 } .20 = 200\sqrt {2 - \sqrt 3 } \left( {c{m^2}} \right)$. b/ Diện tích xung quanh của hình trụ. ${S_{xq}} = 2\pi rh = 2\pi .OA.OO' = 2\pi .10.20 = 400\pi \left( {c{m^2}} \right)$ Diện tích toàn phần hình trụ: ${S_{tp}} = {S_{xq}} + 2.{S_d} = 2\pi rh + 2\pi {r^2} = 400\pi + 2\pi {10^2} = 600\pi \left( {c{m^2}} \right)$. Thể tích khối trụ: $V = B.h = \pi {r^2}h = \pi {.10^2}.20 = 2000\pi \left( {c{m^3}} \right)$. Thí dụ 2. Một khối trụ có bán kính đáy bằng và có thiết diện qua trục là một hình vuông. a/ Tính diện tích xung quanh của khối trụ đó. b/ Tính thể tích của hình lăng trụ tứ giác đều nội tiếp trong hình trụ đã cho. c/ Gọi V là thể tích hình lăng trụ đều nội tiếp trong hình trụ và V’ là thể tích khối trụ. Hãy tính tỉ số V:V’. Giải a/ Tính diện tích xung quanh của khối trụ. Vì thiết diện qua trục hình trụ là một hình vuông nên ℓ = h = 2r. Do đó, diện tích xung quanh của khối trụ đó là: ${S_{xq}} = 2\pi rl = 4\pi {r^2}$. b/ Tính thể tích của hình lăng trụ Gọi ABCD.A’B’C’D’ là lăng trụ tứ giác đều nội tiếp trong hình trụ. Ta có, hình vuông ABCD nội tiếp trong đường tròn đáy. Do đó, AB = r√2 và thể tích khối lăng trụ là: $V = {S_{ABCD}}.AA' = {\left( {r\sqrt 2 } \right)^2}.2r = 4{r^3}\left( {dvtt} \right)$. c/ Tìm tỉ số: $\frac{V}{{V'}} = \frac{{4{r^3}}}{{Bh}} = \frac{{4{r^3}}}{{\pi {r^2}.2r}} = \frac{2}{\pi }$. Thí dụ 3. Cho một hình trụ tròn xoay và hình vuông ABCD cạnh a có hai đỉnh liên tiếp A, B nằm trên đường tròn đáy thứ nhất của hình trụ, hai đỉnh còn lại nằm trên đường tròn đáy thứ hai của hình trụ. Mặt phẳng (ABCD) tạo với đáy hình trụ góc 45$^0$. Tính diện tích xung quanh hình trụ và thể tích của khối trụ. Giải * Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của AB và CD. Khi đó: OM$\bot$ DC và O’N$\bot$DC. Giả sử I là giao điểm của MN và OO’. * Đặt R = OA, h = OO’. * Trong ΔIOM vuông cân tại I nên: $OM = OI = \frac{{\sqrt 2 }}{2}IM \Rightarrow \frac{h}{2} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}.\frac{a}{2} \Leftrightarrow h = \frac{{\sqrt 2 }}{2}a$ . * Ta có: $\begin{array}{l} {R^2} = O{A^2} + A{M^2} + M{O^2}\\ = {\left( {\frac{a}{2}} \right)^2} + {\left( {\frac{{a\sqrt 2 }}{4}} \right)^2} = \frac{{{a^2}}}{4} + \frac{{{a^2}}}{8} = \frac{{3{a^2}}}{8}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} V = \pi {R^2}h = \pi \frac{{3{a^2}}}{8}.\frac{{a\sqrt 2 }}{2} = \frac{{3\sqrt 2 {a^3}}}{{16}}\\ {S_{xq}} = 2\pi Rh = 2\pi \frac{{a\sqrt 3 }}{{2\sqrt 2 }}.\frac{{a\sqrt 2 }}{2} = \frac{{\pi {a^2}\sqrt 3 }}{2} \end{array} \right. \end{array}$ . Thí dụ 4. Trong số các khối trụ có diện tích toàn phần bằng , khối trụ nào có thể tích lớn nhất ? giải * Kí hiệu R là bán kính đáy,h là độ dài đường cao của khối trụ. * Ta có: S = 2πR$^2$ + 2πRh. Ta cần tìm R và h để V = πR$^2$h có giá trị lớn nhất. * Theo trên, ta có: $\begin{array}{l} S = 2\pi {R^2} + 2\pi Rh \leftrightarrow \frac{S}{{2\pi }} = {R^2} + \frac{V}{{\pi R}} = {R^2} + \frac{V}{{2\pi R}} + \frac{V}{{2\pi R}}{\rm{ }}\mathop \ge \limits^{cô si} {\rm{ }}3.