Mẫu Hợp đồng ủy Quyền Bán Nhà đất Chi Tiết Hiện Nay - CafeLand.Vn
Có thể bạn quan tâm
Hợp đồng ủy quyền là gì?
Theo Điều 562, Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Tùy theo thỏa thuận mà phạm vi ủy quyền có thể bao gồm: cho thuê, tặng cho, chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất…
Như vậy bản chất của hợp đồng ủy quyền bán nhà đất là thông qua người khác để thực hiện công việc thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn, ít chi phí hơn hoặc thậm chí là vì hoàn cảnh đặc biệt như chủ sở hữu là nhiều người, ở xa, đi làm ăn ở xa,… và với điều kiện uy tín, nhận thức, điều kiện của người nhận thực hiện công việc ủy quyền.
Bên uỷ quyền có quyền yêu cầu bên được uỷ quyền thực hiện đúng phạm vi ủy quyền và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của bên uỷ quyền. Bên được uỷ quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được uỷ quyền trong quan hệ với người thứ ba.
Mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà đất
Download mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà đất đầy đủ tại đây
Lưu ý khi lập hợp đồng ủy quyền bán nhà đất
Khi lập hợp đồng ủy quyền để chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Tên hợp đồng: Ghi rõ hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu chỉ có đất; ghi rõ hợp đồng ủy quyền bán nhà ở nếu chỉ có nhà ở;
- Thông tin người ủy quyền: Ngoài Giấy chứng nhận thì để thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng thì bên ủy quyền phải cung cấp cho bên được ủy quyền giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD), sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (nếu kết hôn) hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu chưa kết hôn.
Người ủy quyền nên ủy quyền cho người mình tin tưởng và xác định rõ thông tin của người nhận ủy quyền
- Nội dung hợp đồng ủy quyền: + Nêu rõ nội dung và phạm vi mà người được ủy quyền được phép thực hiện;
+ Thời hạn hợp đồng ủy quyền bán nhà đất do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 1 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
+ Ghi rõ có thù lao hay không khi thực hiện ủy quyền.
+ Đơn phương chấm dứt ủy quyền: Căn cứ Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015, việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền được thực hiện như sau:
+ Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
+ Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Hợp đồng ủy quyền bán nhà đất có phải công chứng?
Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Công chứng 2014 không có quy định hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, hợp đồng ủy quyền bán nhà đất phải được lập thành văn bản và nên có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền để tránh những rủi ro, tranh chấp có thể xảy ra.
Ai phải nộp thuế khi ủy quyền bán nhà đất?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC, trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà cá nhân được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế là cá nhân ủy quyền bất động sản.
Như vậy, người có nghĩa vụ nộp thuế khi ủy quyền chuyển nhượng nhà đất là người ủy quyền (người có nhà đất). Tuy nhiên, nếu các bên thỏa thuận người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế thì thực hiện theo thỏa thuận.
Mức thuế TNCN phải nộp
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x Giá chuyển nhượng |
- Nếu hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất là giá do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.
- Trường hợp chuyển nhượng nhà gắn liền với đất thì phần giá trị nhà được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do UBND cấp tỉnh quy định.
Từ khóa » Giấy ủy Quyền Bds
-
Thủ Tục ủy Quyền Cho Người Khác Bán đất, Chuyển Nhượng Nhà đất ?
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Sử Dụng đất đai Chuẩn, Mới Cập Nhật 2022
-
Mẫu Hợp đồng ủy Quyền Bán Nhà đất 2022 đầy đủ Thông Tin Pháp Lý
-
Giấy ủy Quyền Mua Bán Nhà đất Có Phải Công Chứng Không?
-
Tải Mẫu Hợp đồng ủy Quyền Mua Nhà đất Hộ Người Khác
-
Mẫu Giấy Uỷ Quyền Mua Bán đất, Nhà đất Mới Nhất Hiện Nay
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Bán Nhà đất Theo Quy định Mới Nhất - PhapTri
-
Thủ Tục ủy Quyền Mua Bán Nhà đất Mới Nhất (Cập Nhật 2022)
-
Giá Trị/ Hiệu Lực Pháp Lý Của Giấy Ủy Quyền Trong Giao Dịch Bất ...
-
Những Mẫu Hợp đồng ủy Quyền Thông Dụng Nhất Theo Quy định Mới
-
Thủ Tục ủy Quyền Mua Bán đất Cần Những Gì ?
-
Các Lưu ý Khi Nhờ Người Khác Bán Nhà đất Thông Qua ủy Quyền
-
Giấy ủy Quyền Ký đại Diện Trong Hợp đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử ...