Rút Ngắn Thời Gian Xử Lý Kỷ Luật Lao động

Rút ngắn thời gian xử lý kỷ luật lao động là một trong những nội dung quan trọng của Nghị Định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động.

Theo đó, việc xử lý kỷ luật lao động vẫn phải được tiến hành thông qua cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên, trình tự tổ chức theo quy định mới sẽ nhanh chóng hơn nhiều. Cụ thể:

Thứ nhất, về việc lập biên bản vi phạm. Đây là điểm mới của Nghị định 148/2018/NĐ-CP thể hiện tính chặt chẽ trong quy trình xử lý kỷ luật, đảm bảo tính minh bạch và là bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm. Cụ thể khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm, thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người dưới 18 tuổi để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Rút ngắn thời gian xử lý kỷ luật lao động

Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)

Thứ hai, thời gian thông báo mời họp xử lý kỷ luật lao động. Theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động phải gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho người tham dự ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp. Điều này khiến việc xử lý kỷ luật lao động kéo dài, gây khó khăn cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy, Nghị định 148/2018/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.

Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do. Trường hợp một trong các thành phần tham dự không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động thay vì người sử dụng lao động phải thông báo 03 lần bằng văn bản tới người tham dự như hiện nay.

Như vậy, theo trình tự mà Nghị định 148/2018/NĐ-CP quy định, việc xử lý kỷ luật lao động hoàn toàn có thể được tiến hành trong vòng 05 ngày làm việc.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2018.

Tổng đài tư vấn miễn phí

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Phạm Vân.

Các trường hợp người lao động được đi làm trễ, về sớm mà vẫn hưởng 100% lương Thông thường, khi người lao động đi làm trễ hay về sớm sẽ bị trừ lương. Tuy nhiên có một số trường...
Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - Luật Hồng Thái Nguồn lực con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ...
Bị sa thải có được trả lương không? Sa thải là hình thức kỉ luật lao động dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người...

Từ khóa » Thư Mời Xử Lý Kỷ Luật