\sqrt[3]{{\frac{{{V^2}}}{{4{\pi ^2}}}}}\\ \Rightarrow 27\frac{{{V^2}}}{{4{\pi ^2}}} \le {\left( {\frac{S}{{2\pi }}} \right)^3} \Leftrightarrow V \le \sqrt {\frac{{{S^3}}}{{54\pi }}} \end{array}$ . Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi ${R^2} = \frac{V}{{2\pi R}} = \frac{{\pi {R^2}h}}{{2\pi R}} = \frac{{Rh}}{2}\,$ hay h = 2R. Khi đó $S = 6\pi {R^2}{\rm{ }} \to {\rm{ }}R = \sqrt {\frac{S}{{6\pi }}} $. * Vậy khối trụ có thể tích lớn nhất là khối trụ có $R = \sqrt {\frac{S}{{6\pi }}} $ và $h = 2.\sqrt {\frac{S}{{6\pi }}} $. Thí dụ 5. Cho hình trụ tròn xoay có hai đáy là hai hình tròn (O,R) và (O’, R). Biết rằng tồn tại dây cung AB của đường tròn (O) sao cho ΔO’AB đều và mp(O’AB) hợp với mặt phẳng chứa đường tròn (O) một góc 60$^0$. Tính diện tích xung quanh và thể tích hình trụ. Giải * Ta có: OO’ $\bot$ (OAB). Gọi H là trung điểm của AB thì OH $\bot$ AB, O’H $\bot$ AB → $\widehat {OHO'} = {60^0}$ * Giả sử OH = x. Khi đó: 0 < x < R và $OO' = x\tan {60^0} = x\sqrt 3 $. * Xét ΔOAH, ta có: $A{H^2} = {R^2} - {x^2}$. * Vì ΔO’AB đều nên: $O'A = AB = 2AH = 2\sqrt {{R^2} - {x^2}} {\rm{ }}\left( 1 \right)$. * Mặt khác, ΔAOO’ vuông tại O nên: $AO{'^2} = OO{'^2} + {R^2} = 3{x^2} + {R^2}{\rm{ }}\left( 2 \right)$. * Từ $\begin{array}{l} \left( 1 \right),\left( 2 \right) \Rightarrow 4\left( {{R^2} - {x^2}} \right) = 3{x^2} + {R^2} \Rightarrow {x^2} = \frac{{3{R^2}}}{7}\\ \Rightarrow h = OO' = x\sqrt 3 = \frac{{3R\sqrt 7 }}{7} \end{array}$ . * Vậy, nếu kí hiệu S là diện tích xung quanh và V là thể tích của hình trụ thì, ta có: $\left\{ \begin{array}{l} S = 2\pi Rh = \frac{{6\pi {R^2}\sqrt 7 }}{7}\\ V = \pi {R^2}h = \frac{{3\pi {R^3}\sqrt 7 }}{7} \end{array} \right.$ 6/ Bài tập rèn luyện Bài 1. Trong không gian cho hình vuông ABCD cạnh a. Gọi I, H lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và CD. Khi quay hình vuông đó xung quanh trục IH, ta được một hình trụ tròn xoay. a/ Tính diện tích xung quanh của hình trụ đó. b/ Tính thể tích khối trụ tròn xoay được tạo nên bởi hình trụ nói trên. Bài 2. Một khối trụ có bán kính đáy bằng Rvà có thiết diện qua trục là một hình vuông. a/ Tính diện tích xung, diện tích toàn phần và thể tích của hình trụ. b/ Tính thể tích hình lăng trụ tứ giác đều nội tiếp hình trụ đã cho (hình lăng trụ này có đáy là hình vuông nội tiếp trong đường tròn đáy của hình trụ). Bài 3. Một hình trụ có bán kính đáy là 20cm, chiều cao là 30 cm. a/ Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình trụ. b/ Tính thể tích của khối trụ tương ứng. c/ Cho hai điểm A và B lần lượt nằm trên hai đường tròn đáy, sao cho góc giữa đường thẳng ABvà trục của hình trụ bằng 60$^0$. Tính khoảng cách giữa đường thẳng AB và trục của hình trụ. Bài 4 . Một khối trụ có bán kính đáy bằng 10 cm và chiều cao bằng $10\sqrt 3 \left( {cm} \right)$. Gọi A, B lần lượt là hai điểm trên hai đường tròn