Xử Lý Kỷ Luật Lao động (Phần I)

Skip to content
Tìm kiếm cho: Ánh sáng luậtKiến thức pháp luậtLao độngXử lý kỷ luật lao động (Phần I) Xử lý kỷ luật lao động

Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động

1. Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động a. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau: – Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động; – Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên; – Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật; – Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản. b. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. c. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất. d. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: – Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; – Đang bị tạm giữ, tạm giam; – Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc hoặc người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; – Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. đ. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

2. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động a. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động. b. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. c. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

3. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động a. Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động. b. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau: – Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên và người lao động, luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động; trường hợp người lao động chưa đủ 15 tuổi thì phải mời người đại diện theo pháp luật tham gia, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp; – Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp  phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp; – Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động. c. Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản. d. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự .

Tìm kiếm cho:

Bài mới nhất

  • VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ÁNH SÁNG LUẬT ĐƯỢC VINH DANH LÀ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN 2021 – 2023
  • Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sựVIỆT KIỀU (NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI) SỞ HỮU NHÀ, ĐẤT TẠI VIỆT NAM TỪ NGÀY 01/8/2024
  • Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự11 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI MUA NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI TỪ NGÀY 01/8/2024
  • Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhânBảo vệ dữ liệu cá nhân
  • Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sựBàn về cụm từ “công chứng vi bằng”

Câu chuyện pháp luật

  • Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhânBảo vệ dữ liệu cá nhân
  • Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sựBàn về cụm từ “công chứng vi bằng”
  • Dịch bệnh Covid – 19 có phải là sự kiện bất khả kháng?
  • Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sựBảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
  • Quy định mới về thời hiệu thừa kế của Bộ luật Dân sựThời hiệu thừa kế
Newsletter Liên kết mạng xã hội error: Content is protected !!

Từ khóa » Thư Mời Xử Lý Kỷ Luật