Mẫu Biên Bản Kỷ Luật Nhân Viên 2022 Và Quy Trình Xử Lý Kỷ Luật

1. Có bắt buộc phải lập Biên bản xử lý kỷ luật nhân viên không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động phải lập Biên bản vi phạm.

Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, trong đó theo khoản 3 Điều 70 Nghị định 145/2020, nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp.

Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật thông thường gồm 03 phần:

- Thành phần tham dự: Gồm những ai? Giữ chức vụ gì? Thuộc phòng, ban nào?

- Nội dung, gồm:

+ Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc;

+ Diễn biến sự việc;

+ Bằng chứng, tang vật;

+ Thiệt hại của công ty;

+ Ý kiến người bị lập biên bản;

+ Hình thức xử phạt…

- Thời gian kết thúc cuộc họp.

- Chữ ký của các bên.

bien ban ky luat nhan vien
Mẫu Biên bản kỷ luật nhân viên 2023 và quy trình xử lý kỷ luật (Ảnh minh họa)

2. Mẫu Biên bản xử lý kỷ luật nhân viên phổ biến nhất

Tải vềSửa/In biểu mẫu

CÔNG TY .................

Số: ...../...../BB-.....

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------******-------

........., ngày ..... tháng ..... năm ......

BIÊN BẢN XỬ LÝ VI PHẠM KỶ LUẬT

Biên bản xem xét xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với:

Ông/Bà: ....................... Mã số nhân viên: ......................

Chức vụ/Chức danh: .............. Phòng ban/Bộ phận: ................

Vào lúc: ..... giờ ..... phút, ngày ..... tháng ..... năm .....

Tại: Phòng họp Công ty ......................................................

I. THÀNH PHẦN THAM DỰ:

- Đại diện Ban lãnh đạo:

Ông/Bà: ................................ Chức vụ: ................................

- Đại diện nhân sự công ty:

Ông/Bà: .................................................................................

Chức vụ: ........................................ Phòng ban: .....................

- Người bị lập biên bản:

Ông/Bà: ....................................................................................

Chức vụ: .............................. Phòng ban: .................................

- Người làm chứng:

Ông/Bà: ...................................................................................

Chức vụ: ............................... Phòng ban: .................................

II. NỘI DUNG:

- Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc vi phạm: ..........................

.......................................................................................

- Diễn biến sự việc: .................................................................

...................................................................................................

................................................................................................

- Bằng chứng, tang vật: ............................................................

- Thiệt hại của công ty: ............................................................

...................................................................................................

- Ý kiến của người bị lập biên bản: .............................................

......................................................................................................

- Hình thức xử phạt của Ban lãnh đạo: ..................................

........................................................................................

- Ý kiến của người làm chứng và đại diện nhân sự công ty: ..................

...........................................................................................

............................................................................................

Cuộc họp kết thúc vào hồi: ..... giờ ..... phút, ngày ..... tháng ..... năm .....

Đại diện Ban lãnh đạo

(Ký tên, ghi họ tên và đóng dấu)

Người bị lập biên bản

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Đại diện nhân sự công ty

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Người làm chứng

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn lập Biên bản xử lý kỷ luật nhân viên

Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật được lập ngay trong cuộc họp xử lý kỷ luật, do đó, khi ghi chép lại nội dung cuộc họp phải đảm bảo tính khách quan, chính xác.

- Về hình thức, cần trình bày rõ ràng, sạch sẽ, hạn chế tẩy xóa và đầy đủ nội dung, thành phần biên bản.

- Về nội dung:

+ Ở phần thành phần tham dự: Cần ghi đầy đủ, chính xác họ tên, chức vụ, vị trí làm việc của người tham dự cuộc họp.

+ Phần nội dung biên bản: Đây là phần chính của biên bản, trong đó cần trình bày rõ thông tin sự việc vi phạm (thời gian, địa điểm, hành vi vi phạm, hậu quả gây ra…) một cách khách quan. Lưu ý, không nên trình bày lan man, chỉ nên tập trung vào các nội dung chính, có liên quan đến hành vi vi phạm của nhân viên.

Ngoài ra, cần ghi rõ hình thức kỷ luật áp dụng với người có hành vi vi phạm (khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức, sa thải).

Biên bản kỷ luật nhân viên phải có đầy đủ chữ ký của những người tham dự, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

4. Quy trình xử lý kỷ luật lao động mới nhất

Việc xử lý người lao động vi phạm kỷ luật lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Nghị định 145/2020 như sau:

Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm

Việc xác nhận hành vi vi phạm có thể được thực hiện ở một trong hai giai đoạn:

- Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động ngay tại thời điểm xảy ra.

- Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi đã xảy ra.

Bước 2: Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động

- Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động sẽ do người sử dụng lao động thực hiện.

- Trước khi họp xử lý kỷ luật, thông báo trước ít nhất 05 ngày về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý, hành vi vi phạm cho các đối tượng sau:

+ Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động vi phạm là thành viên;

+ Người lao động vi phạm kỷ luật lao động;

+ Người đại điện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.

Bước 3: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật

Việc ban hành quyết định xử lý kỷ luật được thực hiện trong thời hiệu tại Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2019, theo đó người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động, là một trong ai người sau:

- Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

- Người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

Bước 4: Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật

Cũng trong thời hiệu quy định, quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi đến người lao động, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Trên đây là mẫu biên bản kỷ luật nhân viên. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Các hình thức xử lý kỷ luật lao động mới nhất

Từ khóa » Thư Mời Xử Lý Kỷ Luật