đáy, sao cho góc được tạo thành giữa 2 đường thẳng AB và trục của khối trụ bằng 30$^0$. a/ Tính diện tích của thiết diện qua AB và song song với trục của khối trụ. b/ Tính góc giữa hai bán kính đáy qua A và qua B. c/ Xác định và tính độ dài đoạn vuông góc chung của AB và trục của khối trụ. Bài 5. Một hình trụ có các đáy là hai hình tròn tâm O vàO’, có bán kính r và có đường cao h = r√2. Gọi A là một điểm trên đường tròn tâm O và B là một điểm trên đường tròn tâm O’ sao cho OA vuông góc với O’B. a/ Chứng minh rằng các mặt bên của tứ diện OABO’ là những tam giác vuông. Tính thể tích tứ diện này. b/ Gọi mp(α) đi qua AB và song song với OO’. Tính khoảng cách giữa trục OO’ và mp(α). c/ Chứng minh rằng mp(α) tiếp xúc với mặt trụ trục OO’ có bán kính bằng $\frac{{r\sqrt 2 }}{2}$ dọc theo 1 đường sinh. Bài 6. Một hình trụ có bán kính đáy bằng 30 cm và có chiều cao h = 30cm. a/ Tính diện tích toàn phần của hình trụ và thể tích của khối trụ được tạo nên. b/ Một đoạn thẳng có chiều dài 60 cm và có hai đầu mút nằm trên hai đường tròn đáy. Tính khoảng cách từ đoạn thẳng đó đến trục hình trụ. Bài 7. Hình chóp tam giác đều S.ABCD có SA = SB = SC = a và góc giữa mặt bên và mặt phẳng đáy bằng β. a/ Tính diện tích xung quanh của hình trụ có đường tròn đáy là đường tròn nội tiếp tam giác đáy của hình chóp và có chiều cao bằng chiều cao của hình chóp. b/ Các mặt bên SAB, SBC, SCD cắt hình trụ theo những giao tuyến như thế nào? Bài 8. Một hình trụ có thiết diện qua trụ là một hình vuông, diện tích xung quanh bằng 4π. a/ Tính diện tích xung quanh của hình trụ và thể tích của khối trụ tạo nên. b/ Một mp(α) song song với trục của hình trụ và cắt hình trụ đó theo thiết diện ABA$_1$B$_1$. Biết một cạnh của thiết diện là một dây cung của một đường tròn đáy và căng một cung 120$^0$. Tính diện tích của thiết diện này. Bài 9. Cho hình lăng trụ lục giác đều ABCDEF. A’B’C’D’E’F’ có cạnh đáy bằng a, chiều cao h. a/ Tính diện tích xung quanh và thể thể tích hình trụ ngoại tiếp hình lăng trụ. b/ Tính diện tích toàn phần và thể tích hình trụ nội tiếp hình lăng trụ. Bài 10. Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A’B’C’D’ có đáy ABCD là hình thang cân với đáy nhỏ AB = a, đáy lớn CD = 4a, cạnh bên bằng 2,5a và chiều cao hình lăng trụ là h. a/ Chứng minh rằng có một hình trụ nội tiếp được trong hình lăng trụ đã cho. b/ Tính diện tích xung quanh hình trụ và thể tích khối trụ đó. Bài 11. Cho hình trụ có các đáy là hai hình tròn tâm O và O’, bán kính đáy bằng chiều cao và bằng a.Trên đường tròn đáy tâm O lấy điểm A, trên đường tròn đáy tâm O’ lấy điểm B sao cho AB = 2a.Tính thể khối tứ diện OO’AB. Bài 12. Bên trong hình trụ tròn xoay có một hình vuông ABCD cạnh a nội tiếp mà 2 đỉnh liên tiếp A, B nằm trên đường tròn đáy thứ 1 của hình trụ, 2 đỉnh còn lại nằm trên đường tròn đáy thứ 2 của hình trụ. Mặt phẳng hình vuông tạo với đáy hình trụ một góc 45$^0$.Tính diện tích và thể tích của hình trụ đó.
Bài viết mới nhất
- Mặt trụ tròn xoay24/01/2015
-
nampk1102 Mới đăng kí
Tham gia ngày: 7/12/16 Bài viết: 2 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: NamBài 9 tro di lam the nao ga ae
nampk1102, 7/12/16 #2 -
nampk1102 Mới đăng kí
Tham gia ngày: 7/12/16 Bài viết: 2 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: Namnampk1102 nói: ↑
nampk1102, 7/12/16 #3Bài 9 tro di lam the nao ga aeClick to expand...
-
vachnganhoavan1 Guest
Cho hình chữ nhật ABCD cạnh AB=4, AD=2. Gọi M, N là trung điểm của các cạnh AB, CD. Cho hình chữ nhật quay quanh MN ta được khối trụ có thể tích bằng: A. \(V = 4\pi\) B. \(V = 8\pi\) C. \(V = 16\pi\) D. \(V = \pi\)
vachnganhoavan1, 10/12/17 #4-
Khối trụ thu được có bán kính đáy R = AM = 2 Đường cao h = AD = 2 Vậy thể tích khối trụ là: \(V = \pi {R^2}h = 8\pi\)
Minh Toán, 28/11/17 #link
-
-
vachnganhoavan1 Guest
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 2AD = 2. Quay hình chữ nhật ABCD lần lượt quanh AD và AB ta được 2 khối trụ có thể tích V1, V2. Hệ thức nào sau đây đúng? A. V1 = V2 B. 2V1 = V2 C. V1 = 2V2 D. 2V1 = 3V2
vachnganhoavan1, 10/12/17 #5-
Quay hình chữ nhật quanh AD ta được khối trụ có bán kính \({R_1} = AB = 2AD\), đường cao h1 = AD. Vậy \({V_1} = \pi 4.A{D^2}.AD = 4\pi A{D^3}\) Quay hình chữ nhật quanh AB ta được khối trụ có bán kính \({R_2} = AD\), đường cao h2 = AB = 2AD. Vậy \({V_2} = \pi .A{D^2}.2AD = 2\pi .A{D^3}\) Suy ra: \({V_1} = 2{V_2}\)
Minh Toán, 28/11/17 #link
-
-
vachnganhoavan1 Guest
Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Gọi O,O’ lần lượt là tâm các hình vuông ABCD, A’B’C’D’. Gọi O, O' là thể tích khối trụ có các đáy ngoại tiếp các hình vuông ABCD, A’B’C’D’, V2 là thể tích khối nón có đỉnh O’ đáy là đường tròn ngoại tiếp hình vuông ABCD. Kết quả nào sau đúng: A. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 4\) B. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 3\) C. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 2\) D. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{3}{2}\)
vachnganhoavan1, 10/12/17 #6-
Gọi a là độ dài cạnh hình lập phương. Khối trụ có các đáy ngoại tiếp các hình vuông ABCD, A’B’C’D’ có: Bán kính \({R_1} = OA = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\) , đường cao h1 = a. Vậy thể tích khối trụ là: \({V_1} = \frac{1}{2}\pi {a^3}\) Khối nón có đỉnh O’ đáy là đường tròn ngoại tiếp hình vuông ABCD có: Bán kính đáy \({R_1} = OA = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\), đường cao h2 = a. Vậy thể tích khối nón là: \({V_2} = \frac{1}{6}\pi {a^3}\) Suy ra: \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 3\)
Minh Toán, 28/11/17 #link
-
-
vachnganhoavan1 Guest
Cho ABB’A’ là thiết diện song song với trục OO’ của hình trụ (A,B nằm trên đường tròn (O)). Biết AB = 4, AA’ = 3 và thể tích khối trụ là \(24\pi\). Khi đó khoảng cách từ O đến mặt phẳng (ABB’A’) bằng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
vachnganhoavan1, 10/12/17 #7-
Thể tích khối trụ là \(24\pi\), đường cao h = AA’ =3 Do đó bán kính mặt đáy là \(R = 2\sqrt 2\) Ta có \(OA = OB = 2\sqrt 2\) Khoảng cách từ O đến mặt phẳng (ABB’A’) chính là khoảng cách từ O đến AB hay là độ dài đường cao kẻ từ O của tam giác OAB cân tại O. Vậy \(d(0,\left( {ABB'A'} \right)) = \sqrt {{{\left( {2\sqrt 2 } \right)}^2} - {2^2}} = 2\)
Minh Toán, 28/11/17 #link
-
-
cô Hiền Mới đăng kí
Tham gia ngày: 18/11/17 Bài viết: 6 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: NữCho hình trụ có O, O’ là tâm các đáy. Xét hình nón có đỉnh O’, đáy là đường tròn (O). Biết đường sinh của hình nón hợp với đáy một góc \(\alpha\); tỷ số diện tích xung quanh của hình trụ và hình nón bằng \(\sqrt{3}\). Khi đó góc \(\alpha\) bằng: A. 600 B. 450 C. 300 D. 900
cô Hiền, 10/12/17 #8-
O’B = l là đường sinh của hình nón. O’O = h là đường cao của hình nón. OB = R là bán kính đáy của hình nón và hình trụ. Đường sinh của hình nón hợp với đáy một góc \(\alpha\) suy ra \(\widehat {OBC} = \alpha\) Nên: \(l = \frac{h}{{\sin \alpha }}\) Diện tích xung quanh hình nón: \({S_1} = \pi Rl = \pi R.\frac{h}{{\sin \alpha }}\) Diện tích xung quanh hình trụ là: \({S_2} = 2\pi Rh\) \(\frac{{{S_2}}}{{{S_1}}} = \sqrt 3 \Rightarrow \sin \alpha = \frac{{\sqrt 3 }}{2} \Rightarrow \alpha = {60^0}\)
Minh Toán, 28/11/17 #link
-
-
cobong23 Mới đăng kí
Tham gia ngày: 10/9/17 Bài viết: 9 Đã được thích: 1 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NữCho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng a. Gọi S là diện tích xung quanh của hình trụ có hai đường tròn đáy ngoại tiếp hình vuông ABCD và A’B’C’D’. Diện tích S là: A. \(\pi {a^2}\) B. \(\pi {a^2}\sqrt 2\) C. \(\pi {a^2}\sqrt 3\) D. \(\frac{{\pi {a^2}\sqrt 2 }}{2}\)
cobong23, 10/12/17 #9-
Bán kính đáy của hình trụ là \(R=OA= \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\) Đường cao h = a. Vậy diện tích xung quanh hình trụ là: \(S = 2\pi Rl = \pi {a^2}\sqrt 2\)
Minh Toán, 28/11/17 #link
-
-
chacavungtau2017 Mới đăng kí
Tham gia ngày: 6/9/17 Bài viết: 29 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NamCho hình lăng trụ đều ABC.A’B’C’ có cạnh đáy là a, cạnh bên 2a. Gọi V1, V2 lần lượt là thể tích các khối trụ có các đáy ngoại tiếp và nội tiếp các đáy của lăng trụ. Kết quả nào sau đúng: A. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 4\) B. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 3\) C. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 2\) D. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{3}{2}\)
chacavungtau2017, 18/12/17 #10-
Khối trụ có các đáy ngoại tiếp các đáy lăng trụ có: + Đường cao h = 2a. + Bán kính đáy \({R_1} = OA = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\) + Vậy thể tích khối trụ là: \({V_1} = \pi {R_1}^2.h = \frac{2}{3}\pi {a^3}\) Khối trụ có các đáy nội tiếp các đáy lăng trụ là: + Đường cao h = 2a. + Bán kính đáy \({R_2} = OD = \frac{{a\sqrt 3 }}{6}\) + Vậy thể tích khối trụ là: \({V_2} = \pi {R_2}.h = \frac{1}{6}\pi {a^3}\) Suy ra: \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 4\)
Minh Toán, 4/12/17 #link
-
-
chan chan Mới đăng kí
Tham gia ngày: 6/10/17 Bài viết: 25 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NữMột hình trụ có 2 đáy là hình tròn nội tiếp một hình vuông cạnh a. Tính thể tích của khối trụ đó, biết chiều cao của khối trụ là a? A. \(\frac{1}{2}{a^3}\pi\) B. \(\frac{1}{4}{a^3}\pi\) C. \(\frac{1}{3}{a^3}\pi\) D. \({a^3}\pi\)
chan chan, 18/12/17 #11-
Ta có hình vẽ sau Ta thấy hình tròn nội tiếp hình vuông cạnh a có đường kính có độ dài a. Khi đó thể tích của khối trụ là \(V = B.h = a.\pi .{R^2} = a.\pi .{\left( {\frac{a}{2}} \right)^2} = \frac{1}{4}{a^3}\pi\) Đáp án B.
Minh Toán, 4/12/17 #link
-
-
Changkhongtu_02 Mới đăng kí
Tham gia ngày: 15/7/17 Bài viết: 22 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NamCho hình chữ nhật ABCD như hình vẽ. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Tính thể tích khối trụ thu được khi quay hình chữ nhật ABCD quanh trục MN. Biết AB=a; BC=b A. \(V = \frac{{{a^2}b}}{4}\pi\) (đvtt) B. \(V = {a^2}b\pi\)(đvtt) C. \(V = \frac{{{a^2}b}}{{12}}\pi\)(đvtt) D. \(V = \frac{{{a^2}b}}{3}\pi\)(đvtt)
Changkhongtu_02, 18/12/17 #12-
Khi quay quanh trục MN thì khối được tạo thành sẽ là khối trụ với đáy là hình tròn có đường kính là AB. Khi đó, bán kính đáy khối là \(r = \frac{{AB}}{2} = \frac{a}{2}\). Thể tích của hình trụ là \(V = B.h = \pi {r^2}.b = \frac{{{a^2}b}}{4}\pi\) đvtt
Minh Toán, 4/12/17 #link
-
-
chaoaenhe Mới đăng kí
Tham gia ngày: 13/7/17 Bài viết: 18 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NamMột hình trụ có bán kính đáy là 2 cm và có thiết diện qua trục là một hình vuông. Tính thể tích của khối trụ. A. \(4\pi {\rm{ }}c{m^3}\) B. \(8\pi {\rm{ }}c{m^3}\) C. \(16\pi {\rm{ }}c{m^3}\) D. \( \pi {\rm{ }}c{m^3}\)
chaoaenhe, 18/12/17 #13-
Nhận xét, thiết diện qua trục của hình trụ là hình vuông sẽ được biểu thị dưới hình vẽ sau: Từ đây ta có thể nhận thấy đường kính của hình tròn đáy = chiều cao của hình trụ = cạnh của hình vuông thiết diện. Do đó có thể suy ra \(\left\{ \begin{array}{l} r = 2cm\\ h = 2.2 = 4cm \end{array} \right.\) Khi đó \(V = B.h = 4.\pi {.2^2} = 16\pi \,c{m^3}\)
Minh Toán, 4/12/17 #link
-
-
CHAT Mới đăng kí
Tham gia ngày: 12/9/17 Bài viết: 18 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: NamTính thể tích V của khối hình thu được sau khi quay nửa đường tròn tâm O đường kính AB quanh trục AB, biết OA=4? A. \(V = 256\pi\)(đvtt) B. \(V = \pi\)(đvtt) C. \(V = \frac{{256}}{3}\pi\)(đvtt) D. \(V = \frac{{ }}{3}\pi\)(đvtt)
CHAT, 18/12/17 #14-
Khi quay nửa đường tròn quanh trục AB ta được khối cầu tâm O, bán kính \(\frac{{AB}}{2} = 2\). Khi đó \({V_{cau}} = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}.\pi {.2^3} = \frac{{ }}{3}\pi\) (đvtt).
Minh Toán, 4/12/17 #link
-
-
chatvanchat99 Mới đăng kí
Tham gia ngày: 8/9/17 Bài viết: 16 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: NữCho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có tất cả các cạnh đều bằng a. Tính diện tích xung quanh S của hình trụ tròn xoay ngoại tiếp lăng trụ. A. \(S = \frac{{2\pi {a^2}\sqrt 3 }}{3}\) B. \(S = \frac{{2\pi {a^2}\sqrt 3 }}{4}\) C. \(S = \frac{{2\pi {a^2}\sqrt 3 }}{6}\) D. \(S = \frac{{2\pi {a^2}\sqrt 3 }}{{12}}\)
chatvanchat99, 18/12/17 #15-
Diện tích xung quanh mặt trụ được tính theo công thức \({S_{xq}} = 2\pi .R.l\) R là bán kính đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC\) \(\Rightarrow R = \frac{2}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\); \(l =AA'=a\) Vậy diện tích cần tìm là \({S_{xq}} = 2\pi .\frac{{a\sqrt 3 }}{3}.a = 2\pi \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{3}\) (đvdt).
Minh Toán, 4/12/17 #link
-
-
Võ Diệu Linh Mới đăng kí
Tham gia ngày: 9/6/17 Bài viết: 10 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NữMột hình trụ có trục \(OO' = 2\sqrt 7\), ABCD là hình vuông có cạnh bằng 8 có đỉnh nằm trên hai đường tròn đáy sao cho tâm của hình vuông trùng với trung điểm của OO'. Tính thể tích V của hình trụ. A. \(V = 50\pi \sqrt 7\) B. \(V = 25\pi \sqrt 7\) C. \(V = 16\pi \sqrt 7\) D. \(V = 25\pi \sqrt {14}\)
Võ Diệu Linh, 19/12/17 #16-
Từ giả thiết \(h = OO' = 2\sqrt 7\). Suy ra: \(OI = \sqrt 7 ,IH = 4 \Rightarrow OH = 3\). \(HB = 4 \Rightarrow r = OB = 5\). \(\Rightarrow V = \pi {r^2}h = \pi {.5^2}.2\sqrt 7 = 50\sqrt 7 \pi\).
Minh Toán, 4/12/17 #link
-
-
Võ hiếu trung Mới đăng kí
Tham gia ngày: 8/6/17 Bài viết: 15 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NamMột công ty muốn thiết kế bao bì để đựng sữa với thể tích 1dm3. Bao bì được thiết kế bởi một trong hai mô hình sau: dạng hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông hoặc dạng hình trụ và được sản xuất cùng một nguyên vật liệu. Hỏi thiết kế theo mô hình nào sẽ tiết kiệm được nguyên vật liệu nhất? Và thiết kế mô hình đó theo kích thước như thế nào? A. Hình trụ và chiều cao bằng bán kính đáy B. Hình trụ và chiều cao bằng đường kính đáy C. Hình hộp chữ nhật và cạnh bên gấp hai lần cạnh đáy D. Hình hộp chữ nhật và cạnh bên bằng cạnh đáy
Võ hiếu trung, 19/12/17 #17-
Xét mô hình hình hộp chữ nhật, đáy là hình vuông cạnh a, chiều cao h. Ta có: \({V_1} = {a^2}h = 1\) và diện tích xung quanh: \({S_1} = 2{a^2} + 4ah = 2{a^2} + 2ah + 2ah \ge 3.\sqrt[3]{{2{a^2}.2ah.2ah}} = 6\) Dấu “=” xảy ra khi a=h. Xét mô hình hình trụ có bán kính đáy là và chiều cao là . Ta có \({V_2} = \pi {r^2}h = 1\) và diện tích xung quanh \({S_2} = 2\pi {r^2} + \pi rh + \pi rh \ge 3\sqrt[3]{{2{\pi ^3}{r^4}{h^2}}} = 3\sqrt[3]{{2\pi }} < 6\). . Dấu “=” xảy ra khi h=2r. Vậy ta sẽ thiết kế bao bì hình trụ có chiều cao bằng đường kính đáy.
Minh Toán, 4/12/17 #link
-
-
Vo hong dat Mới đăng kí
Tham gia ngày: 15/9/17 Bài viết: 14 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NữCắt một khối trụ bởi một mặt phẳng qua trục của nó, ta được thiết diện là một hình vuông có cạnh bằng 3a. Tính diện tích toàn phần của khối trụ. A. \({S_{tp}} = {a^2}\pi \sqrt 3\) B. \({S_{tp}} = \frac{{13{a^2}\pi }}{6}\) C. \({S_{tp}} = \frac{{27\pi {a^2}}}{2}\) D. \({S_{tp}} = \frac{{{a^2}\pi \sqrt 3 }}{2}\)
Vo hong dat, 19/12/17 #18-
Ta có thiết diện tạo bởi mặt phẳng đi qua trục của hình trụ và hình trụ là một hình vuông có cạnh là 3a nên ta có thể suy ra \(h= 3a\); \(r = \frac{{3a}}{2}\). Vậy diện tích toàn phần hình trụ là: \({S_{tp}} = \frac{{27\pi {a^2}}}{2}\)
Minh Toán, 4/12/17 #link
-
-
Võ Ngọc Mãnh Mới đăng kí
Tham gia ngày: 1/11/17 Bài viết: 13 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NamCho hình trụ có bán kính đáy 3 cm, đường cao 4cm. Tính diện tích xung quanh S của hình trụ này. A. \(S=20\pi \left( {c{m^2}} \right)\) B. \(S=24\pi \left( {c{m^2}} \right)\) C. \(S=26\pi \left( {c{m^2}} \right)\) D. \(S=22\pi \left( {c{m^2}} \right)\)
Võ Ngọc Mãnh, 19/12/17 #19-
Diện tích xung quanh hình trụ cần tính là \({S_{xq}} = 2\pi .3.4 = 24\pi \left( {c{m^2}} \right)\).
Minh Toán, 4/12/17 #link
-
-
võ thị mai anh Mới đăng kí
Tham gia ngày: 27/10/17 Bài viết: 14 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 0 Giới tính: NữMột khối trụ có thể tích là 20 (đvtt). Tính thể tích V của khối trụ nếu tăng bán kính đáy lên 2 lần và giữ nguyên chiều cao. A. V=80 (đvtt) B. V=40 (đvtt) C. V=60 (đvtt) D. V=400 (đvtt)
võ thị mai anh, 19/12/17 #20-
Công thức tính thể tích hình trụ là \({V_{tru}} = B.h = \pi {r^2}h\). Khi bán kính đáy tăng lên 2 lần thì \({V_{tru\,moi}} = B'.h = \pi {\left( {2r} \right)^2}h = 4{V_{tru}}\) Nên \({V_{tru\,moi}} = 80\)
Minh Toán, 4/12/17 #link
-
Chia sẻ trang này
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Mật khẩu: Bạn đã quên mật khẩu? Duy trì đăng nhập Đăng nhậpThống kê diễn đàn
Đề tài thảo luận: 6,071 Bài viết: 12,735 Thành viên: 18,036 Thành viên mới nhất: duychien.saigonappChủ đề mới nhất
- [8+] Phân tích bài thơ Đất nước... Tăng Giáp posted 6/8/20
- Hướng dẫn viết dàn ý bài thơ... Tăng Giáp posted 6/8/20
- [8+] Phân tích bài kí Ai đã đặt... Tăng Giáp posted 6/8/20
- [8+] Phân tích truyện Vợ chồng... Tăng Giáp posted 6/8/20
- [8+] Phân tích bài thơ tây tiến... Tăng Giáp posted 6/8/20
Từ khóa » Công Thức Mặt Trụ Tròn Xoay
-
Công Thức Tính Thể Tích Khối Trụ Tròn Xoay Và Bài Tập
-
Khái Niệm Về Mặt Tròn Xoay, Công Thức Và Bài Tập Vận Dụng
-
Công Thức Tính Thể Tích Hình Trụ Tròn Xoay Cùng Ví Dụ Minh Họa ...
-
Hướng Dẫn Giải Toán Hình Học 12 Chủ Đề Khối Tròn Xoay Hay ...
-
Mặt Trụ Tròn Xoay Là Gì? Lý Thuyết Và Tính Chất - Tự Học 365
-
Hình Trụ Và Khối Trụ Tròn Xoay Là Gì? Lý Thuyết Hình Trụ - Tự Học 365
-
Tổng Hợp Các Công Thức Hình Học Không Gian Về Mặt Cầu, Khối Cầu ...
-
Công Thức Tính Thể Tích Của Khối Trụ Tròn Xoay Chi Tiết - TopLoigiai
-
Công Thức Tính Thể Tích Khối Trụ Và Ví Dụ Minh Họa
-
Khái Niệm Về Mặt Tròn Xoay - Các Kiến Thức Cần Nhớ
-
Lý Thuyết Mặt Tròn Xoay - Mặt Nón Và Mặt Trụ Chi Tiết Nhất - HocThatGioi
-
Mặt Nón - Mặt Trụ - Mặt Cầu
-
Diện Tích Xung Quanh Hình Trụ, Diện Tích Toàn Phần Hình Trụ